Thursday, 21 January 2016

DÂN NHIỀU VÙNG LÊN HÀ NỘI "BIỂU TÌNH ĐÒI ĐẤT" (Quỳnh Châu / BBC Tiếng Việt)





Quỳnh Châu
Gửi cho BBC từ London
21 tháng 1 2016

Người dân khiếu kiện đất đai đến từ nhiều vùng miền trong cả nước và thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi.

Sát ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, công dân từ nhiều vùng trong cả nước tập trung trước văn phòng trụ sở tiếp dân trung ương ở số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội để chờ đợi được chính quyền giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện.

Họ bất mãn với việc bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường thỏa đáng, một số người dân khiếu nại nói hôm 20/1/2016.

Trong đoàn biểu tình này, dù đến từ nhiều vùng trong cả nước, theo lời kể của người trong cuộc, đều đã khiếu kiện kéo dài nhiều năm, không được đảm bảo an sinh, có người phải thuê nhà trọ, đa phần phải ngủ lại vỉa hè, trong khi chờ đợi câu trả lời từ phía chính quyền.

Một người dân hôm thứ Tư nói:
“Khiếu kiện đã 15 năm, từ đời bố mẹ, và giờ là đến thế hệ của con tôi. Chúng tôi từ Tràng Bom, Đồng Nai ra Hà Nội nhiều lần biểu tình trước trụ sở tiếp dân. Gia đình tôi mất trắng không còn gì để sống," bà Trương Vĩnh Phước, một người dân ở lại trụ sở Ngô Thì Nhậm mấy ngày nay chia sẻ.

"Chúng tôi phải ở lại Hà Nội ngủ ngoài vỉa hè, trước cửa trụ sở. Ban đêm thì bị côn đồ, hay công an cũng không biết nữa, đổ nước mắm vào nơi chúng tôi ngủ, giữa trời đông thế này. Chủ nhà quanh đó thấy vậy mới cho gia đình tôi vô”.

“Năm 2007, gia đình tôi nhận được giấy có chữ ký của ông Nguyễn Xuân Phúc đồng ý trả lại đất để khuyến khích tiếp tục sản xuất. Hai công văn đó là 1903 và 767.

"Trong văn bản còn nêu đích danh các cán bộ làm sai phải xử lý. Gia đình cầm giấy về để đợi địa phương xem xét. Nhưng sau đó, đất vẫn bị lấy đi và đơn thư thì không được giải quyết. Họ tự cắt ổ khóa cưỡng chế, tịch thu tài sản khi gia đình không có ai ở nhà.”

“Đất của gia đình tôi giờ là đất mặt tiền, tôi nghi ngờ có tham nhũng ở đây. Người dân các vùng lên biểu tình nhiều vô kể, ước lượng phải gần 500 người”, bà Trương Vĩnh Phước nói thêm.

Lang thang, điêu đứng

Tranh chấp đất đai giữa người dân và quan chức, chính quyền các cấp hiện là một trong những vấn đề khá nóng ở Việt Nam.

Trong số hàng trăm người tập trung biểu tình hôm 20/01, ngày mà Đại hội Đảng 12 họp phiên trù bị, một người dân đến từ Tây Ninh nói rằng:
“Người dân Tây Ninh đến đây do bị chiếm đoạt đất, chính quyền địa phương nói rằng họ muốn lập ra nào là nông trường, công ty, rồi mấy ông lợi dụng chiếm hết của chúng tôi”.
“Người dân từ Bắc xuống Nam lên đây biểu tình vì đất đai dù thuộc sở hữu toàn dân nhưng họ không hề được gì.
"Nhiều năm ai cũng phải lang thang, điêu đứng. Đất đai của gia đình tôi bị thu hầu như không có một văn bản đi kèm nào cả”.

Theo các thông tin được tìm hiểu, nhiều người vẫn sẽ tiếp tục ở lại trụ sợ tiếp dân ở Hà Nội, chờ đợi để được giải quyết thỏa đáng.

Vỉa hè gần đó là nơi ngủ của nhiều người trong những ngày giáp Tết sắp tới.

“Gia đình tôi nói rồi, nếu không được giải quyết sẽ không trở về. Mà giờ cũng không biết về đâu.
"Đã mất trắng rồi, không còn chỗ để nương tựa nữa! Về nhà cũng không có điều kiện. Về thì phải mướn nhà trọ ở, cứ đi ra đi vô thì gia đình tôi không có tiền đâu! Giờ mà về địa phương thì chỗ đâu để ở.”
Người biểu tình đến từ Đồng Nai, vốn không muốn tiết lộ danh tính, chia sẻ thêm về hoàn cảnh của mình.
“Đêm tôi vẫn sẽ đi rửa bát thuê, nướng ngô xoay sở, rồi sáng lại ra phòng tiếp dân để chờ đợi”.
Xem ra, nhữn
g mâu thuẫn về đất đai từ đó vẫn tiếp tục trở thành căn nguyên của gánh nặng kiếm sống của nhiều hộ dân trong cả nước, và dường như chưa thực sự nhận được sự quan tâm, giải quyết gốc rễ của các lãnh đạo nước nhà.

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, gửi cho BBC từ London.






No comments:

Post a Comment

View My Stats