Vũ Hoàng Nguyên
10/15/2015
· by nganlau121212
“Đừng
Hỏi … Hãy Làm ….”
Người Việt chúng ta hay có thói quen đem những câu
nói rất là nổi tiếng của bất cứ ai đó để áp dụng trong cuộc sống mà không hề
xem lời nói đó áp dụng có đúng chỗ hay không.
Hãy lấy thí dụ câu nói của cố Tổng Thống Kennedy “đừng
đòi hỏi đất nước đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Đây
là một câu nói rất nổi tiếng mà người VN trong nước lẫn ngoài nước sử dụng
không đúng chỗ.
Chuyện xảy ra tại Texas vài năm trước đây, khi một
cá nhân tình nguyện tham gia vào sinh hoạt dạy tiếng Việt cho trẻ vào cuối tuần
-- do một cơ sở tôn giáo điều hành. Sau một vài tháng tình nguyện vào cái vị
trí được giao phó (giữ sổ sách tài chính) đã không hề xảy ra (bàn giao từ người
ở nhiệm kỳ trước cho tình nguyện viên ở nhiệm kỳ này), người tình nguyện xin
rút ra khỏi sinh hoạt trên. Người lãnh đạo của tổ chức dạy tiếng Việt này gửi
điện thư cảm ơn sự đóng góp của cá nhân này, đồng thời kèm theo câu nói nổi tiếng
của Kennedy để “dạy đời” người vừa rút ra khỏi sinh hoạt của tổ chức dạy tiếng
Việt này.
Câu nói của cố Tổng Thống Kennedy áp dụng cho trường
hợp này hoàn toàn sai. Sai bởi vì chúng ta chỉ có một quốc gia để phục vụ trong
khi đó các trường dạy Việt ngữ cuối tuần của VN rất nhiều, và mỗi cá nhân có
quyền lựa chọn trường nào để mình tình nguyện đóng góp. Sai ở chỗ đem lời nói
này để “dạy đời” một người vừa rút ra khỏi sinh hoạt thiện nguyện của tổ chức
mình thì rõ ràng cá nhân đang nằm trong vị trí lãnh đạo không đó đủ trình độ
trong cách hành xử, điều hành nhân sự. Thay vì viết lá thư cảm ơn và tự bản
thân mình rút kinh nghiệm để có thể giữ những nhân sự mới gia nhập vào tổ chức
mình, trái lại cá nhân lãnh đạo này “dạy đời” người vừa ra khỏi sinh hoạt của tổ
chức mình, một hình thức “dạy đời” sai và không cần thiết.
Gần đây trên Facebook, một bạn tại Việt Nam có
khuynh hướng ủng hộ đảng cầm quyền hiện giờ đã dùng câu nói của Kennedy để “dạy
đời” những cá nhân khác chống lại cái đảng cầm quyền hiện giờ. Điều lý thú là một
cá nhân đã trả lời như sau: “chúng tôi đóng thuế cũng là đóng góp cho đất nước
rồi. Chúng tôi muốn biết tiền thuế của chúng tôi đóng sử dụng ra sao -- đó là
đòi hỏi rất chính đáng để chúng tôi biết là sự đóng góp của chúng tôi có hiệu
quả hay không”.
Cũng câu nói của Kennedy, nhà cầm quyền độc tài đem
ra sử dụng không đúng chỗ nhằm mục đích mỵ dân, để người dân tiếp tục hy sinh
cho đất nước mà không cần biết sự hy sinh đó đáng để hy sinh hay không. Câu nói
của Kennedy chỉ đúng ở một khía cạnh, một góc nhìn nào đó. Câu nói này dành cho
những người thụ động, không làm gì mà cứ đòi hỏi đất nước phải làm thế này, thế
nọ -- còn mình thì thụ động chờ đợi để hưởng thụ những cái mình đòi hỏi.
Đối với những người không thụ động, những người đã
trực tiếp đóng góp công sức cho đất nước thì họ có quyền đòi hỏi đất nước đã
làm gì cho mình, đã đáp lại sự đóng góp của mình ra sao. Đó là đòi hỏi cần thiết
và công bằng cho cả hai đối tượng (người dân và đất nước).
Nói về sự đóng góp cho đất nước thì cần phải nhìn ở
một vấn đề mở rộng chứ không chỉ giới hạn ở một góc nhìn nào đó. Nói cho cùng,
tất cả mọi người sống trên bất cứ quốc gia nào, cho dù là công dân hay không là
công dân, ngay cả những cá nhân du lịch trên quốc gia đó, cũng đã đóng góp cho
đất nước đó rồi chứ không phải là không. Sự đóng góp thể hiện qua hành động
đóng thuế (nhiều dạng thuế) để những người điều hành quốc gia có tiền sử dụng
vào những lợi ích trong sinh hoạt của một quốc gia. Đó là sự đóng góp tối thiểu
mà tất cả mọi người đã làm cho quốc gia đó, cho dù mình không sống dài hạn trên
quốc gia đó.
Những người cầm quyền tại VN chỉ muốn người khác
đóng góp công sức cho đất nước để họ có tiền bỏ vào túi riêng của chính mình.
Nhà cầm quyền VN không đặt ra cái vế thứ hai, đó là mình đã làm gì đối với sự
đóng góp của nhân dân? Mình đã tạo ra đủ điều kiện để những cá nhân muốn đóng
góp trực tiếp và hữu hiệu xảy ra hay chưa? Sự điều hành đất nước của mình đạt
được hiệu quả ra sao? Tại sao dân oan càng ngày càng nổi lên và không có một cơ
quan cầm quyền nào đứng ra giải quyết?
Bỏ ra chuyện đóng thuế cũng là một hình thức đóng
góp cho đất nước, hãy nói về sự đóng góp trực tiếp cho đất nước, đặc biệt tại
Việt Nam. Bất cứ sự đóng góp nào cũng đều có điều kiện cần thiết xảy ra -- thì
sự đóng góp của cá nhân hay bất cứ thành phần nào đó trong xã hội mới có thể thực
hiện được. Thí dụ một nhà vật lý học rất giỏi, rất tài, được quốc tế nhìn nhận
nhưng nếu sống ở một đất nước mà những đòi hỏi căn bản để thực hiện nghiên cứu
là phòng nghiên cứu với những dụng cụ tối thiểu cần thiết không có -- thì ý
nguyện đóng góp khả năng cho đất nước của nhà vật lý trên sẽ không bao giờ được
thực hiện. Ngay cả phòng thí nghiệm có đi nữa, nhưng những người điều hành đất
nước không ủng hộ vì sợ quyền hành của mình bị suy yếu, hoặc không có đủ trình
độ hiểu biết sự lợi ích của việc nghiên cứu -- thì người có tài cũng sẽ không
đóng góp được công sức của mình cho đất nước.
Điều kiện để những cá nhân muốn đóng góp công sức
cho đất nước tại VN hoàn toàn không có. Ở một đất nước độc tài như VN, đóng góp
cho đất nước là ngoan ngoan làm nô lệ cho người cầm quyền, ngoan ngoãn nhận ban
thưởng và thực hiện những gì nhà cầm quyền muốn. Tài chỉ là phụ mà cái chính là
“trung với đảng”, “còn đảng còn mình” là những nhu cầu cần thiết để nhà cầm quyền
sử dụng cho mục đích độc tài lãnh đạo, độc tài làm giàu trên xương máu của nhân
dân và đất nước.
Một sai lầm khác mà những người đang ủng hộ nhà cầm
quyền độc tài VN hiện giờ là cái nhìn đóng góp cho đất nước của họ rất là hạn hẹp.
Đối với những người này, tuyên truyền, nói sai sự thật nhưng miễn sau cái sai
đó gia tăng được uy tín của giới cầm quyền, gia tăng được lý do để giới cầm quyền
tiếp tục độc tài lãnh đạo tức là đóng góp cho đất nước. Đi ngược lại những điều
trên, nghĩa là nói lên sự thật, đặt những câu hỏi về trách nhiệm của giới cầm
quyền thì không phải đóng góp cho đất nước mà là phá hoại.
Trong sản phẩm, các công ty luôn luôn đón nhận ý kiến
của người tiêu dùng để kiện toàn sản phẩm tốt hơn trong tương lai mà không hề
cho rằng người tiêu dùng phá hoại sản phẩm của công ty bởi những đánh giá thấp
về sản phẩm. Trong vị thế của một quốc gia, những nước tự do dân chủ luôn luôn
đón nhận những ý kiến từ người dân để cơ quan cầm quyền sửa đổi tốt hơn -- nhằm
mục đích phục vụ dân chúng tốt hơn, cho xứng đáng với những đồng tiền mà dân
chúng đóng góp trong việc quản trị đất nước. Những điều căn bản này hoàn toàn
không xảy ra tại VN.
Người dân tố cáo là có con ruồi nằm trong sản phẩm của
công ty Tân Hiệp Phát thì lập tức, công ty này, với bàn tay trợ giúp của một bộ
máy cầm quyền, tìm cách chạy trốn trách nhiệm và hăm doạ những ai tiếp tục đưa
hình ảnh xấu này ra dư luận, hoặc hâm doạ những ai vận động tẩy chay Tân Hiệp
Phát. Những tờ báo nào đưa ra hình ảnh hối lộ của các quan chức, sự quản trị đất
nước yếu kém -- nếu nhà cầm quyền không thích thì tìm đủ mọi cách để bỏ tù những
cá nhân nào có trách nhiệm về bài viết đó hay chủ trang mạng đó. Nhà báo Nguyễn
Việt Chiến trong vụ án PMU 18, phóng viên Hoàng Khương, nhà báo Võ Thanh Tùng
là thí dụ điển hình cho những người muốn đóng góp công sức cho đất nước nhưng bị
nhà cầm quyền VN khước từ và bỏ tù -- bởi cái hành động đóng góp công sức cho đất
nước không như cái nhà cầm quyền muốn.
Có lẽ đã đến lúc người VN nên nhìn những câu nói nổi
tiếng của các vị lãnh đạo trên toàn thế giới để hiểu rõ mục đích và hoàn cảnh của
câu nói đó ra sao. Liệu những câu nói đó áp dụng được trong trường hợp của mình
muốn nói đến hay không? Cần phải nắm rõ vấn đề là không phải tất cả những câu
nói hay có thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp -- mà những câu nói đó chỉ áp
dụng cho đúng hoàn cảnh và môi trường tương tự mà những câu nói bất hủ đó xảy
ra trong thời điểm quá khứ. Nếu hoàn cảnh và môi trường hôm nay giống thời điểm
của câu nói xảy ra thì câu nói mới có giá trị của hôm nay. Ngược lại thì người
áp dụng câu nói hay đã hảm hiếp từ ngữ, làm mất đi cái giá trị của câu nói hay
của những nhà lãnh đạo trên thế giới.
Vũ
Hoàng Nguyên
Tháng 9, 2015
Dallas, TX
No comments:
Post a Comment