(VNTB)
“Thật sự mình đánh bắt ở vùng biển của mình, nó lấn qua miết thôi bởi nó có những
loại tàu đánh bắt hơn mình, có quân hổ trợ đằng sau còn mình thì không có hỗ trợ
như vậy. So sánh số lượng tàu bè thì mình 1 nó 7, tàu nó lại to hơn, mã lực nó
lớn hơn, mình có chạy cũng không kịp… Tàu mình trang bị không lại đâu, ngư dân
mình làm gì có súng ống mà kháng cự lại. Nó thì nó đầy đủ”- Lời chia sẻ của ông
Long, một ngư dân ở Quảng Ngãi về việc tàu Trung Quốc liên tiếp tấn công, đập
phá và đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam.
Trong những ngày qua, ngư dân Việt Nam liên tục bị
tàu thuyền nước ngoài, chủ yếu là tàu thuyền phía Trung Quốc đánh phá, đâm chìm
gây thiệt hại nặng nề về tài sản lẫn tính mạng con người. Chính quyền Việt Nam
đã liên tục lên tiếng phản đối những hành vi nguy hiểm liên tục này từ phía
Trung Quốc nhưng ngư dân Việt Nam vẫn bị tấn công bất kể trong và ngoài vùng biển
Việt Nam. Một nỗi bức xúc trong bất lực là những gì mà Việt Nam Thời Báo ghi nhận
được qua trao đổi với số ngư dân ở miền Trung...
Bị tấn
công bất kể trong và ngoài vùng biển Việt Nam
Đó là khẳng định của những ngư dân miền Trung trước
câu hỏi của Việt Nam Thời Báo (VNTB) được trích từ ý kiến của không ít dư luận
khi cho rằng; thông thường những tàu cá Việt Nam bị phía tàu Trung Quốc đâm vỡ,
đánh chìm là do tàu cá Việt Nam đã đánh bắt vào vùng biển của Trung Quốc. Ý kiến
này không phải là không có cơ sở hoặc không đúng với thực tế bởi theo tìm hiểu
thì VNTB đã có được lời giải đáp chung nhất là do vùng biển Việt Nam đang bị
khai thác quá nhiều nên dẫn đến việc khang hiếm nguồn tài nguyên, ít nguồn cá
hơn vùng biển nước khác. Đã vậy, vùng biển Việt Nam hiện còn phải san sẻ cho
nhiều tàu cá của các nước khác đến đánh bắt, cùng khai thác nên dẫn đến việc một
vùng biển đang khang hiếm tài nguyên nay càng khang hiếm hơn. Trong khi đó, mỗi
ngư dân có tàu ra khơi thì trên tàu đều trang bị thiết bị định vị nên khi tàu
thuyền đến đâu là biết vùng biển ấy đang còn thuộc chủ quyền nước mình, đâu là
vùng biển đã thuộc chủ quyền nước khác nhưng vì mỗi chuyến đi mang nặng áp lực
nguồn cá nên việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam dù biết tiến vào vùng biển nước
khác là vi phạm pháp luật, sẽ gặp nguy hiểm vẫn phải nhắm mắt lao tới như lời của
anh ngư dân tên Hoan đã từng chia sẻ với VNTB.
Tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm trên biển
“Định vị nó chia ranh giới biển nên biết hết, một số
tàu của mình đánh sang vùng biển của nước ngoài vì tài nguyên vùng biển mình hiếm,
chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cá nên tàu mình dù biết là vùng biển thuộc nước
ngoài như Malayxia, Philippines, Trung Quốc...nhưng mình cũng phải chịu, đánh
lén lút nên đôi khi bị họ (tàu nước ngoài) đuổi và mình chạy, nếu bị họ bắt lại,
đâm chìm tàu thì cũng chịu”.
Lời chia sẻ của anh Hoan cũng chính là lời chia sẻ của
anh ngư dân tên Tư ở Đà Nẵng, có tàu đánh bắt chủ yếu ở đảo Hải Nam (ngư trường
Bắc Bộ). Theo anh Tư, nhiều khi tàu Trung Quốc qua vùng biển Việt Nam đánh bắt
mà tàu Việt Nam qua vùng biển Trung Quốc hay qua vùng biển lân cận đánh bắt
cũng có nhưng chủ yếu là giữa Việt Nam_ Trung Quốc. Do ngư dân Việt Nam và ngư
dân Trung Quốc làm chung ngư trường nên chuyện tàu thuyền qua lại là không
tránh khỏi. Nghịch lý ở đây là tàu Trung Quốc qua vùng biển Việt Nam đánh bắt
thì không bị gì hoặc chỉ bị đuổi là cùng nhưng đối với tàu thuyền Việt Nam thì
khác.
“Tàu của mình, lưới chưa thả thì nó (tàu Trung Quốc)
đã tới đàn áp mình rồi”.
Lời của anh Tư. Tàu của anh Tư đánh bắt từ trước giờ
chưa xảy ra chuyện gì nhưng thời gian đi biển anh chứng kiến không ít tàu thuyền
Việt Nam bị phía tàu Trung Quốc uy hiếp, tấn công và phá ngư cụ, gây thiệt hại
lớn đặc biệt là những tàu theo tập đoàn. Anh Tư nói.
“Tàu mình thì chưa đụng trạm nhưng chứng kiến tàu
ngư dân mình bị nó (tàu Trung Quốc) uy hiếp, phá ngư cụ suốt... Còn những tàu
theo tập đoàn thường xảy ra những va chạm, đập vỡ chắc cũng hư hại rất là lớn”.
Một ngư dân khác có tên Long ở Quảng Ngãi, đánh bắt ở
ngư trường Hoàng Sa có cảm nhận bi quan về ngư dân Việt Nam sau mỗi chuyến dong
tàu ra khơi. Gia cảnh nghèo, con lại bệnh tật nên người ngư dân này dù đã gần
60 tuổi vẫn phải bon chen trên biển. May mắn là tàu thuyền nhà ông chưa phải gặp
chuyện gì đáng tiếc trong khi hôm ngày 8/1/ 2016, ông Long chứng kiến bạn tàu ở
Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc đánh chìm. Lời kể của ông Long.
“Tàu gia đình chưa gặp nhưng bạn bè ở Tịnh Kỳ thì
hôm 8/1/ 2016 mới đây bị sự cố phía tàu Trung Quốc đâm chìm. Nguyên chiếc tàu bị
chìm, có 2 người bị thương nặng đang cấp cứu và những người còn lại thì được cứu
kịp chứ khi nó (tàu Trung Quốc) đâm rồi bỏ đi chứ không cứu gì mình”.
“Tàu mình không dám qua vùng biển Trung Quốc đánh bắt,
chỉ đánh giáp giới vùng biển thôi cũng bị tàu Trung Quốc nó đuổi, bắt và đánh
chìm rồi”. Lời của anh Hoan.
Những ngư dân tên Hoan, Tư và Long là một trong số
ít ngư dân điển hình mà VNTB gặp trao đổi, dù có thế nào thì họ cũng khẳng định
ngư dân Việt Nam luôn bị thiệt thòi trên vùng biển mình đánh bắt và chuyện bị
tàu Trung Quốc hay tàu nước khác tấn công là bất kể vùng biển ấy đang trong hay
ngoài vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Bức
xúc trong bất lực
Trước những thiệt hại về người và tài sản mà ngư dân
Việt Nam đang phải gánh chịu khi đánh bắt trên Biển Đông do phía tàu Trung Quốc
đem lại, hôm ngày 12/1/ 2016, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố phản
đối mạnh mẽ những hành vi nguy hiểm có tính chất liên tục của phía Trung Quốc đối
với ngư dân Việt Nam, thể hiện tinh thần thiếu thiện chí của phía Trung Quốc, đồng
thời làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Về phía ngư dân Việt Nam, qua VNTB họ tỏ ra rất bức
xúc trước những hành vi nguy hiểm trên của phía Trung Quốc. Bức xúc trong bất lực
bởi có ở ngoài biển khơi mới biết được, tàu thuyền Trung Quốc thường đông hơn,
trang bị thiết bị hiện đại và đặc biệt là có quân đội Trung Quốc theo sau yểm
trợ nên khi xảy ra đụng chạm trên biển Đông giữa ngư dân Việt Nam và Trung Quốc
thì ngư dân Việt Nam ngoài việc đứng nhìn và lãnh hậu quả chứ không biết làm
cách gì để chống trả lại.
“Thật sự mình đánh bắt ở vùng biển của mình, nó lấn
qua miết thôi bởi nó có những loại tàu đánh bắt hơn mình, có quân hổ trợ đằng
sau còn mình thì không có hỗ trợ như vậy. So sánh số lượng tàu bè thì mình 1 nó
7”, tàu nó lại to hơn, mã lực nó lớn hơn, mình có chạy cũng không kịp… Tàu mình
trang bị không lại đâu, ngư dân mình làm gì có súng ống mà kháng cự lại. Nó thì
nó đầy đủ”.
Lời
của ông Long và anh Tư tiếp lời:
“Bức xúc thì có bức xúc chứ làm gì vì tàu Việt Nam rất
là nhỏ trong khi tàu Trung Quốc thì rất là lớn có bọc sắt, tàu sắt không hà. Tụi
nó tới chèn ép thì mình cũng đấu tranh chứ cũng chẳng làm gì hơn”.
Trang bị tàu thuyền thua kém, bạn thuyền hỗ trợ ít,
ngư dân Việt Nam còn bị thêm thiệt thòi nữa là sự hạn chế của lực lượng cứu hộ
Việt Nam trên biển hễ khi có đụng chạm với tàu thuyền Trung Quốc trên Biển
Đông. Do nhiều lý do liên quan nên khi xảy ra sự việc thì thông thường lực lượng
cứu hộ Việt Nam có mặt rất chậm hoặc khi có mặt thì chỉ làm công việc giúp đỡ cứu
vớt người chứ tàu thuyền Trung Quốc đã đi hết, những lúc này ngư dân Việt tự cứu
nhau là chính như lời của ông Long.
“Hồi nào giờ lực lượng Hải quân, biên phòng mình làm
sao ra cứu kịp được, mấy ổng làm ở một phần nào đó thôi chứ làm sao bao quát hết
được, mình đánh bắt ở xa làm sao mình đi đâu là họ đi đó được… Gọi về tổng đài
thì thời gian đó đồng đội của mình đã đến rồi, từ từ mấy ổng tới chứ mình kêu
làm sao mấy ổng tới mà tới thì tụi nó đâu còn ở đó nữa.”
Đau đáu nỗi niềm khi chứng kiến ngư dân Việt Nam bị
phía tàu thuyền nước ngoài mà chủ yếu ở đây là tàu thuyền Trung Quốc đâm chìm,
đánh vỡ gây thiệt hại về người và tài sản trên Biển Đông thậm chí ngay trong
vùng biển Việt Nam, ông Long, anh Tư và anh Huân mong muốn lực lượng hỗ trợ
vùng biển Việt Nam, Hải quân biên phòng Việt Nam cần tích cực tuần tra vùng biển
để khi ngư dân có chuyện gì xảy ra may đâu thấy mà kêu cứu được dù họ thừa hiểu
nếu ở ngoài biển khơi có xảy ra đụng chạm thì những lực lượng này cũng có khó
ra kịp. Bức xúc trong bất lực, ông Long nói.
“Chính bản thân mình người trong một nước mà làm sao
không bức xúc. Mình có kêu cứu gì mấy ổng (lực lượng hỗ trợ trên biển) cũng
không làm gì được. Bây giờ chỉ kêu gọi sự can thiệp của thế giới chứ Việt Nam
làm được gì”.
No comments:
Post a Comment