Wednesday 17 December 2014

Trong vòng pháp luật (Donald Boudreaux, FEE)



Donald Boudreaux, FEE
Nguyễn Thủy, CTV Phía Trước dịch
Posted on Dec 17, 2014

Chúng ta vẫn luôn đồng ý rằng chế độ pháp quyền là tốt, về cả mặt đạo đức lẫn kinh tế. Gần như không ai, trừ những hệ tư tưởng chính trị, dám đặt câu hỏi về những mặt tốt và tầm quan trọng của pháp quyền.

Tất nhiên là cả tôi cũng không.

Nhưng, chính xác thì chế độ pháp quyền là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã khám phá ra lý do tại sao con người có thể có vô vàn quan điểm khác nhau về vai trò đúng đắn của chính phủ nhưng đều thể hiện lòng trung thành đối với chế độ nhà nước pháp quyền.

Sau đây liệt kê những đặc điểm không phải là bản chất của một chế độ pháp quyền. Chế độ pháp quyền không tồn tại đơn giản vì chính phủ, với nhiệm vụ ban bố mệnh lệnh và hành pháp, được bầu chọn một cách hợp pháp và dân chủ. Chế độ pháp quyền không tồn tại đơn giản vì mệnh lệnh và luật lệ được thi hành theo đúng ý nghĩa các thuật ngữ pháp lý mà không thiên vị, không ngoại lệ hay sai khác. Chế độ pháp quyền không tồn tại đơn giản vì tất cả các cá nhân trong xã hội, bao gồm cả những cá nhân nắm giữ quyền lực chính trị, đều phải tuân theo mệnh lệnh của chính phủ.
Một hệ thống chính trị và pháp lý chuẩn mực với những đặc trưng kể trên hẳn là một giấc mơ, nhưng dù có tách ra hay gộp lại thì chúng đều không phải là cốt lõi của một chế độ pháp quyền.

Mệnh lệnh và Luật pháp

Một chế độ pháp quyền tồn tại khi và chỉ khi sự cai trị do chính phủ áp đặt chính là pháp luật một cách thực tế.

Định nghĩa của bản thân tôi có thể hơi trùng lặp. Nhưng rốt cục, liệu tất cả các mệnh lệnh đều trở thành pháp luật chính thức khi được áp chế bởi chính phủ không?

Không phải vậy. Nhưng, thuật ngữ “Pháp quyền” vì thế trở nên nhập nhằng do bị phổ cập quá nhanh , trong khi vẫn bị hiểu sai rằng, việc mệnh lệnh trở thành luật là do chính phủ áp đặt thi hành.

Về bản chất, pháp luật được sinh ra từ những hoạt động thường ngày của con người trong quá trình nỗ lực phát triển bản thân, đồng thời vừa phải tránh xung đột với nhau. Pháp luật vì thế gắn liền với những kì vọng to lớn nhất của con người trong một cộng đồng.

Lấy một ví dụ điển hình, sát hại người vô tội là phạm pháp vì chính phủ đã quy định như vậy. Hành động như vậy là phạm pháp vì nó phá vỡ quy chuẩn và kỳ vọng của xã hội. Theo quy chế chống lại tội danh giết người trong pháp lệnh toàn thư, không một trường hợp nào liên quan đến việc giết người được coi là hợp pháp.

Nói chung, trong một thế giới tự do, chính quyền sẽ hợp thức hóa luật chống lại tội sát nhân và dùng quyền lực của mình để kiểm soát nó, bởi chính phủ thực tế là một tổ chức trong xã hội có ưu thế cạnh tranh đặc biệt trong hoạt động khống chế. Cũng giống với lý do Starbucks trở thành chuyên gia về bán lẻ café, chính phủ trở thành chuyên gia về thi hành pháp luật. Cũng giống như Starbucks đáp lại xu hướng uống café đang thịnh hành – hãng café này không cho khách hàng biết họ phải cần gì hay không cần gì mà thay vào đó phục vụ họ café và bánh ngọt theo đúng khẩu vị riêng của họ -, một  chính quyền dân chủ và chính thống thực sự sẽ không áp đặt và ra lệnh cho người dân mà phục vụ họ bằng một hệ thống pháp luật độc lập với chính phủ.

Chỉ bằng cách hiểu luật như vậy, ta mới chấp nhận rằng: “Coi thường luật pháp là điều không thể tha thứ”. Bởi lẽ luật pháp chân chính luôn luôn gắn với việc lan tỏa kỳ vọng của cộng đồng; người dân càng tuân thủ pháp luật, xã hội sẽ hạnh phúc và yên bình hơn. Điều này cũng có nghĩa: con người ngày càng kiên định hơn với những kỳ vọng cộng đồng.  Vì thế, nếu một cá nhân không hiểu được những kỳ vọng ấy thì anh ta cũng không có quyền bào chữa hay thanh minh rằng “tôi không biết”, chẳng hạn như “không biết” rằng lấy mất ví tiền của người khác khi không được phép là vi phạm pháp luật.

Việc xử phạt những hành vi cướp giật ví tiền là điều hết sức công bằng. Các quy định của pháp luật về hành vi đó không có điểm gì là độc đoán, bởi chính các quy định này dần dần len lỏi vào bên trong chính cộng đồng dân cư và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại bền vững dài lâu của cộng đồng. Thêm vào đó, vì những kỳ vọng cộng đồng mang tên “luật pháp” kia được phổ biến rộng rãi một cách nhanh chóng, do đó, tỷ lệ tội phạm “không biết mình phạm pháp” là rất thấp. Thật chẳng bõ công cho người phạm tội khi viện cớ cho sự coi thường pháp luật của mình để cãi lại sự truy tố từ pháp luật.

Hãy cùng so sánh cách hiểu về luật pháp dựa trên kỳ vọng cộng đồng nói trên với một “lập luận hư cấu hiện đại” cho rằng pháp luật chỉ là những mệnh lệnh ban hành bởi nhà nước. Trong trường hợp của “lập luận hư cấu” ấy, người có sẵn sàng chịu sự trừng phạt hay không, hỡi kẻ chủ đích phá vỡ luật pháp Nhà nước? Tôi nghĩ là KHÔNG đâu.

Như vậy, việc một kẻ giật ví tiền không nhận thức được việc hắn làm là vi phạm pháp luật nghe thật vô lý, còn việc này lại không hề vô lý: một người dân không hiểu tại sao cơ quan nhà nước hay một vị viên chức nhà nước nào đó lại phán rằng anh ta đã phạm pháp chỉ vì đã lấp cái hố nước nhỏ ở sau vườn nhà mình. Thực tế, việc quy chuẩn của xã hội không bao giờ cấm đoán hành động lấp hố trên đã là một bằng chứng chắc nịch cho thấy, việc lấp hố ấy chẳng ảnh hưởng gì đến sự vận hành trơn tru của xã hội hết.

Vậy, trong khi coi thường pháp luật là không thể chấp nhận được vì nó được gắn với quy chuẩn và kỳ vọng của xã hội thì coi thường mệnh lệnh tuyệt đối của cơ quan nhà nước lại chấp nhận được, thậm chí đôi lúc phải thực hiện vì đó là cách ứng xử tự vệ hiệu quả nhất đối những mệnh lệnh luật pháp ấy.

Sự coi trọng không xứng đáng

Thật không may, những mệnh lệnh tuyệt đối từ cơ quan nhà nước và viên chức nhà nước lại bị hiểu nhầm thành “luật” nên các mệnh lệnh kiểu này thường nhận được sự coi trọng và tôn trọng cao hơn mức xứng đáng.

Chính vì thế, theo một cách nói  suồng sã, một điểm đặc trưng của chế độ pháp quyền là chế độ pháp quyền với đại diện là luật pháp lại đối nghịch hoàn toàn với “luật rừng” – là cách nói khác của “luật lệ của cá nhân” Pháp quyền là quyền lực của những chuẩn mực mở ra các kỳ vọng của xã hội. Không một người nào, không một Ủy ban, không một đảng phái, Nghị viện hay tòa án nào có thể tạo ra các chuẩn mực này – hay chính là những luật này. Như giá cả thị trường hay hình mẫu sản xuất công nghiệp chẳng hạn, luật pháp chân chính (theo cách nói ưa thích của Hayek (1)) “là kết quả của hành động của con người chứ không phải do con người kiến tạo ra”.

Pháp quyền đồng nghĩa với việc phải thể hiện sự tôn trọng chung với các chuẩn mực và kỳ vọng xã hội được đúc rút từ hoạt động phi tập trung hóa của con người. Ngược lại, quyền lực của mệnh lệnh tuyệt đối lại luôn luôn là quyền lực được thi hành bởi các cá nhân lạm dụng quyền hạn cưỡng chế của mình, coi nhẹ những chuẩn mực và kỳ vọng đó. Trong thực tế, những chính trị gia sẽ được dân bầu chỉ khi họ không có ý tưởng biến những mệnh lệnh tuyệt đối này thành pháp luật.

Luật pháp theo định nghĩa ở đây, không bao giờ hoàn hảo. Như lịch sử đã chứng minh, luật pháp có thể vướng phải bất cứ vết nhơ ở bất kỳ mức độ nào. Nhưng luật pháp có lực hấp dẫn cực lớn vì thi thoảng lại được trở thành công cụ cho việc theo đuổi, thực thi quyền lực của riêng con người. Những mệnh lệnh tuyệt đối do những kẻ thống trị khát khao quyền lực tạo nên và gọi bằng cái tên “pháp luật” nhằm cải trang chúng bằng một bức màn hợp pháp giả mạo. Đó gần như luôn luôn là công cụ viễn tiến của những kẻ thống trị – những kẻ không màng đến cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.
___________________________

Cước chú:
* (1) Friedrich August von Hayek (8/ 5/ 1899 – 23/3/ 1992) là một nhà kinh tế học và nhà khoa học chính trị người Anh gốc Áo nổi tiếng.

 Copyrights © 2007-2014 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info





No comments:

Post a Comment

View My Stats