Dân Luận
31/10/2015
Các biện
pháp khắc nghiệt nhằm giới hạn quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp bất bạo
động, quyền tự do lập hội vẫn được duy trì. Nhà nước tiếp tục kiểm soát toàn bộ
hệ thống truyền thông lẫn ngành tư pháp và các cơ sở tôn giáo, mọi cơ cấu chính
trị. Nhiều tù nhân lương tâm vẫn bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt mà
trong những năm trước đây họ đã bị kết án qua các phiên tòa không công bằng.
Các tù nhân lương tâm này là Blogger, là thành viên nghiệp đoàn, các nhà hoạt động
chống việc chiếm nhà đất phạm pháp, những người dân hoạt động xã hội, chính trị,
các tín đồ tôn giáo, người sắc tộc và những nhà tranh đấu đòi nhân quyền.
Thêm
vào đó, nhiều Blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền vẫn còn bị bắt bớ và đưa ra
tòa. Chính quyền dùng mọi cách cản trở, gây khó khăn, canh chừng và giới hạn sự
đi lại để giảm thiểu sự hoạt động của các nhóm xã hội dân sự bị ngăn cấm. Lực
lượng công an làm khó dễ, ngăn cản hoạt động của các nhà hoạt động ôn hòa, hành
hung những người này và tạm bắt giữ họ. Tội tử hình còn giữ nguyên cho nhiều tội
phạm khác nhau.
Tình
hình chung:
Từ
tháng giêng năm 2014 Việt Nam được bầu vào Ủy ban nhân quyền LHQ cho nhiệm kỳ 3
năm. Đến tháng 6, VN chối bỏ 45 trong số 227 khuyến cáo do Nhóm làm việc đề ra
trong lần Kiểm điểm thường kỳ phổ quát hồi tháng 2. Trong số này,các khuyến cáo
quan trọng nhất liên quan đến những người bảo vệ nhân quyền và những người bất
đồng chính kiến cũng như về quyền tự do ngôn luận và về tội tử hình.
Vào
tháng 5 2014, vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc
đem một giàn khoan dầu vào hải phận mà VN cũng coi là thuộc chủ quyền của VN. Sự
việc này đã làm dấy lên một làn sóng chống TQ, có hàng chục ngàn công nhân tham
dự tại các khu công nghiệp ở nhiều tỉnh thành ở Miền Nam và Trung VN.
Trong vụ
này nhiều nhà máy sản xuất thuộc các công ty TQ đã bị đập phá, bị làm hư hại, mất
cắp, có cả các công ty Đài Loan, Nhật và Đại Hàn cũng bị liên lụy. Một số người
không rõ bao nhiêu đã bị thiệt mạng và bị thương, có khoảng 700 người bị bắt vì
đã tham gia vào vụ bạo loạn này.
Vào
tháng 2 năm 2014 đại diên của Tổ chức ân xá quốc tế có sang VN để nói chuyện
chính thức. Trong chuyến thăm vào tháng 7, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tôn
giáo hoặc tự do tín ngưỡng xác nhận có những dấu chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền
tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Chẳng hạn,
đã có những vụ cảnh sát ruồng bố và phá rối các buổi hành lễ tôn giáo. Tín đồ bị
đánh đập và đã xãy ra những vụ hành hung tín hữu thuộc các giáo hội độc lập. Một
vài nhân sự được mời gặp mặt bị đe dọa, bắt chẹt, làm khó dễ đủ điều và bị canh
chừng
Những
sự phát triển của các cơ cấu, luật lệ và hiến pháp
Hiến
pháp được biểu quyết hồi tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực vào năm 2014. Trước
đó, một tiến trình bàn thảo hiến pháp đã kéo dài 9 tháng liền và bị nhiều bó hẹp.
Hiến pháp này trù liệu vấn đề bảo vệ các quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp ôn
hòa và quyền tự do lập hội. Tuy nhiên, các quyền nói trên lại bị giới hạn rất
nhiều bởi các điều chế tài rất co giãn và mơ hồ qua các đạo luật của nhà nước.
Hiến pháp chỉ bảo đảm có giới hạn quyền được hưởng xét xử công bằng trước tòa
án..
VN ký
Quy ước chống tra tấn của LHQ hồi tháng 11/ 2013 và tiếp theo đó nhiều buổi làm
việc chung quanh vấn đề chống tra tấn được tổ chức trong năm 2014. Tháng
11/2014, quốc hội phê chuẩn quy ước nói trên. Mặc dù hiến pháp mới cấm các hành
động tra tấn, nhưng các điều luật hiện hành không định nghĩa rõ ràng, những
hình phạt nào bị coi là hành động tra tấn.
Quốc hội
từ chối đề nghị cải tổ luật thành hôn và gia đình, nhằm công nhận sự sống chung
của các đôi dồng tính luyến ái cũng như về quyền chăm sóc con chung. Ngoài ra,
nhà nước tuyên bố luật pháp sẽ không công nhận các cặp vợ chồng đồng tính..
Chính
quyền tuyên bố, nhiều bộ luật về nhân quyền đang được soạn thảo và sẽ đưa ra quốc
hội biểu quyết trong năm 2016. Trong đó có một tu chỉnh về luật hình sự, luật cải
tổ về tự do báo chí, luật thành lập các hội đoàn, luật về biểu tình và luật về
vào ngõ thông tin.
Đàn
áp những người bất đồng chính kiến
Mặc dù
sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã và có thể nguy hại đến an ninh của chính bản
thân mình, các nhà tranh đấu nhân quyền và những người cổ võ cho sự chuyển đổi
xã hội và chính trị trong nước đã gia tăng hoạt động ôn hòa, bất bạo động.
Chính quyền dùng các điều luật mơ hồ trong bộ hình luật năm 1999 để cáo buộc
các hoạt động bất bạo động của người dân xử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do hội
họp và lập hội của họ là những hành động phạm pháp.
Trong
tháng 4 và 6/2014, mặc dù đã có 6 nhà đối lập được trả tự do trước kỳ hạn, ít
nhất hơn 60 tù nhân lương tâm, bất bạo động vẫn còn bị giam giữ. Họ đã bị kết
án qua những phiên tòa không công bằng. Những người này là Blogger hoạt động ôn
hòa, những nhà hoạt động nghiệp đoàn, hoạt động chống việc chiếm nhà đất bất hợp
pháp, những người dân dấn thân hoạt động xã hội hoặc vận động chính trị, tín hữu
thuộc các giáo phái và các người tranh đấu cho nhân quyền.
Thêm
vào đó, có ít nhất 18 Blogger và những nhà hoạt động đã bị đưa ra trong 6 phiên
tòa. Họ bị kết án "lạm dụng các quyền tự do dân chủ, làm hại đến quyền lợi
quốc gia" theo điều khoản 258 của bộ luật hình sự, và bị án tù từ 15 tháng
đến 3 năm.
Blogger
và là cựu cảnh sát viên, Nguyễn Hữu Vinh
và đồng nghiệp của ông, bà Nguyễn thi
Minh Thuý bị bắt giữ hồi tháng 5 và bị giam cầm vì tội "đưa tin thất
thiệt trên Internet" theo điều 258 của bộ hình luật. Nguyễn Hữu Vinh được
nhiều người biết đến và ưa chuộng qua trang web Ba Sàm do ông
lập ra năm 2007, trong đó có nhiều bài viết về các đề tài chính trị và xã hội.
Trong
thời gian từ 29.11. đến 27.12.2014,
thêm 3 Blogger nổi tiếng bị bắt vì đã đưa bài lên mạng chỉ trích các viên chức
nhà nước và phê bình về đường lối chính trị. Đó là các ông Nguyễn Đình Ngọc, giáo sư Hồng
Lê Thọ, người có quốc tịch Nhật và VN, cũng như nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Nhiều
người, hoặc được lệnh của nhà nước hoặc có sự đồng ý của lực lượng an ninh, đã
hành hung các nhà hoạt động mặc dù trước đó họ không hề bị khiêu khích. Chẳng hạn,
như hồi tháng 5 2014. nhà bảo vệ nhân quyền và cựu tù nhân chính trị bất bạo động
Nguyễn Văn Đài bị một nhóm 5 người
hành hung trong khi ông này đang ngồi với bạn bè ông trong một quán café. Ông bị
thương ở đầu phải được may lại. Cũng trong tháng đó, nữ Blogger và nhà bảo vệ
nhân quyền Trần thị Nga bị 5 người tấn
công khi bà này đang chạy xe gắn máy trên đường với 2 đứa con nhỏ của bà.
Bà ấy bỉ
gảy tay và bị thương tích ở đầu gối cùng nhiều vết thương khác trên người. Nhiều
nhà hoạt động muốn tham dự các phiên toà xử 3 người tranh đấu cho nhân quyền
vào tháng tám đã bị lực lượng an ninh làm khó dễ, đánh đập và bắt giữ. Tháng
10, 3 nhà hoạt động khác bị hành hung. Tháng 11, nhà báo độc lập Trương Minh Đức bị tấn công và đánh đập
lần thứ ba trong vòng 2 tháng. Ông này đã mang nhiều vết thương nặng.
Quyền
tự do đi lại
Vào
tháng 2 năm 2014, nhi ều nhà hoạt động bất bạo động bị ngăn chận không được đi
Genf, Thụy sĩ để tham dự Hội thoại về Tình trạng Nhân quyền VN trong dịp Kiểm
điểm thường kỳ của LHQ. Cảnh sát mời họ đến làm việc và đã thu hồi thông hành của
họ. Những ai được di đến Genf, lúc trở về họ đã bị bắt và bị thẩm vấn.
Nhà hoạt
động cho người lao động và cựu tù nhân lương tâm Đỗ thi Minh Hạnh, được trả tự do hồi tháng 6. Vào tháng 8 cô đã bị
giữ lại ở phi trường, không được đi Áo thăm mẹ của cô đang đau nặng. Mãi đến
tháng 10 cô mới được cho đi.
Các nhà
hoạt động cho dân quyền muốn tham dự các buổi hội họp sinh hoạt xã hội dân sự
thường lệ, tham dự các buổi tiếp xúc ở các toà đại sứ nước ngoài cũng như tham
dự các phiên tòa xử các nhà đối lập đã bị làm khó dễ, đe dọa và ngăn chận không
được đi ra khỏi nhà. Theo sự tường thuật của một người, trong thực tế họ đã bi
quản thúc tại gia.
Tù
nhân chính trị bất bạo động
Điều kiện
sống trong tù của các tù nhân chính trị thì thật vô cùng tồi tệ. Họ không được
săn sóc sức khỏe đầy đủ, đúng mức và bị thiếu dinh dư ỡng. Một số người này bị
bạn tù hành hạ mà nhân viên nhà tù không hề can thiệp, và một số người bị giam
giữ không hề được liên lạc với bên ngoài. Khi gia đình đến thăm nuôi luôn luôn
có mặt nhân viên nhà tù và bị cấm nói về các vấn đề họ gọi là nhạy cảm. Đôi khi
tù nhân bị chuyển đi nơi khác mà gia đình không hề được biết.
Những
người tù nhân khác thì bị giam giữ ở các nơi xa xôi, làm cho việc thăm nuôi của
gia đình trở thành vô cùng khó khăn. Có tù nhân bị ép buộc "thú nhận"
tội phạm mà họ đã bị kết án, nhờ đó có thể họ sẽ được trả tự do.
Nhà đấu
tranh chống ô nhiễm và tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định đã qua đời vào tháng 4
năm 2014 vì bệnh ung thư dạ dày, sau khi ông đươc tự do tạm hồi tháng 2 vì lý
do sức khỏe. Mặc dù có sự yêu cầu của gia đình ông và của các tòa đại sứ, nhà cầm
quyền đã không để cho ông được chữa trị đúng mức trong suốt thời gian 6 năm ông
ở trong tù.
Tội
tử hình
Tội tử
hình vẫn được áp dụng cho tội giết người, buôn lậu thuốc phiện, phản quốc và tội
ác vô nhân đạo.Theo các tin tức, có ít nhất 3 vụ xử tử hình bằng thuốc độc đã
được thi hành. Số người mang án tử hình được ước chừng trên 650 người. Nhà nư ớc
không cho biết một con số chính thức nào, và các thống kê về án tử hình cho đến
nay vẫn được xem là bí mật quốc gia.
Lược dịch: Trần Huê
28.10.15
No comments:
Post a Comment