Iris Vinh Hayes
Tác
giả gửi tới Dân Luận
31/10/2015
Nhân đọc bài báo Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước: Việt Nam Nên Ứng Xử Ra Sao Với Trung Quốc Và Mỹ?
đăng trên báo Giáo Dục Online ngày 25 tháng 10 năm 2015, tôi có vài lời muốn
thưa với Tướng Quân.
Iris Vinh Hayes, Ph.D.
---------------------------
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. Nguồn ảnh: báo
Doanh nghiệp VN
Đối thoại
và công pháp quốc tế là hai trong những công cụ tốt giúp giải quyết những xung
đột. Tìm cơ hội đối thoại và tôn trọng công pháp quốc tế luôn là chuẩn mực ứng
xử của những quốc gia trưởng thành. Đối mặt trên mặt trận chính trị và ngoại
giao khẳng định là sẽ tốt hơn phải đối mặt trên chiến trường. Và, nếu như buộc
phải động binh, sau khi đã tận dụng mọi phương tiện hòa bình có thể vận dụng, cần
thiết phải đánh đối phương với tất cả sinh lực và sức mạnh hủy diệt cho đến khi
đạt được mục tiêu đã đề ra trước khi khởi chiến. Tôi chia sẽ sự đồng thuận với
Tướng Quân Nguyễn Quốc Thước về những điểm này. Nếu tôi là một tướng quân hoặc
là một người lãnh đạo đất nước thì tôi cũng sẽ lập lại những lời này và sẽ hành
xử đúng với tinh thần của những lời này.
Tuy là
chia sẽ những điểm tổng quát vừa nói nhưng tôi vẫn phải thẳng thắng đả kích một
số suy nghĩ sai lầm của Tướng Quân. Vì sự sinh tồn của Dân Tộc và mất còn của Tổ
Quốc, mong Tướng Quân tiếp nhận nó như một thách thức tư duy chiến lược. Vấn đề
càng trọng đại thì tôi càng công kích suy nghĩ của Tướng Quân mạnh bạo hơn. Hy
vọng Tướng Quân có thể tiếp nhận những quả đấm một cách sảng khoái và không
đánh đồng những quả đấm này với sự thất lễ.
SAI
LẦM THỨ NHẤT: Đối Sách”Nói Phải, Củ Cải Cũng Nghe”
Kể từ
bao giờ mà câu nói thiệt thà chơn chất này của các ông bà nhà quê đã được nâng
lên tầm “tư duy chiến lược”? Tướng Quân thực sự tin vào giá trị rỗng tuếch của
cụm chữ này? Tướng Quân ngây thơ hay là giả bộ ngây thơ?
Thưa Tướng
Quân, “tình lý” có thể là yếu tố chính giúp giải quyết xung đột của một số tình
huống bình thường nào đó nhưng tuyệt đối nó “không là gì cả” trong giải quyết
xung đột với thế lực của cường quyền. Tại sao? Tại vì không phải là họ không biết
tình lý mà vì THAM VỌNG đã làm cho giá trị tình lý biến mất và SỨC MẠNH của họ
đã cho họ quyền đạp lên tình lý để đạt tới mục đích. Tướng Quân có thể phối kiểm
giá trị của điều tôi vừa nói. Gần nhất là hãy hỏi dân oan xem tôi nói có đúng
không. Gần nhất là hãy nhìn vào mức độ nhiễu nhương trên đất nước xem tôi nói
có đúng không.
Một khi
yếu tố tình lý “đúng nghĩa” đã biến mất trong quan điểm của đối phương thì nỗ lực
đối thoại với kỳ vọng đạt thỏa hiệp dựa vào tình lý sẽ nhận được gì từ đối
phương? Lúc đó nếu nói tình lý thì hai chữ tình lý trong từ điển của đối phương
sẽ là “lời của kẻ mạnh, là tao, chính là tình lý”, thưa Tướng Quân.
Tương
quan giữa cá nhân với cá nhân là vậy. Tương quan giữa quốc gia với quốc gia
cũng là vậy.
Trong
Thế Vận Hội năm 2008, Trung Cộng đã xây một biểu tượng rất ấm áp: một tổ chim.
Đồng thời họ cũng gởi đi khắp thế giới cụm chữ rất đẹp: “Một thế giới, một ước
mơ”. Sau đó họ gởi những di vật khảo cổ đi khắp thế giới và nồng nhiệt quảng bá
thời đại Tần Thủy Hoàng. Và mới nhất là họ xuất cảng học viện Khổng Tử khắp thế
giới, for free.
Thế giới
có thể ngây thơ về sự ấm áp nằm trong biểu tượng mà Trung Cộng dựng lên để chào
đón khách quốc tế. Thế giới có thể ngây thơ về sự đẹp đẽ trong cụm chữ mà Trung
Cộng gởi đi khắp hoàn cầu. Thế giới có thể ngây thơ trước thiện chí chia sẽ lịch
sử của Trung Cộng. Thế giới có thể ngây thơ trước động lực xuất cảng văn hóa của
Trung Cộng. Nhưng dân tộc Việt Nam chúng ta không thể và không được phép ngây
thơ.
Qua biểu
tượng tổ chim của họ, chúng ta phải nhận ra rằng ngàn năm trước đến ngàn năm
sau thì Trung Quốc vẫn không đánh mất cái tham vọng muốn làm cái rốn của vũ trụ.
Câu nói “Một thế giới, Một ước mơ” của họ chúng ta phải hiểu đó là tham vọng tạo
dựng “Một thế giới Trung Hoa, một ước mơ Trung Hoa”. Họ làm sống lại thời đại Tần
Thủy Hoàng thì chúng ta phải cảnh giác là họ “đầu độc” tâm thức nhân dân Trung
Quốc chuẩn bị cho tham vọng độc chiếm thiên hạ. Họ xuất cảng học viện Khổng Tử
khắp thế giới thì chúng ta phải thấy dã tâm lợi dụng văn hóa để thực hiện chính
sách thôn tính mềm của Trung Cộng. Gom tất cả lại với nhau, chúng ta phải thấy
rõ 4 chữ vàng THAM VỌNG BÁ QUYỀN nổi lên và phải nghe ra tiếng trống trận trong
mỗi bước dịch chuyển của Trung Cộng.
Và cũng
như tôi đã nói, với tham vọng bá quyền cộng với sức mạnh trong tay để thực hiện
bá quyền, yếu tố tình lý đã trở thành chẳng là gì cả. Với sự thật này, Tướng
Quân có còn muốn rao giảng đối sách”nói phải, củ cải cũng nghe” với Trung Cộng?
[và tôi nhấn mạnh là với Trung Cộng].
Hơn nữa,
điều quan trọng nhất trong binh pháp là phải nhận ra “ý đồ thật sự” của đối
phương. Một chiến sách hiệu quả là một chiến sách phải bẻ gãy được “ý đồ thật sự”
của đối phương. Tham vọng bá quyền của Trung Cộng là gốc rễ của mọi biến động tại
Biển Đông hiện nay. Vậy thì, liệu Tướng Quân có dám tin vào chiến sách “nói phải,
củ cải cũng nghe” sẽ bẻ gãy được tham vọng bá quyền của họ?
Đó là
tôi chưa nói đến cái tình lý của Trung Cộng mà họ sẽ viện dẫn từ công hàm 1958
do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã ký tên công nhận chủ quyền 12 hải lý trong tuyên
bố của họ, và trong văn bản có ghi rõ Tây Sa (VN gọi Hoàng Sa) và Nam Sa (VN gọi
Trường Sa) là của Trung Quốc, cộng với một loạt viện dẫn khác tôi chưa muốn đề
cập tới ở đây. Tôi e rằng cái tình lý của họ không kém thua cái tình lý của Việt
Nam. Vậy thì, liệu Tướng Quân có dám tin vào đối sách “nói phải, củ cải cũng
nghe” sẽ triệt tiêu được tham vọng bá quyền của Trung Cộng, bảo vệ được sự toàn
vẹn lãnh hải, đòi lại được biển đảo đã mất?
Tôi xin
nhắc lại lần nữa, thưa Tướng Quân, Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông không phải vì
Trung Cộng không hiểu tình lý mà họ quyết tâm chiếm Biển Đông vì THAM VỌNG BÁ
QUYỀN. Một khi Trung Cộng đã tự tin vào sức mạnh của mình, đã cả gan chà đạp luật
pháp quốc tế, và đã dám thách thức thế giới trong quyết tâm thực hiện tham vọng
bá quyền của mình bằng mọi giá thì yếu tố tình lý không là gì cả.
Và thưa
Tướng Quân, Lưu Bang có tham vọng muốn giành thiên hạ nên Hàn Tín mới đưa quân
đánh chiếm Trần Thương để tiến ra Quan Trung. Tướng Quân có dám tự tin là
Chương Hàm “nói tình lý” sẽ làm cho Hàn Tín bỏ kế hoạch tiến quân ra Quan Trung
và Lưu Bang sẽ bỏ tham vọng giành lấy thiên hạ dựng lên nhà Hán?
Đứng
trước tham vọng bá quyền của đối phương, nhất là trước một đối phương mạnh hơn
mình rất nhiều, đối thoại chỉ với vũ khí “tình lý” trong tay chắc chắn sẽ không
thay đổi được cuộc diện. Chương Hàm dầu có bò dưới đất luồn trôn Hàn Tín một
ngàn lần cũng sẽ không thay đổi được cuộc diện.
Vua Hán
của thời nay đang dẫn quân tiến chiếm Trần Thương Nam Hải để đưa quân ra Quan
Trung Thái Bình Dương mưu đồ tranh giành thiên hạ với các siêu cường đó thưa Tướng
Quân.
Vì thế,
“Việt Nam cần thể hiện rõ thiện chí” với Trung Cộng là Việt Nam” luôn yêu chuộng
hòa bình, không muốn đối đầu, không bao giờ hiếu chiến” và “hai bên phải giữ
cho được phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ Việt-Trung” là một tư
duy chiến lược rất hàm hồ. Đối sách mà Tướng Quân đề nghị được xây dựng trên “ảo
tưởng về lòng tốt” và “hiểu sai động lực của đối phương”. Nếu Việt Nam tiếp tục
niệm kinh “Luôn Yêu Chuộng Hòa Bình, Không Muốn Đối Đầu, Không Bao Giờ Hiếu Chiến”
để cầu khẩn Trung Cộng, tiếp tục theo đuổi đối sách “nói phải, củ cải cũng
nghe” thì kết quả chỉ có thể là làm lớn thêm tham vọng của Trung Cộng và bỏ mất
cơ hội nắm tay cộng đồng lân bang cùng nhau xây dựng một lực lượng chung nhằm
cân bằng cán cân quân sự với Trung Cộng để duy trì hòa bình bằng chính thực lực
của mình.
Bất cứ
một lựa chọn nào cũng có cái giá của nó. Một đối sách thiếu khôn ngoan chắc chắn
sẽ phải trả một giá đắc ở tương lai. Một đối sách “thiếu xương sống” chắc chắn
sẽ phải trả một giá còn cao hơn gấp nhiều lần.
Có thể
Tướng Quân đang nghĩ là tôi hiếu chiến. Sai. Hoàn toàn sai. Tôi có đủ kiến thức
và thông tin chính xác để thẩm định khả năng quân sự và tiềm lực chiến tranh của
Việt Nam. Do đó, tôi biết rõ cái có thể và cái không thể của Việt Nam.
Điều mà
tôi hy vọng Tướng Quân nhìn nhận là sự chênh lệch trong tương quan quân sự cộng
với tham vọng bá quyền của đối phương mới là động lực chính đưa đến chiến
tranh. Chênh lệch càng lớn cộng tham vọng càng lớn thì nguy cơ chiến tranh càng
cao. Do đó, muốn bảo vệ hòa bình (cùng lúc bảo vệ sự độc lập, sự tự chủ và sự
toàn vẹn lãnh thổ) thì cần phải khẩn cấp tái lập cân bằng quân sự với đối
phương. Nếu tự mình không đủ khả năng để cân bằng cán cân quân sự với đối
phương thì cần phải hợp tác với đồng minh để thực hiện điều đó. Không thể duy
trì được hòa bình chỉ bằng vào thiện chí, tình lý, cầu khẩn hoặc khéo léo đánh
đu.
SAI
LẦM THỨ HAI: Đối Sách”Khéo Léo Đánh Đu”
Với
tình huống của Việt Nam, tiếp tục theo đuổi đối sách đánh đu là một sai lầm
nghiêm trọng. Tại sao? Rất đơn giản. Vì đánh đu lớt lớt thì không bảo vệ được
hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ. Còn đánh đu nghiêm trọng đủ để bảo vệ được
hòa bình thì chắc chắn không bảo vệ được độc lập và tự chủ. Ngay cả sự toàn vẹn
lãnh thổ cũng chưa chắc đã có thể được.
Đánh đu
không tạo được sự tin cậy từ phía nào cả. Bản chất đánh đu là lợi dụng cả hai
phía để trục lợi. Điều đó ai cũng biết cả. Không ai ngu để cho kẻ khác lợi dụng.
Vì bản chất thiếu thành tín trong đối sách “đánh đu” cho nên cả hai phía đối
phương sẽ tìm cách lấn sâu hơn để giành lợi thế, nắm chặt hơn để không vuột mất,
và nếu cần thiết sẽ chia thịt con mồi để tránh xung đột lớn. Không thật tình làm
bạn với ai cả có khi cũng là đồng nghĩa với làm kẻ thù của tất cả. “Khéo” chỉ
là một ảo tưởng trong đối sách đánh đu dài hạn.
Một
hình ảnh minh họa có lẽ sẽ làm rõ hơn điều này. Một con cá nhỏ bơi lơ lững giữa
hai con cá mập hung hăng tranh mồi. Con cá nhỏ đó cậy mình khôn ngoan nên thực
hiện đối sách đánh đu. Một con cá nhỏ khác luôn luôn nép sát vào một con cá mập.
Con cá nhỏ nào có khả năng cao hơn sẽ thành là mồi ngon cho cá mập, thưa Tướng
Quân?
Con cá
nhỏ Đài Loan, con cá nhỏ Nam Hàn, con cá nhỏ Phillipine, con cá nhỏ Nhật Bản
[có lúc gần chết giờ cũng đã trở thành cá mập] tất cả đều đã và đang nép mình
sát con cá mập thật to để được bảo vệ. Tất cả đều còn sống. Tất cả đều lớn lên
và hầu hết đều thịnh vượng. Tất cả đều giữ được chủ quyền và độc lập. Tất cả đều
có gan để thét vào mặt Trung Cộng.
Chỉ duy
nhất con cá nhỏ Việt Nam kheo léo đánh đu đã bị Trung Cộng chiếm mất biển đảo,
bị Trung Cộng thao túng chính trị nội bộ, bị Trung Cộng lũng đoạn kinh tế, bị
Trung Cộng phá nát môi trường sống, bị Trung Cộng đâm tàu giết chết ngư dân, bị
Trung Cộng xua đuổi ngay trên biển nhà . . . “Khéo” chỉ là một ảo tưởng trong đối
sách đánh đu dài hạn.
Như TS
GS Hoàng Ngọc Giao, Viện Trưởng Viện Chính Sách Pháp Luật & Phát Triển, đã
nhận xét và công khai phát biểu trên đài BBC ngày 25/10/2015: “Sự lệ thuộc của
chúng ta, cái sự sợ sệt của chúng ta đối với Trung Quốc, mà tôi đang nói về đường
lối đối ngoại của chúng ta, chính là một trong những nguyên nhân làm cho Trung
Quốc tự tin hơn và hiếu chiến hơn. . . . “Chúng ta càng lùi, họ càng lấn tới và
theo tôi kẻ thù chỉ mạnh khi mà chúng ta quỳ xuống.” Thực tế cho thấy đối sách
“khéo léo đánh đu” để duy trì “hòa bình, độc lập, tự chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ
” chỉ là những lời có cánh, thưa Tướng Quân. Việt Nam hiện giờ đang quỳ trước
Trung Cộng, thưa Tướng Quân.
SAI
LẦM THỨ BA: Đàm Phán Song Phương Với Trung Cộng
“Cá
nhân tôi rất mong muốn Đảng và Nhà nước tập hợp được đội ngũ trí thức, học giả
có kiến thức vững vàng, kinh nghiệm dày dạn trong đàm phán về biên giới lãnh thổ
chuẩn bị các phương án và sẽ giao thiệp với phía Trung Quốc trong mọi cấp độ, mọi
tình huống. Đầu tiên chúng ta luôn lắng nghe ý kiến của họ, sau đó chúng ta bảo
vệ lợi ích của mình bằng các bằng chứng giá trị, xác đáng, thuyết phục ” (trích
nguyên văn).
Phải
chăng Tướng Quân đề nghị Việt Nam nên đàm phán song phương với Trung Cộng? Dựa
vào nguyên văn của Tướng Quân tôi không có cách hiểu nào khác hơn.
Chánh
sách ba không hiện nay đã đặt Việt Nam vào một vị thế vô cùng nguy hiểm. Giờ lại
đọc thấy đề nghị đàm phán song phương với Trung Cộng từ một lão tướng. Tôi cảm
thấy vô cùng bất an.
Trung Cộng
đã và đang âm mưu thôn tính Việt Nam từ bên trong thôn tính ra. Sự bất cân xứng
trong mọi tương quan với Trung Cộng, đặc biệt là mặt quân sự, tạo ra lợi thế vô
cùng lớn cho phía Trung Cộng nếu song phương đàm phán. Cộng hưởng của cả hai yếu
tố sẽ là tai họa. Vì thế, đối sách “đàm phán đa phương, tuân thủ luật pháp quốc
tế” là một công cụ rất tốt để mượn lực bên ngoài đáp trả áp lực “nổi và chìm” từ
phía Trung Cộng. Đáng lý ra Tướng Quân phải lên tiếng mạnh mẽ hổ trợ nhưng rất
tiếc là Tướng Quân đã đề nghị ngược lại.
Trước
khi dứt lời, tôi mong là Tướng Quân cân nhắc về những gì tôi trình bày và xin
hãy dùng uy tín cũng như tiếng nói của bản thân để giữ nước cho toàn dân tộc
thay vì cố giữ lợi quyền cho đảng.
Chúc Tướng
Quân an khang.
No comments:
Post a Comment