04/10/2015
Trong những ngày cuối tuần này, có nhiều buổi lễ tưởng
niệm nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Như thế là tròn ba năm ngày thi sĩ từ trần. Nguyễn
Chí Thiện đã có một vị trí vững chắc trong văn học Việt Nam. Bản thân cuộc đời
thị sĩ họ Nguyễn cũng là nguồn cảm hứng cho những người mang ước mơ dân chủ.
Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27 tháng 2, 1939, từ trần ngày 2 tháng 10, 2012. Những lời thơ của ông không được chính phủ CSVN, và còn xem đó là kích động nguy hiểm.
Do vậy, Nguyễn Chí Thiện đã bị nhà nước CSVN bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền".
Sinh trưởng tại Hà Nội ông có một thời dạy học. Trong một bài giảng bài môn Sử năm 1960 do giảng bài không theo quan điểm nhà chức trách nên ông bị bắt vì tội "phản tuyên truyền".
Ông được thả năm 1964. Đến năm 1966 ông lại bị bắt giam vì làm thơ đả phá chế độ. Lần này ông bị giam đến năm 1977.
Năm 1979 Nguyễn Chí Thiện tìm cách chuyển tập thơ "Hoa địa ngục" của ông viết cho nhân viên sứ quán Anh tại Hà Nội. Vì lý do trên ông lại bị bắt. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1991 Nguyễn Chí Thiện được ra tù.
Năm 1994 ông được tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải thưởng Hellman/Hammett.
Tháng 1 năm 1995 ông được xuất cảnh sang Hoa Kỳ qua sự vận động của Đại tá Không quân Hoa Kỳ Noboru Masuoka.
Nguyễn Chí Thiện qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia ghi rằng tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:
“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.”
Tập thơ này được coi như một thiên hồi ký về cuộc đời tù tội trong xã hội cộng sản dưới chế dộ toàn trị bắt đầu từ thập niên 1950.
Nguyễn Chí Thiện nổi tiếng như một nhà thơ lớn, nhưng thực sự văn xuôi của ông cũng có sức mạnh riêng. Cả truyện và thơ đều có nét riêng, ngôn ngữ trần trụi, mạnh mẽ, làm hiển hiện lên một sự thật trần trụi về những cảnh hung bạo trong xã hội dưới chết độ toàn trị cộng sản.
Hãy đọc lại một đoạn văn trong tiểu truyện “Sương Buồn Ôm Kín Non Sông” trong
tác phẩm "Hỏa Lò" – nơi đây, Nguyễn Chí Thiện kể về một cảnh trong sân trại tù, như một màn kịch câm của những bộ xương gầy đói.
Trích:
“…Lão không nói gì, đứng dậy quay nhìn về phía bên kia sân. Lão kinh hoàng trố mắt. Cách lão chừng ba mươi thước thôi, một cảnh tượng suốt đời không thể phai mờ đối với lão! Trong nắng chiều vàng ủng như nghệ, hàng trăm tên tù trần truồng, xám xịt, lủng củng xương da, đứa nằm, đứa ngồi, đương bốc cơm ăn. Có những tên không còn cầm nổi cái bát, cơm rơi đổ cả xuống đất, lẩy bẩy bò xuống, vốc nhặt đưa lên miệng. Tất cả diễn ra, im lìm, như một màn kịch câm. Như những bóng ma. Hai bóng ma, đầu trọc lốc, mắt sâu hoắm, đờ đẫn, ngồi đối diện nhau. Bốn bàn tay bám vào cái bát men đựng cơm, giơ lên, run run, từ từ đưa đi, đưa lại. Phải nhìn một lúc, lão mới hiểu là hai đứa đương giành nhau bát cơm của một tên nằm gục bên cạnh, không ăn nổi. Chúng không còn sức để nói, để chửi, để giằng mạnh. Một chiếc xe bò lọc cọc đi vào. Hai tên tù tự giác vào phòng, lần lượt khiêng năm xác chết trần truồng, đặt lên xe, kéo đi. Những tên tù ăn xong đứng lên, mủ máu từ hậu môn rỏ xuống...”(ngưng trích)
Đó là văn xuôi. Và bây giờ là thơ, nơi đây chữ của Nguyễn Chí Thiện viết trên giấy nghe âm vang như thép, như đá, nhưng là một khát khao nhân bản về một ngày mai của tự do.
Như trong bài “Sẽ Có Một Ngày,” nhà thơ họ Nguyễn viết:
“Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng vất cùm, vất cờ, vất đảng.
Đội lại khăn tang quay ngang vòng nạng… oan khiên
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Về với miếu đường mồ mả gia tiên.
Hàng chục năm qua bức bách nhạt nhòa cho quên.
Và hận thù xưa như làn hương thu tan về cao rộng.” (ngưng trích)
Có nhiều lúc đau đớn, Nguyễn Chí Thiện giữ thái độ im lặng, như trong bài thơ “Tôi Im Lặng,” trích:
“Tôi im lặng khi kẻ thù hành hạ
Sắt thép đưa vào, đau đớn, hôn mê
Câu chuyện anh hùng để trẻ con nghe
Tôi im lặng chỉ vì tôi tự nhủ:
Có ai đi rừng gặp loài dã thú
Lại mở mồm kêu xin chúng thương tha?”
Có những lúc Nguyễn Chí Thiện cảm thấy người ông như tê liệt, và ngỡ mình đã chết khi thấy xã hội quanh mình vẫn là các bức tường nhà tù, trong trong Đoản Thơ, trích:
“Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết
Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn
Cố đào lên bao thứ sớm vùi chôn
Song chúng đã xông mùi, tan rữa hết…”
Có những buồi chiều buồn thê thiết, khi Nguyễn Chí Thiện thấy mưa rơi lạnh cóng, và cả những buồi chiều đẫm mồ hôi khi mặt trời bỏng cháy trên lưng.
Ông viết trong bài thơ “Có Những Chiều,” trích:
“Có những chiều mưa buồn lạnh cóng
Giữa bùn trơn tê tím xương da
Chống cuốc nhìn rừng núi bao la
Trong bụi nước mờ mờ lẩn bóng...
Có những chiều mặt trời như lửa bỏng
Giọt mồ hôi mờ xót con ngươi
Đặt gánh phân nhìn bốn phía đất trời
Rừng núi đứng im lìm trong nắng loá
Có những chiều thịt gân rời rã…” (ngưng trích)
Có những giây phút Nguyễn Chí Thiện nổi giận. Ông bực dọc hét to. Nhưng trong bài thơ “Chúng Tôi Sống,” trích:
“Có những buổi mưa rơi tầm tã
Vác áo quần ra đứng cả ngoài sân
Lũ công an lục soát toàn thân
Thu đốt cả vật tối cần- miếng dẻ!
Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ
Thiên đường cụ hứa như thế kia a?” (ngưng trích)
Nguyễn Chí Thiện… những gì ông đã viết, dù thơ hay văn xuôi, đã, đang và sẽ vẫn nuôi lớn ước mơ nhân quyền, dân chủ và tự do.
Những chữ đó không thuần túy là vẻ đẹp của ngôn ngữ. Những chữ đó còn là những hạt lúa, là những hạt cơm để nuôi lớn một xã hội dân sự của những người đang đứng dậy đòi quyền làm người.
Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27 tháng 2, 1939, từ trần ngày 2 tháng 10, 2012. Những lời thơ của ông không được chính phủ CSVN, và còn xem đó là kích động nguy hiểm.
Do vậy, Nguyễn Chí Thiện đã bị nhà nước CSVN bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền".
Sinh trưởng tại Hà Nội ông có một thời dạy học. Trong một bài giảng bài môn Sử năm 1960 do giảng bài không theo quan điểm nhà chức trách nên ông bị bắt vì tội "phản tuyên truyền".
Ông được thả năm 1964. Đến năm 1966 ông lại bị bắt giam vì làm thơ đả phá chế độ. Lần này ông bị giam đến năm 1977.
Năm 1979 Nguyễn Chí Thiện tìm cách chuyển tập thơ "Hoa địa ngục" của ông viết cho nhân viên sứ quán Anh tại Hà Nội. Vì lý do trên ông lại bị bắt. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1991 Nguyễn Chí Thiện được ra tù.
Năm 1994 ông được tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải thưởng Hellman/Hammett.
Tháng 1 năm 1995 ông được xuất cảnh sang Hoa Kỳ qua sự vận động của Đại tá Không quân Hoa Kỳ Noboru Masuoka.
Nguyễn Chí Thiện qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia ghi rằng tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:
“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.”
Tập thơ này được coi như một thiên hồi ký về cuộc đời tù tội trong xã hội cộng sản dưới chế dộ toàn trị bắt đầu từ thập niên 1950.
Nguyễn Chí Thiện nổi tiếng như một nhà thơ lớn, nhưng thực sự văn xuôi của ông cũng có sức mạnh riêng. Cả truyện và thơ đều có nét riêng, ngôn ngữ trần trụi, mạnh mẽ, làm hiển hiện lên một sự thật trần trụi về những cảnh hung bạo trong xã hội dưới chết độ toàn trị cộng sản.
Hãy đọc lại một đoạn văn trong tiểu truyện “Sương Buồn Ôm Kín Non Sông” trong
tác phẩm "Hỏa Lò" – nơi đây, Nguyễn Chí Thiện kể về một cảnh trong sân trại tù, như một màn kịch câm của những bộ xương gầy đói.
Trích:
“…Lão không nói gì, đứng dậy quay nhìn về phía bên kia sân. Lão kinh hoàng trố mắt. Cách lão chừng ba mươi thước thôi, một cảnh tượng suốt đời không thể phai mờ đối với lão! Trong nắng chiều vàng ủng như nghệ, hàng trăm tên tù trần truồng, xám xịt, lủng củng xương da, đứa nằm, đứa ngồi, đương bốc cơm ăn. Có những tên không còn cầm nổi cái bát, cơm rơi đổ cả xuống đất, lẩy bẩy bò xuống, vốc nhặt đưa lên miệng. Tất cả diễn ra, im lìm, như một màn kịch câm. Như những bóng ma. Hai bóng ma, đầu trọc lốc, mắt sâu hoắm, đờ đẫn, ngồi đối diện nhau. Bốn bàn tay bám vào cái bát men đựng cơm, giơ lên, run run, từ từ đưa đi, đưa lại. Phải nhìn một lúc, lão mới hiểu là hai đứa đương giành nhau bát cơm của một tên nằm gục bên cạnh, không ăn nổi. Chúng không còn sức để nói, để chửi, để giằng mạnh. Một chiếc xe bò lọc cọc đi vào. Hai tên tù tự giác vào phòng, lần lượt khiêng năm xác chết trần truồng, đặt lên xe, kéo đi. Những tên tù ăn xong đứng lên, mủ máu từ hậu môn rỏ xuống...”(ngưng trích)
Đó là văn xuôi. Và bây giờ là thơ, nơi đây chữ của Nguyễn Chí Thiện viết trên giấy nghe âm vang như thép, như đá, nhưng là một khát khao nhân bản về một ngày mai của tự do.
Như trong bài “Sẽ Có Một Ngày,” nhà thơ họ Nguyễn viết:
“Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng vất cùm, vất cờ, vất đảng.
Đội lại khăn tang quay ngang vòng nạng… oan khiên
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Về với miếu đường mồ mả gia tiên.
Hàng chục năm qua bức bách nhạt nhòa cho quên.
Và hận thù xưa như làn hương thu tan về cao rộng.” (ngưng trích)
Có nhiều lúc đau đớn, Nguyễn Chí Thiện giữ thái độ im lặng, như trong bài thơ “Tôi Im Lặng,” trích:
“Tôi im lặng khi kẻ thù hành hạ
Sắt thép đưa vào, đau đớn, hôn mê
Câu chuyện anh hùng để trẻ con nghe
Tôi im lặng chỉ vì tôi tự nhủ:
Có ai đi rừng gặp loài dã thú
Lại mở mồm kêu xin chúng thương tha?”
Có những lúc Nguyễn Chí Thiện cảm thấy người ông như tê liệt, và ngỡ mình đã chết khi thấy xã hội quanh mình vẫn là các bức tường nhà tù, trong trong Đoản Thơ, trích:
“Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết
Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn
Cố đào lên bao thứ sớm vùi chôn
Song chúng đã xông mùi, tan rữa hết…”
Có những buồi chiều buồn thê thiết, khi Nguyễn Chí Thiện thấy mưa rơi lạnh cóng, và cả những buồi chiều đẫm mồ hôi khi mặt trời bỏng cháy trên lưng.
Ông viết trong bài thơ “Có Những Chiều,” trích:
“Có những chiều mưa buồn lạnh cóng
Giữa bùn trơn tê tím xương da
Chống cuốc nhìn rừng núi bao la
Trong bụi nước mờ mờ lẩn bóng...
Có những chiều mặt trời như lửa bỏng
Giọt mồ hôi mờ xót con ngươi
Đặt gánh phân nhìn bốn phía đất trời
Rừng núi đứng im lìm trong nắng loá
Có những chiều thịt gân rời rã…” (ngưng trích)
Có những giây phút Nguyễn Chí Thiện nổi giận. Ông bực dọc hét to. Nhưng trong bài thơ “Chúng Tôi Sống,” trích:
“Có những buổi mưa rơi tầm tã
Vác áo quần ra đứng cả ngoài sân
Lũ công an lục soát toàn thân
Thu đốt cả vật tối cần- miếng dẻ!
Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ
Thiên đường cụ hứa như thế kia a?” (ngưng trích)
Nguyễn Chí Thiện… những gì ông đã viết, dù thơ hay văn xuôi, đã, đang và sẽ vẫn nuôi lớn ước mơ nhân quyền, dân chủ và tự do.
Những chữ đó không thuần túy là vẻ đẹp của ngôn ngữ. Những chữ đó còn là những hạt lúa, là những hạt cơm để nuôi lớn một xã hội dân sự của những người đang đứng dậy đòi quyền làm người.
No comments:
Post a Comment