04:15:pm
26/12/14
Cuối
năm gửi các bạn bài viết trên tờ San Francisco Chronicle để tham khảo. Ký giả
Vanessa Hua, là người đã nhận giải thường về văn chương của San Francisco
Foundation’s James D. Phela. Thời gian qua nhanh, cậu bé con 10 tuổi trong hình
giờ đã bước vào ngưỡng cửa Đại học và cám ơn bạn Đặng Sao Minh đã bỏ công chuyển
ngữ
– ĐTC
Đỗ
Thành Công đã nỗ lực rất nhiều với tư cách là người tị nạn và cha của ba đứa
con. Nhưng chính cuộc sống bí ẩn kiên trì đấu tranh dân chủ cho Việt Nam đã tạo
ông thành một sự kiện chú ý nơi công luận quốc tế.
-
Đặng Sao Minh chuyển ngữ – San Francisco Chronicle Magazine – Dec 10, 2006.
--------------------
“The Making of a Cyber Dissident – Cong Do had
accomplished a lot as an immigrant and father of three. But it was his secret
life fighting to bring democracy to Vietnam that made him an international
cause celebre. ” – Vanessa Hua
Đỗ
Thành Công bị tù tại Thành Phố Hồ Chí Minh hơn một tháng, sau khi nhà cầm quyền
phát hiện ông ta là một trong những nhà tranh đấu dân chủ hàng đầu trên mạng.
Ngay
lập tức, anh đã biết anh đang bị theo dõi.
Vào
một buổi sáng mùa hè nóng bức trong cuối tháng Bảy, Đỗ Thành Công rời khỏi
khách sạn ở Sài Gòn. Các công an thường phục bắt đầu bám sát theo anh bằng đi bộ
và xe máy, họ len lỏi lách ngang dọc qua đám đông trên đường Đông Du.
Họ đã biết được gì?
Trong
khoảng nửa tiếng đồng hồ, người đàn ông San Jose đã cố gắng lách tránh, cắt
đuôi công an, mật vụ trước khi anh thoát khỏi họ. Nhưng khi trở lại khách sạn
sau vài tiếng đồng hồ, công an cũng đang canh chừng ở đây, có cả một bộ phận
theo dõi với máy chụp hình tầm xa.
Có
lẽ họ theo dõi anh vì anh là một Việt-Kiều — người Việt Nam ở nước ngoài trở về?
Hay họ đã biết là những ngày trước đó, anh có gặp các lãnh đạo Đảng Dân chủ
Nhân dân Việt Nam , đảng do anh sáng lập vào năm 2005? Mặc dù có rất nhiều tổ
chức lưu vong tồn tại, đảng ông Đỗ hoạt động ở trong nước cho việc đòi cải cách
dân chủ. Hoạt động như thế thật rất nguy hiểm và xem là phi pháp tại một quốc
gia mà hiến pháp của nó chỉ chấp nhận một đảng chính trị: Đảng Cộng sản nắm
toàn quyền cai trị Việt Nam từ năm 1975.
Để
tự bảo vệ, các đảng viên đã sử dụng nhiều bí danh với nhau và không tiết lộ chi
tiết cá nhân. Ông Đỗ cũng giữ các hoạt động cho dân chủ của ông rất bí mật đối
với người vợ và ba người con của ông. Đối với gia đình, ông ta là một kỹ sư điện
ít nói, một người cha và người chồng mến yêu, một người sành sỏi về rượu ngon,
một người sưu tầm đồ cổ Việt và thích đọc Ernest Hemingway. Đối với các nhà bất
đồng chính kiến, ông được biết là Trần Nam , một nhà hoạt động trên nét, người
đang kết nối họ với thế giới bên ngoài.
Vào
ngày của tháng Bảy ấy, anh đã đối phó với một chọn lựa: Có nên rời Việt Nam
ngay, hay đi gặp vợ và cháu trai 9 tuổi, hai người mà anh gởi đi gặp thân nhân
trước đó? Ông Đỗ đã chọn ở lại — một quyết định tiền định, đã dẫn đến sự bắt bớ
và giam cầm anh hơn một tháng trời và gây sự xem xét kỹ lưỡng nơi quốc tế đối với
chế độ mà anh đã tìm cách vạch trần bản chất của nó.
“Sinh sống tại Hoa Kỳ,
tính dân chủ tác động đến chúng tôi rất lớn. Những quyền tự do mà chúng ta được
hưởng, được quyền bỏ phiếu, chọn lựa những nhà lãnh đạo riêng của chúng ta,” ông Đỗ, một người
đàn ông rắn chắc với bộ râu vòng và cái nhìn chằm chằm đầy nhiệt huyết. “Việt Nam phải đi theo con đường đó.”
Đang nghỉ ngơi với gia đình tại căn nhà của ông sau ngày trở về, ông Đỗ nói vậy.
Tìm kiếm một Tương lai
Ông
Đỗ chào đời tại Mường Mán, một làng nông nghiệp nhỏ tại miền Trung Việt Nam
Pham, người con thứ ba trong gia đình 3 trai và 4 gái. Mẹ buôn bán một tiệm thực
phẩm nhỏ, với sự phụ trợ của cha ông, người chuyên môn về cây trái kiêm y sĩ
chăm sóc gia súc. Khi còn nhỏ, ông Đỗ rất thích đọc những cuốn sách của cha ông
nói về chính trị và lịch sử Việt Nam . Mẹ ông cất giữ tất cả những phần thưởng
và bằng khen của ông từng mỗi lớp, vững tin rằng một ngày nào đó ông sẽ trở
thành người trí thức của gia đình.
Trong
thời chiến tranh Việt Nam , ông thường được chứng kiến những cảnh đánh nhau của
người lính và xác chết tìm thấy được bởi dân làng. Nếu họ nghe tiếng bom hay đạn
bắn, cả gia đình chạy xuống hầm trốn. “Chuyện đó rất bình thường đối với tôi. Dần
rồi tôi cảm thấy quen với nó.”
Ông
đã theo học một trường trung học tại Phan Thiết, một thành phố biển cách gia
đình ông khoảng vài cây số. Theo học tại một trường Phật Giáo, từng sống trong
Chùa nơi ông phụ việc để có cơm ăn chổ ở, và vào cuối tuần thì đạp xe đạp về
thăm nhà. Tại trường này là nơi mà ông ta gặp người vợ tương lai của ông, cô
Bùi Tiên.
Khoảng
năm 1981, cặp vợ chồng nhận thấy họ sẽ không có tương lai tại một quốc gia dưới
sự cai trị của Cộng sản.
Ông
Đỗ, lúc đó 22 tuổi, hoạch định cách trốn thoát của họ. Bảy lần, ông đã cố gắng
và thất bại. Ông thương lượng với các chủ ghe, gôm tụ đồ dự trữ và liên lạc xem
còn những ai muốn trốn đi nữa không. Họ sẽ bải bỏ kế hoạch nếu họ tình nghi Cộng
sản có thể khám phá ra, hay nếu các chủ ghe không dám ra khơi nữa.
Cuối
cùng, vào một đêm khuya trong tháng Mười, ông Đỗ, người anh, em gái, cô bạn gái
Tiên, người em và cháu của Tiên từ từ rời bến trên mấy chiếc thúng đánh cá nhỏ
kiểu đan kết. Họ chèo nhẹ nhàng ra phía Biển và sau đó chuyển sang chiếc ghe lớn
hơn — nhưng vẫn nhỏ hơn phòng khách của ông — ở đó họ kết gặp thêm khoảng 100
người nữa. Ông Đỗ không mang theo một xu, chỉ bộ quần áo trên người. Và họ
không được nói cho ai chuyện trốn thoát, kể cả gia đình vì e ngại giới chức
trách biết được. Sau ba ngày, những người tị nạn này kiệt cạn xăng dầu, lương
thực và nước uống thì đúng lúc gặp một chiếc thuyền chở dầu hỏa đi Hồng Kông cứu
vớt. Ông Đỗ, là người biết nói tiếng Anh trong thuyền, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo
và thông dịch, cô em gái Đỗ Ivy của ông tâm sự.
“Tất cả những người
vượt biển đó sẽ không có được cơ hội cho cuộc sống tốt lành hôm nay nếu không
có tính quả quyết và lòng dũng cảm nơi anh ấy,” cô Ivy nói, cô đang
sinh sống tại một thành phố nhỏ của Dallas-Fort Worth. Vài năm sau đó, cô ra
trường với tấm bằng cao học về kỹ sư phần mềm, từng làm chủ vài nhà hàng và nay
cùng làm chủ một công ty công nghệ nhỏ.
“Anh ta luôn là người gương mẫu của và niềm cảm phục cho tôi.”
Gia
đình tại Việt Nam đã để tang những cái chết của họ sau đó, cứ nghĩ rằng tất cả
đã chết trên biển rồi, cô ta chia sẻ, cho đến khi nhận được các thư gởi từ Hồng
Kông. Trong sáu tháng, Đỗ Công và Tiên, cặp vợ chồng trẻ, sống chung với nhau tại
một khu ở chung trong trại tị nạn, đi làm cho xưởng đồ chơi và theo học mấy lớp
tiếng Anh cho đến khi việc thủ tục bảo trợ nơi người anh của cô vợ anh ta được
xét duyệt xong.
Lên
đường đi Mỹ.
An cư Lập nghiệp
Ông
Đỗ, vợ ông, cô em vợ và người cháu trai nương sống trong căn phòng thuê tại
bang Virginia nơi mà ông anh vợ đang định cư sau khi trốn thoát Việt Nam vào
năm 1975.
Ông
Đỗ đi làm quét dọn trường học vào buổi tối, và ban ngày thì theo học tiếng Anh.
Cô vợ tên Tiên, chọn tên Mỹ là Jane, đang mang thai đứa con đầu lòng, cháu
trai, Viên, sinh năm 1982 — tên của một tỉnh nhỏ nơi họ sinh sống, Vienna . Đối
với con cái của họ, họ kết hợp tên của hai họ — Đỗ và Bùi — để tạo ra một cái
tên họ mới, ĐỗBùi, nhằm kỷ niệm đánh dấu cho một thế hệ mới trên đất Mỹ.
Cho
dù cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, cặp vợ chồng trẻ đã được hưởng thụ các quyền
tự do mới của họ. Họ lại dời về bang Texas được hai tháng vì khí hậu nóng quá
và sau đó thì đến miền Nam bang California . Ông Đỗ ghi danh học tại Đại học
California State Polytechnic, thuộc thành phố Pomona , nơi này ông theo học
ngành kỹ sư điện. Vợ ông hỗ trợ cho gia đình bằng cách đi làm tại một xưởng may
vá.
Họ
lại sanh thêm một cháu gái, tên Biên, và trong năm 1988, ông Đỗ và vợ ông trở
thành công dân Mỹ. Hai năm sau đó, anh ra trường và bắt đầu đi làm, từ đây lần
đầu tiên anh ta có nhiều thì giờ để mở mang tính say mê về chính trị.
Anh
quan sát sự sụp đổ của những chế độ Cộng sản tại Đông Âu và anh bắt đầu hy vọng
sự kiện tương tự sẽ xảy ra tại quê hương anh. Vào năm 1990, anh tham gia vào Tổ
chức Phục hưng Việt Nam , một đoàn thể đấu tranh cho dân chủ hoạt động công
khai — không phải ngầm như các nhóm mà sau này anh sáng lập. Họ họp mặt thảo luận
về tình hình chính trị tại Việt Nam và nâng cao sự nhận thức về nhân quyền.
Năm
đó, anh cũng trở về Việt Nam lần đầu tiên, để thăm viếng gia đình và nghiên cứu
tình hình chính trị. Sau đó, anh đi thăm nước Nga, Đức và Tiệp Khắc nhằm tìm hiểu
thêm một cách tổng quát về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản.
Sự
nhận thức rõ về tình hình chính trị trong anh giống như bao nhiêu người Việt tị
nạn khác cũng bắt đầu trăn trở đối với vận mệnh của đất nước họ. Sau cuộc chiến,
vài chục ngàn người tị nạn đến định cư tại Hạt Cam, nơi tập trung lớn nhất được
thiết lập ngoài biên phận Việt Nam . Nhiều trung tâm phố chợ, cửa tiệm sách báo
và hội đoàn văn hóa của người Việt đã phát triển mạnh — cũng như các đoàn thể
lưu vong.
Vào
những năm đầu thập niên 1990, một tổ chức người Mỹ gốc Việt từ Nam Cali kết hợp
với nhiều nhà đối kháng tại Việt Nam hầu hình thành một đảng chính trị non trẻ,
Phong trào Đoàn kết và Xây dựng Dân chủ. Nhưng khi họ tìm cách tổ chức một hội
nghị đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam , giới cầm quyền trục xuất những người
trong ban tổ chức có quốc tịch Hoa Kỳ và bỏ tù những người địa phương.
Chính
phủ Tự do Việt Nam , một đoàn thể chống cộng trụ tại Hạt Cam, được thành lập
vào năm 1995 với một mục tiêu là lật đổ chính quyền Việt Nam . Giới chức trách
Việt Nam cáo buộc đoàn thể này có ý đồ đặt bom tại các tòa lãnh sự Việt Nam tại
Phi-Luật-Tân và Thái Lan vào năm 2001, và vài nơi khác. Nguyễn Thương “Cúc”
Foshee, 58 tuổi, cư dân bang Florida, Hoa Kỳ, đã ngồi tù hơn một năm, bị bắt
giam khi bà ta về thăm Việt Nam, với lý do là giới chức trách tin rằng sự tham
gia nhiệt tình vào đoàn thể này của bà ta là tương đương như một kẻ khủng bố.
Bà ta được trả tự do vào tháng trước.
Đảng
Canh tân Việt Nam, thiết lập vào năm 1982, có trụ sở tại San Jose, cũng một
trung tâm sinh sống có đông người Việt tại Hoa Kỳ. Họ vận động từ phía quốc tế
để áp lực lên chính quyền Việt Nam cho việc cải cách chính trị và ngay tại Việt
Nam, phối hợp và phát thanh chương trình radio về Việt Nam mỗi ngày, phát hành
tạp chí tin tức hàng tháng.
Nhiều
đoàn thể lưu vong Việt Nam thường xuyên gắng sức can thiệp vào tình hình chính
trị tại quê nhà.
“Đây
là một truyền thống của nhiều đoàn thể lưu vong luôn gắng thử tìm cách móc nối
khi về thăm quê hương. Họ có nhiều kỹ năng và thân nhân gia đình – những người
sẽ giúp họ, do vậy những quốc gia đó theo dõi kỹ càng lắm,” ông Thomas
Carothers, một chức trách chuyên về dân chủ tại Viện Carnegie cho Hoà bình Quốc
gia, một cơ quan tư vấn tại Hoa Thịnh Đốn cho biết. “Họ được xem như là những
nguồn tin tức đối với những người ở hải ngoại, và từ phía tại quốc nội.”
Ông
nói thêm, tuy nhiên: “Trong hầu hết nhiều
trường hợp, những đoàn thể lưu vong không thể đảm trách như một vai trò có tầm
quan trọng về sự chuyển đổi dân chủ như họ thường ước mong, như chúng ta chứng
kiến tại Irắc. Những người trở lại quê nhà sau khi sinh sống ở hải ngoại hiếm
khi có được những mối quan hệ hay sự tín nhiệm để đảm trách một vai trò chủ yếu
cho việc chuyển tiếp. Điểm trọng tâm của sự chuyển đổi phải xuất phát từ phía
trong.”
Những
đoàn thể đấu tranh cho dân chủ tại Mỹ đã nổi bật khi mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt
Nam bắt đầu chớm nở vào đầu thập niên 1990. Hoa Kỳ bắt đầu xét cấp giấp phép
cho nhiều công ty Hoa Kỳ đến mở nhiều văn phòng, bải bỏ các ràng buộc về những
đề án từ những hội đoàn từ thiện Mỹ, và cho phép việc thiết lập những kết nối
đường dây thông tin với Việt Nam.
Mặc
dù quê nhà của họ đã mở cửa đầy đủ để cho người Việt hải ngoại về thăm viếng, đối
với nhiều nhà đối kháng dân chủ, sự chuyển đổi thật chưa được nhanh kịp lắm.
Trong
khi ông Đỗ đã lún sâu vào tình hình chính trị Việt Nam , ông và vợ ông mua một
tiệm cho thuê phim tại phía Trung Nam ở thành phố Los Angeles vào năm 1992. Ông
làm việc mỗi đêm lẫn cuối tuần tại tiệm, sau giờ làm việc tại hãng kỹ sư. Hai
tháng sau, hầu hết cửa tiệm bị đốt cháy, trộm cướp vì một vụ nổi loạn ở Los
Angeles . Gia đình ông bà ĐỗBùi bắt đầu gầy dựng lại, nhưng sau hai lần bị cướp
dí súng vào đầu, họ quyết định bán tiệm.
Vào
năm 1997, họ chuyển dời về Vùng Vịnh, nơi mà ông Đỗ kiếm được việc làm trong một
xí nghiệp điện tử. Sau khi ông bị sa thải, ông mở một tiệm bán bánh mì sỉ — sau
nhiều lần cố gắng tự trao dồi cho mình bằng cách làm thử bánh mì và bánh
crossaint cho cả gia đình dùng mỗi buổi sáng.
Cha
mẹ cô ta làm việc rất nhiều giờ trong những năm tháng cô ta lớn lên, cô con gái
ĐỗBùi Biên 21 tuổi, hồi tưởng lại. Họ không thể đi dự những buổi trình diễn hay
rất nhiều buổi sinh hoạt thi đua sau giờ học tại trường như các phụ huynh khác,
nhưng cô ta không bao giờ mong đợi từ họ.
“Tôi
hiểu. Cha mẹ tôi là những người tị nạn. Họ không phải sinh đẻ ở đây. Họ phải
tìm kế mưu sinh,” cô Biên tâm sự. Dáng người thon, với mái tóc dày và cắt ngang
trán được giấu phía sau tai mà chính cô ta tự cắt lấy.
Sau
khi bán tiệm bánh, ông Đỗ đi làm lại vào năm 2003 cho công ty Applied
Materials, nhà cung cấp sản phẩm và thiết bị lớn nhất thế giới về công nghiệp
điện tử. Là một kỹ sư chế tạo, ông thường bay đến Á Châu hơn 75% cho việc công
tác. Ông cũng có phần hùn vào một tiệm cà phê và bánh tại thành phố Garden
Grove .
Cho
dù ông Đỗ đã thành đạt tại Mỹ, những lòng của ông luôn nghĩ đến đồng bào ở Việt
Nam .
Vào
năm 2002, ông sáng lập Câu lạc bộ Dân chủ cho Việt Nam , với mục tiêu là sẽ hoạt
động từ phía quốc nội. Đó là một phương cách duy nhất để đem lại sự chuyển đổi
thực tiễn, ông tin chắc vậy. Ông Đỗ bắt đầu gởi điện thư hằng tháng đến các nhà
hoạt động tại Việt Nam .
“Rất
nhiều người quan tâm về tình hình chính trị. Họ mong muốn được thấy sự chuyển đổi.
Tôi gởi những bài viết. Tôi kết nối với họ qua Nét. Ông Đỗ nói, ông có vài tá
email nhằm đánh lạc hướng giới cầm quyền. “Rất nhiều người tại Việt Nam tôi cảm
nhận phải có trách nhiệm với họ.”
Với
ông Đỗ và nhiều nhà đối kháng khác, mạng Web thật đã trở thành một phương tiện
quan trọng cho việc chuyển tải thông tin và liên kết tổ chức tại Việt Nam .
Thành
phần sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng mạnh lên đến hơn 7 triệu người sử dụng
trong năm 2005, gần như gấp đôi so với một năm trước đây. Với việc tăng trưởng
đó, chính quyền đã tăng cường sự kiểm soát, đang ra sức giám sát và ngăn chận nội
dung từ Nét.
Tại
nhà, ông Đỗ dùng cái máy laptop để làm việc cho đến khoảng nửa đêm, trong khi
gia đình ít để ý đến việc làm của ông thường ngồi gần đó. Họ cho rằng ông ta
đang làm việc liên quan đến công việc kỹ sư hay đọc báo chí tin tức trên Nét.
Những lần về Việt Nam , ông thường đi vắng vài tiếng đồng hồ, nói rằng đi gặp bạn
bè nhưng thực ra đi gặp các nhà đối kháng. Ông đã tránh khỏi sự chú ý nơi chính
quyền, ông nghĩ vậy, viện lý rằng nếu không thì giới chức trách đã phải bắt ông
hay các đồng sự từ lâu rồi.
Đôi
khi vợ ông ta đặt câu hỏi về những gì ông đang làm, nhưng ông ta thường trả lời
là không có gì cả. Vì ông không muốn bà ta liên lụy vào. “Nếu có gì xảy ra, họ
có thể làm hại đến bà ta,” ông nói vậy.
Quyết đẩy mạnh Dân chủ
Ngay
vào đầu năm ngoái, ông cùng sáng lập Đảng Dân chủ Nhân dân với bác sĩ (Lê
Nguyên Sang) ở Việt Nam , hiện nay đã bị bắt, và thêm một nhà hoạt động khác,
(Trần Hoàng Lê) người vẫn còn đang hoạt động ngầm.
Biểu
tượng của đảng là một hình tam giác gôm tụ của ba tam giác nhỏ như cách tượng
trưng cho ba nhánh (Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp) của chính quyền. Đồng thời
tam giác màu đỏ mang ý nghĩa xương máu tượng trưng cho sự hy sinh, tam giác màu
vàng dành cho dân tộc Việt và tam giác màu xanh biểu hiện sự hy vọng, tương lai
và trẻ trung của tuổi trẻ.
Khoảng
90% đảng viên của đảng hoạt động tại Việt Nam , đa phần là sinh viên. Còn lại
10% thì phân tán trên toàn cầu từ Hoa Kỳ, bên Canada và đến Âu Châu, ông Đỗ
nói, xin phép từ chối không thể tiết lộ con số của thành viên. Chính quyền Việt
Nam , ông quá biết, sẽ có thể tìm ra trong bất cứ lúc nào. “Họ là chủ nhân trên
toàn đất nước. Nếu họ muốn theo dõi, họ sẽ theo dõi. Nó không giống như ở Hoa Kỳ.”
Kể
từ năm 2002, ông vẫn thường giữ liên hệ với các tổ chức bảo vệ như là Hội Ân xá
Quốc tế và Phóng viên Không Biên giới dưới bút hiệu Trần Nam, ông báo động đến
họ mỗi khi các nhà đối kháng bị hành hung tại Việt Nam.
“Vào
lúc ban đầu, không ai chịu lắng nghe. Họ không biết bạn là ai, cho nên tại sao
họ phải lắng nghe bạn?” ông Đỗ nói. “Nên căn cứ vào những thông tin trung thực.
Bạn phải tạo dựng tính tín nhiệm từ đó.”
Ủy
ban Bảo vệ Ký giả dựa vào những phóng viên và gia đình họ, các nhà hoạt động
cho thông tin và nhiều luật sư cho những cập nhật mới về các tình trạng hăm dọa
cho đến tự do thông tin, ông Bob Dietz nói, nhà phối kết chương trình cho một hội
Á Châu tại New York.
“Các
đoàn thể lưu vong và nhiều mạng lưới của các nhà đối kháng hải ngoại rất là nhiệt
tình về việc cung cấp tin tức trong nước — đặc biệt nhất là các loại tin tức mà
chính quyền không muốn lọt ra bên ngoài,” ông Dietz nói, hơn nữa ông Đỗ thường
biết khi nào các ký giả bị bắt giam trước khi giới truyền thông quốc tế tường
trình. “Ông ta vẫn thường xuyên giữ liên hệ với cộng đồng đối kháng tại Việt
Nam , và chúng tôi nhận thấy nơi ông có những nguồn tin tức đáng tin cậy.”
Chính
quyền luôn nhắm vào những “nhà đối kháng-trên Nét” mà họ thường bị bỏ tù về những
tội phạm phổ biến trên Nét các bài viết về những cuộc biểu tình của nông dân,
chuyển dịch các văn bản tiếng Anh như nhan đề “Dân chủ là gì?” lấy từ một trang
Web của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hay những bài viết và bài bình luận khác cho rằng
có tính đe dọa đến sự cầm quyền của nó.
Những
cuộc bầu cử ở Việt Nam thường không được “tự do hay công bằng,” theo bản phúc
trình về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, và hồ sơ về nhân quyền của chính
quyền vẫn còn “không vừa lòng” về việc công an hành hung nghi can, tình trạng
giam cầm khắc nghiệt, ngăn chận việc tự do di chuyển, và ngăn cấm các tổ chức
nhân quyền.
Hơn
khoảng 26.000 người, gồm có tám tù nhân lương tâm, được phóng thích trong ba lần
ân xá tù nhân đánh dấu những lễ kỷ niệm quốc gia năm ngoái, theo tin của Hội Ân
xá Quốc tế.
Trong
tháng Tư năm nay, nhiều giáo sư, nhà văn, lãnh đạo tôn giáo và cựu chiến binh
phát động một phong trào đấu tranh cho dân chủ được biết đến là “Khối 8406,” ký
tên vào bản kiến nghị kêu gọi thay đổi chế độ. Giới chức trách Việt Nam lên tiếng
rằng phong trào đấu tranh này là phi pháp và không chấp nhận được, nói rằng những
hoạt động kiểu “ngụy trang phong trào dân chủ” như một công cụ hầu vi phạm quyền
lợi của nhà nước.
Trong
bối cảnh chính trị đó, ông Đỗ đã gặp mặt hai lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhân dân
trong tháng Bảy tại Việt Nam, để bàn luận làm sao đưa Đảng DCND ra hoạt động
công khai vào năm 2007 và thách đố vai trò hợp pháp của Đảng Cộng sản.
Ông
gặp một lãnh đạo Đảng tại một quán cà phê, và người kia tại một nhà hàng, các
nơi mà họ tham khảo về chiến lược với khoảng 1 tiếng mỗi lần. Ông đã có ý định
sẽ gặp thêm nhiều đảng viên khác nữa, nhưng sau khi phát hiện giới chức trách
theo sát ông vào ngày 4 tháng Tám, ông chấm dứt các liên hệ email.
Khoảng
6g sáng, ngày 14 tháng Tám, đang đứng trước sân nhà nơi ông đang tạm trú với vợ
tại Phan Thiết. Họ đang nghỉ ngơi trò chuyện với bà con thân nhân trước khi dự
định trở lại Mỹ trong vài ngày tới. Bất thình lình một chiếc xe công an với bốn
đàn ông và nhiều công an thường phục bao vây căn nhà hai-phòng.
“Xong
rồi, kể như tàn,” ông nghĩ vậy.
Họ
tấn công vào nhà làm mọi người run sợ. Công an cáo buộc ông là kẻ khủng bố và
đang âm mưu chuẩn bị đặt bom tại Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
“Phải
rời khỏi Việt Nam ngay,” ông nói nhanh với vợ ông, không có thể tiết lộ cuộc sống
hai mặt của ông cho bà ta.
“Con
trở lại ngủ đi,” ông bảo dặn cháu trai 9 tuổi của ông, đứa bé bắt đầu khóc vì sự
hiện diện của những người đàn ông lạ mặt.
Bà
con lối xóm đứng nhìn theo dõi nhưng không dám đến gần. Tại đồn công an địa
phương, giới thẩm quyền vặn hỏi bà Tiên Jane về chồng và gia đình bà. Trong lúc
này, công an chở thẳng ông Đỗ vào Sài Gòn, khoảng bốn tiếng đồng hồ lái xe.
Ông
Đỗ đã sống sót ngoài biển đại dương, trải qua vụ nổi loạn tại Los Angeles và
qua nhiều gian truân khi hội nhập vào Mỹ. Nhưng sự thử thách khó khăn nhất thật
sự đã bắt đầu.
Ngồi Tù
“Kể
cho chúng tôi về cái đảng của ông. Các đảng viên của ông sinh sống ở đâu? Đưa
cho chúng tôi các địa chỉ email của họ.” Lúc đầu, giới công an cáo buộc ông ta
là kẻ phản bội, kẻ khủng bố, kẻ phản động. Đến ngày thứ ba, họ vặn hỏi ông Đỗ về
Đảng chính trị của ông và cái bút hiệu của ông, hiển nhiên ông thừa biết mục
tiêu của họ là cố moi móc cái tổ chức của ông.
Giới
công an đã hỏi cung ông Đỗ hai hoặc ba lần mỗi ngày tại một nhà tù nhỏ kéo dài
khoảng bốn tiếng rồi ngưng nghỉ và tiếp tục lại từ đầu. Hoặc chúng giam nhốt
ông biền biệt trong khoảng vài ngày, nhiều khi ông muốn được đi ra ngoài, nói
dăm ba câu vô thưởng vô phạt vì không chịu đựng cái không khí nóng và trống vắng
đó.
Chúng
gắng sức làm cho ông bối rối bằng cách nói với ông là những lãnh đạo của đảng
mà ông đã gặp đã bị bắt sau ông hai ngày. Ông Đỗ liếc xuống tập hồ sơ thì nhận
hiểu được là chúng nói láo. Những người đó cũng bị bắt cùng ngày với ông, một
người bị bắt tại văn phòng bác sĩ, người kia bị bắt ngay ở nhà. Ông Đỗ đổ lỗi
cho ông vì thiếu cẩn trọng nên mới dẫn đến vụ bắt bớ.
Ông
kể cho giới công an những gì mà ông nghĩ họ đã biết. Ông nghi đoán là giới thẩm
quyền đã theo dõi ông sau buổi ông gặp mặt với những nhà hoạt động hoặc đã theo
sát những lãnh đạo đảng tại Việt Nam từ lâu qua việc đọc trộm emails của họ.
Nhóm
công an hăm dọa ông là cho ngồi tù mút mùa và nói với ông, “chết hay sống hoàn
toàn phụ thuộc vào họ.”
Chúng
còn bắn tiếng hăm dọa ảo về vợ ông, nói rằng, “Bà ta đang ở đây,” làm ông Đỗ lo
lắng.
Bà
Tiên Jane đã ở lại sau khi đến Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ yêu cầu sự giúp đỡ. Nhưng giới
thẩm quyền cắt các đường dây điện thọai và Internet nơi mà bà ta tạm trú, vì lẽ
đó bà rời Việt Nam vào ngày 15 tháng Tám trong tâm trạng thất vọng.
Ngay
ngày đầu ông bị bắt giam, ông Đỗ đã bắt đầu tuyệt thực, chỉ uống sữa, nước
chanh, nước lạnh và bột gạo. Ông ở chung phòng với hai người tù, hai người mà
ông cho là có công cứu sống ông. Khi ông yếu đuối và kiệt sức, họ giúp ông ăn uống
và tắm rửa.
Ông
Đỗ nằm ngủ trên sàn xi măng và mặc bộ đồng phục tù nhân sọc đen và trắng — giống
như trong một cuốn phim ông rất thích, “Papillon – người tù khổ sai” câu chuyện
về một người đàn ông bị oan, bị kết tội giết người nhưng luôn tìm mưu tính kế
trốn thoát hết lần này đến lần khác.
Ông
quên mất giờ giấc. Để giết thì giờ, ông luôn ngồi thiền. Khi ông bắt đầu hoạt động
đấu tranh cho dân chủ, ông thường luyện tập ngồi thiền cho tình huống xấu có thể
xảy ra như sự việc này. Khi mới bị bắt vài ngày, buồn ông cũng làm thơ:
Người Tù Cô Đơn *
Đêm
nghe mưa trong tù
Ngồi đếm lá thu bay
Đêm nghe mưa trong tù
Buồn nát những cơn say
Ngồi đếm lá thu bay
Đêm nghe mưa trong tù
Buồn nát những cơn say
Sao
đi mãi không về
Để em ngóng em trông
Đêm nghe mưa trong tù
Lệ ai rớt thành giòng
Để em ngóng em trông
Đêm nghe mưa trong tù
Lệ ai rớt thành giòng
Và
ông buồn chảy nước mắt, ngẫm nghĩ đến gia đình ông. “Chuyện gì đang xảy ra đến
họ, cuộc sống họ ra sao — việc ấy làm tôi đau đớn vô cùng. Nếu tôi nghĩ nhiều đến
việc ấy, tôi chắc sẽ điên lên.”
Một
buổi tối, không khí thật nóng bức và ngộp thở. Nhìn qua cửa sổ chỉ thấy bầu trời
âm u. Ông Đỗ té xuống sàn nhà, thở hổn hển, rồi lại nghẹt thở, trong sự quằn quại
do cơn bịnh suyễn. Ông nghĩ ông sẽ chết. Ông nghĩ đến gia đình ông.
Hai
người bạn tù của ông bắt đầu khóc và cầu cứu mấy người canh gác giúp đỡ. “Làm
ơn! kêu bác sĩ”
“Ông
ngưng tuyệt thực đi,” người canh gác đáp lại, và không làm gì hết.
Ông
Đỗ cố bò qua phía vách tường dưới cửa sổ, và ngồi đó đến khi ông lấy lại hơi thở.
Đấu tranh từ phía bên nhà
Trong
vào tuần đầu, gia đình ông Đỗ làm việc với Bô ngoại giao cho việc phóng thích
người cha của họ. Nhưng giới thẩm quyền Việt Nam không cho phép nhân viên toàn
lãnh sự Hoa Kỳ thăm viếng cho đến ngày 1 tháng Chín. Trong buổi gặp mặt đó, ông
Đỗ phủ nhận ông là người khủng bố và tiết lộ là ông là lãnh đạo của Đảng Dân chủ
Nhân dân — cái tin thật là một sự hoàn toàn sửng sốt đối với gia đình ông ta.
Giới
chức trách Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nói rằng họ không thấy chứng cớ nào cho rằng
ông Đỗ có ý định tấn công lãnh sự của họ tại SàiGòn cả.
Cậu
con trai tên Viên và cô con gái tên Biên sau cùng lại bắt đầu tìm cách liên hệ
với các tổ chức nhân quyền, chính khách và phóng viên. Cả hai quyết định tạm
nghỉ học đại học để lo việc cho vụ kiện của cha họ.
“Kính
gởi Quí Ông, cha tôi là một công dân Hoa Kỳ và cư dân của San Jose , Cali . Ông
bị giam cầm tại Sài Gòn. Văn thư đính kèm và dưới đây là bản tường trình chính
xác của gia đình tôi về việc giam cầm,” trích từ một email. Ban đầu chỉ nhận được
vài phúc đáp. Anh em họ không có kinh nghiệm làm việc với giới truyền thông báo
chí, với sự hoạt động, trong việc họp mặt với giới chính khách — nhưng họ kêu gọi
các đoàn thể có kinh nghiệm và liên lạc với những ai họ biết. Một người bạn
giúp họ tạo dựng một trang web nhà, freecongdo.org, những bạn khác chuyển tải
các kiến thư.
Tại
trường Trung học Pioneer ở San Jose, cô Đỗ Bùi Biên giữ chức vụ trưởng hội của
hội Xã hội Danh dự, người sáng lập của một liên minh giới-đồng tính và học sinh
đại diện cho khu vực trường học, và vài vai trò lãnh đạo khác.
Về
việc vận động cho cha của cô, cô là một “phát ngôn viên và nhà chiến lược chính
trị”, cậu trai Viên là “người cố vấn về công nghệ và giao liên” của họ, và bà mẹ
của họ là “tổng biên tập.”
Những
danh chức đó “chỉ là một cách để giữ chúng tôi đừng quá nghiêm trang,” cậu trai
ĐỗBùi Vien nói, 24 tuổi, người như họa sĩ, với bộ râu quai nón và cao gầy và đội
mũ len và chiếc áo rút ngắn loại hípbi.
Các
công tác với danh chức cao trọng này chỉ là sự tương phản đối với sự thực tiễn
non trẻ của họ. Họ làm việc sát bên nhau mỗi ngày với những cái láptóp của họ tại
phòng ăn của họ, tìm kiếm qua các dĩa floppy và trên mạng Nét, lần mòn đầu mối
về cuộc sống bí ẩn của cha họ — lắm lúc cũng gặp trở ngại về ngôn ngữ. Cả hai
nói được tiếng Việt, nhưng không thể đọc thông thạo lắm.
Sự
gần gũi gia đình ngày một gắn bó thêm. Biên và Viên thay phiên nhau nấu nướng,
để trợ phụ bà mẹ của họ, và giúp đưa và đón cậu em út của họ, Niên, đến và từ
trường. Họ không giấu giếm gì với cậu trai út để tóc giống Beatles Niên hết, mọi
lần họp mặt đều luôn bao gồm cậu nhỏ. Bà Tiên ngủ chung giường với cậu út hầu
giúp cậu cảm thấy an toàn.
Bà
và chồng bà ít khi thảo luận về chính trị nhiều; bà không quan tâm như ông ta,
bà Tiên Jane, 43 tuổi, nói, người có dáng hình thon và nhìn rất trẻ, với mái
tóc đen uốn dài. Bà có lẽ sẽ ngăn chận ông, nếu bà biết những việc làm của ông.
Nhưng bà không giận ông ta về việc giữ công việc của ông một cách bí mật. Bà chỉ
rất muốn có thể chia sẻ mọi chuyện với ông, hòng hiểu biết thêm, bà Tiên Jane
tâm sự, một chuyên viên kỷ thuật cho công ty viễn thông satellite. Phần lớn
thân nhân gia đình của ông Đỗ tại Việt Nam không biết là ông bị giam giữ hầu
như trong thời gian ông ngồi tù. “Chúng tôi không muốn đem đến sự gánh nặng
[cho họ],” cô em gái Đỗ Ivy của ông nói, hiện sinh sống tại bang Texas .
Cho
đến tháng Chín, gia đình ông nhận được sự chiếu cố nơi giới báo chí truyền
thông và giới chức trách Hoa Kỳ. Tuy nhiên vào lúc ban đầu gia đình ĐỗBùi cố
tránh phát biểu bất cứ điều gì mà có thể làm mờ đi về sự giam cầm của cha họ, họ
sớm nhận hiểu rõ là sự việc của gia đình họ được đáng quan tâm và có thể giúp
xúc tiến sự hổ trợ từ công luận.
Gia
đình ông ta tham dự buổi họp mặt tại San Jose và Hạt Cam và bà Tiên Jane phát
biểu trước buổi điều trần do Quốc hội Nhân quyền đảm trách tại Hoa Thịnh Đốn.
Chính
quyền Hoa Kỳ đã tiêu dùng bao nhiêu triệu, công khai lẫn bí mật, cho việc cổ võ
thể chế dân chủ, hổ trợ những nhà đối kháng và gắng sức thay đổi nhiều chế độ
trên toàn thế giới, những chuyên gia về chính sách ngoại giao tiết lộ như vậy.
Tuy
nhiên, Việt Nam hiện thời không thể hiện sự thách đố về an ninh và không phải
thù địch đối với Hoa Kỳ. Sự giao thương song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt
được US$7,8 tỷ trong năm 2005, nhiều hơn kể từ US$800 triệu trong năm 2001, khi
sự thỏa hiệp giao thương bắt đầu mang hiệu lực.
Các
cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam và tiêu chuẩn đời sống ngày càng cao cũng đã
giảm bớt sự kiểm soát của Cộng sản đối với cuộc sống hằng ngày, bởi vì chính
quyền đang theo đuổi nhiều mối quan hệ kinh tế đa phương với thế giới bên
ngoài. Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, viết tắc là
(WTO), và như vậy, sẽ đòi hỏi giảm thấp các chướng ngại về giao thương và những
trợ cấp cho những sản phẩm của nó. Muốn được những ưu tiên của các loại thuế thấp,
Hoa Kỳ phải cần thiếp lập các mối quan hệ thương mại bình thường.
Tháng
vừa qua, các lãnh đạo của Hạ viện Đảng Cộng hòa ngưng chận một dự luật đối với
sự giao thương bình thường với Việt Nam, hoãn lại cuộc bỏ phiếu cho đến tháng
Mười Hai sau khi một tiêu chuẩn bị thất bại để thông qua vì đòi hỏi với tỷ lệ
hai-phần-ba số phiếu cho việc cần thiết của quy chế — ngay trước phút chuyến
thăm viếng Hà Nội của tổng thống Bush về việc hội nghị APEC.
Ông
Đỗ nói là ông không được sự hổ trợ từ phía chính quyền Hoa Kỳ, nhưng khi ông bị
giam cầm, họ vận động cho sự phóng thích của ông. Bà Dân biểu Zoe Lofgren, thuộc
Đảng Dân chủ ở San Jose, nhiệt tình ủng hộ bản chất chính nghĩa nơi ông, cũng
như Hội đồng Thành phố của San Jose, ông Thống đốc bang Cali Arnold
Schwarzenegger và nhiều đoàn thể nhân quyền. Ông Bộ trưởng Ngân quỹ Hoa Kỳ
Henry Paulson có nói chuyện với bộ trưởng tài chánh Việt Nam liên quan đến sự
kiện của ông Đỗ, trong lúc hai người gặp mặt tại Singapore cho một hội nghị
kinh tế Á Châu, theo lời bà Lofgren, người đã phối hợp các nổ lực nhằm bảm đảm
sự phóng thích của ông. Maury Harty, phụ tá bộ trưởng ngoại giao cho Cơ quan
Giao thiệp Lãnh sự, đã gặp giới viên chức của Bộ Pháp lý trong lúc viếng thăm
Việt Nam. Công ty Applied Materials, nơi ông làm, cũng đã được giới vận-động-hành-lang
của họ nói chuyện qua-phôn với nhiều nghị viện quốc hội, từ đó họ liên hệ với Bộ
Ngoại giao và Toà Lãnh Sự Việt Nam .
“Chính
quyền Việt Nam hiểu được bản thông điệp này là họ đã làm phương hại đến mối
quan hệ thương mại bình thường bền vững,” bà Lofgren phát biểu. “Vị trí của họ
không thể giữ vững được.”
Vào
ngày thứ 38 giam cầm, quản giáo trại gọi ông Đỗ ra cho buổi làm việc ban sáng.
Họ bắt ông phải thừa nhận ông là kẻ khủng bố, một cáo tội mà ông vẫn phủ nhận.
Họ cho ông về lại phòng giam và khoảng một giờ sau, họ dẫn ông đi khám sức khỏe,
lần đầu tiên khi ông vào tù.
Công
an quay phim và chụp hình buổi khám sức khỏe của ông, ông Đỗ nói, ông suy đoán
là giới thẩm quyền sẽ dùng các đoạn phim đó cho việc tuyên truyền, hoặc chứng
minh với công luận, gia đình rằng là ông vẫn còn sống.
Ông
trở lại phòng giam sau vài tiếng đồng hồ, khi công an nói ông nên thu xếp đồ đạc
áo quần của ông bởi vì ông phải chuyển đi qua phòng giam khác. Nhưng đến lúc họ
ra lệnh cho ông phải thay áo quần thường phục — quần jean và áo thun vàng Eddie
Bauer — ông nhận biết là ông sẽ được phóng thích.
Giới
cầm quyền đưa nhanh ông ra phi trường, nơi mà ông gặp nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ,
họ đã gọi phôn cho gia đình ông và đứng đợi với ông để chắc chắn là ông an toàn
cho đến khi ông lên máy bay với chuyến bay chiều vào ngày 21 tháng Chín.
Sau
vài phút máy bay cất cánh, ông dùng phôn di động của ông để gọi cho bà Tiên
Jane. Ông trào nước mắt. Ông muốn được gặp gia đình ông, ông nói.
Sau
hai mươi-ba tiếng — và trong sự kỳ diệu của ranh giới Ngày giờ Quốc tế — ước vọng
của ông đã đạt được trong cùng ngày.
Vợ
ông và con cái chạy về hướng ông Đỗ khi ông bước ra khỏi cổng tại Phi trường Quốc
tế San Francisco. Vợ ông qùi xuống và ôm lấy ông.
Vài
chục người ủng hộ cũng vẫy chào với những lá cờ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, cầm những
đoá bông hoa và cầm các bảng chào đón, trong đó có ông Ngô Diễm, một lãnh đạo
trong cộng đồng.
“Tôi
rất hãnh diện ông ta là bạn tôi. Mỗi người Việt là nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng
sản,” ông Ngô nói, người quen biết ông Đỗ khi con cái của ông theo học trường
Việt tại địa phương. Ông Ngô thường đọc những bài viết của “Trần Nam,” nhưng
không biết tác giả của chúng là cùng một người cho đến khi ông Đỗ bị bắt. “Anh
ta trẻ trung và hăng say, một người yêu nước. Anh ta rất dũng cảm.”
Đám
đông tại phi trường đã báo hiệu cho ông Đỗ là lần đầu tiên ông đã trở thành một
nhân vật của công chúng, một anh hùng của cộng đồng — những hoạt động nơi ông
không còn trong bí ẩn nữa.
“Không
ai biết tôi hết. Đó là cách tôi làm,” ông Đỗ nói, không thoải mái với sự chú ý.
“Nay mọi người biết tôi, và tôi phải chấp nhận thôi. Đời tôi nay thật sự đảo
ngược rồi.”
Ông
Đỗ mất hơn 9 kg trong sự thử thách này, nghỉ ngơi được vài tuần đầu tại nhà.
Tuy ông đã có nhiều cuộc phỏng vấn, hiểu rằng 15 phút tiếng tăm của ông — và một
giai đoạn nổi bật về Việt Nam — có thể sớm kết thúc.
Ông
tiếp tục công việc vận động đòi phóng thích hai đảng viên lãnh đạo Đảng DCND bị
bắt trong tháng Bảy, cùng với bốn đảng viên khác cũng đang bị giam cầm. Ông đã
đi làm trở lại vào cuối tháng Mười.
Ngay
sau khi ông trở về, ông Đỗ đã bắt đầu gởi những bài viết mang tên thật của ông,
với sự phụ giúp của con cái ông, những người gôm được nhiều mối liên hệ trong
lúc vận động cho sự trả tự do của ông. Ông Đỗ biết là ông sẽ không thể trở về
thăm Việt Nam được dưới chế độ hiện thời. Một lần nữa, ông lại bị cắt đứt với
thân nhân gia đình tại Việt Nam.
“Nó
cũng tương tự như mất một phần của cuộc đời bạn,” ông Đỗ nói, ông mơ ước sẽ được
nghỉ hưu tại Việt Nam. “Tôi phải làm việc tích cực hơn nếu tôi muốn trở về Việt
Nam.”
* Vanessa Hua, phóng
viên báo San Francisco Chronicle, đã nhận được giải thưởng báo chí AAJA cho bài
viết về nhà đối kháng Đỗ Thành Công, một công dân Mỹ gốc Việt đang sống tại San
Jose đã bị cầm tù tại Việt Nam năm 2006. Câu chuyện viết ngày 10 tháng 12,
2006, về cuộc bắt bớ, cầm tù, và được thả ra của ông Công nhờ sự vận động của
gia đình và của cả cộng đồng tại Hoa Kỳ, trong đó có bà dân biểu Zoe Lofgren và
Thống Đốc California Arnold Schwarzenegger.
*
Người Tù Cô Đơn
Đêm
nghe mưa trong tù
Ngồi đếm lá thu bay
Đêm nghe mưa trong tù
Buồn nát những cơn say
Ngồi đếm lá thu bay
Đêm nghe mưa trong tù
Buồn nát những cơn say
Sao
đi mãi không về
Để em ngóng em trông
Đêm nghe mưa trong tù
Lệ ai rớt thành giòng
Để em ngóng em trông
Đêm nghe mưa trong tù
Lệ ai rớt thành giòng
Người
tù ngồi cô đơn
Thân lạnh lùng
Đêm chập chùng
Thân lạnh lùng
Đêm chập chùng
Ngưòi
tù ngồi bơ vơ
Mưa mịt mùng
Xa nghìn trùng
Mưa mịt mùng
Xa nghìn trùng
Người
tù ngồi nơi đây
Chôn cuộc tình
Theo đời mình
Chôn cuộc tình
Theo đời mình
4
Phan Đăng Lưu
20/8/06
20/8/06
———
Prisoner
Lonely
Night
is falling/I am here in jail, listening to the rain
Out There somewhere/Leaves are falling/Killing my soul slowly
Out There somewhere/Leaves are falling/Killing my soul slowly
Why
am I not home/Why am I not There/Night is falling
I am here in jail, listening to the rain
Out There somewhere/One is crying There
I am here in jail, listening to the rain
Out There somewhere/One is crying There
I
am here
Prisoner lonely, cold in a far away night
Prisoner stripped, rain in a forever good bye
Prisoner trapped, love and life leave me
Prisoner lonely, cold in a far away night
Prisoner stripped, rain in a forever good bye
Prisoner trapped, love and life leave me
Tran
Nam
Phan Dang Luu’s Prison
August 20, 2006
Phan Dang Luu’s Prison
August 20, 2006
No comments:
Post a Comment