Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2014-12-18
2014-12-18
Người
Việt sinh sống ở Nga, từ dân buôn bán, người đi làm, những vị cao tuổi, các bà
nội trợ, tất thảy không tranh khỏi cơn sốc mất giá đồng Rúp. Từ Moscow, ông Dũng, chuyên kinh
doanh áo quần trẻ em với những mặt hàng đánh từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn
Độ, Việt Nam, cho biết ngán ngẩm là từ người Việt bây giờ nói với nhau khi thấy
đồng Đô La nhảy vọt từng ngày so với đồng Rúp:
Tôi
vừa đi kiểm tra toàn bộ khu vực trung tâm của Moscow này, thực chất là nhìn bảng
điện tử đấy, nhìn Đô nó nhảy mà chóng mặt, hoảng hết. Bản thân tôi thấy Đô nó
nhảy là choáng luôn, 84 rúp mới được một đô la.
Ngán ngẩm hết cả, trước đó chỉ có 32 thôi.
Chưa
hết, ông Dũng nói tiếp, hiện đang có
lời đồn đãi trong giới buôn bán chạy chợ người Nga cũng như người Việt là rồi đồng
Rúp sẽ còn rớt giá không phanh trong thời gian tới:
Đồng
Rúp thí dụ tờ 100 thì bây giờ đánh bay đi một số là chỉ còn khoảng 10. Chẳng hạn
trước kia anh có 100 đồng thì bây giờ anh chỉ còn có 10 đồng. Người ta đang dự
đoán đấy, còn bà con giờ cũng chỉ thở hắt ra thực chất không biết là tình hình
nó như thế nào.
Được
hỏi tới về ảnh hưởng của đồng Rúp mất giá đối với bản thân, ông Dũng trả lời công việc buôn bán làm
ăn của ông bị tác động rất nhiều:
Riêng
đối với tôi thì nó ảnh hưởng quá nhiều, kinh tế trước kia của tôi chẳng hạn có
ba phần thì bây giờ còn mỗi một phần. Tôi buôn bán đồ trẻ con, hàng thì đa chủng
loại, hàng Trung Quốc, hàng Thổ Nhĩ Kỳ, hàng Ấn Độ, hàng Việt Nam, hàng xưởng
may bên này tự sản xuất lấy.
Thực
chất bây giờ đồng Đô nó nhảy khủng khiếp, từ sáng tời giờ nó nhảy chóng mặt
luôn, bà con bây giờ coi như đang nằm chờ xem sự xoay vần nó ra làm sao. Hai nữa
bây giờ nó lại rơi vào tầm cuối năm. Ảnh hưởng quá đi chứ vì thực chất trước
kia mình có 10 đồng thì bây giờ mình chỉ có 4 đồng, qui ra Đô thì nó quá
là ảnh hưởng. Nói chung Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ sang làm việc ở Nga này thì
người ta qui bằng Đô La hết, do đó nó ảnh hưởng cực kỳ lớn, tức là bà con mất
phải hai phần ba rồi.
Bà Bình, vừa là người đi buôn
mà cũng là nội trợ, nói về giá cả thực phẩm từ khi đồng Rúp tiếp tục mất giá :
Trước là 32, một 100 Đô La là 3.200 Rúp, mà bây giờ nó lên tới
84, thì 100 đô là 8.400 Rúp, tăng lên hai lần rưỡi cơ. Ví dụ như chúng tôi
vào siêu thị của Nga thì tăng không đáng kể đâu, có những loại tăng 10%
hay 5% thôi chứ không nhiều.
Còn
người Việt Nam mình ra mua những hàng Việt Nam, gọi là hàng xách tay
sang, đồ ăn đồ uống rau củ quả tất cả các loại hoa quả đều lên giá theo đồng
đô. Ví dụ trước là 400 Rúp một cân nhưng bây giờ theo đồng đô là nó lên 600,
lên 700.
Đương
nhiên cái khó về đồng tiền cũng hạn chế sự tiêu pha của các bà nội trợ mà
có đầu óc buôn bán và tính toán, bà
Bình giải thích tiếp:
Biết
là khó khăn rồi, tôi cũng là người buôn bán chứ tôi có phải không là người buôn
bán đâu. Khó khăn là thế này, đồng tiền khó thì đi chợ người ta mua hàng
nó ít đi. Người ta đi mua ít thì người bán hàng, trước bán khoảng 100 mặt hàng,
bây giờ người ta mua ít thì chỉ 50 mặt hàng thôi mà thuế thì cũng như thế,
tức là mức thu nhập của người ta nó kém đi.
Làm
thì phải lấy hàng về lúc đầu, lấy hàng thì bằng đồng Rúp mà bán ra rồi thu về
cũng bằng đồng Rúp. Bây giờ thu vào đồng Đô thì nó bị như thế. Nếu đồng tiền của Nga mà sử dụng trong nước Nga thì
không ảnh hưởng gì cả. Từ khi Đô còn 32 thì tôi cũng còn tiền Rúp tôi để
đây nhưng tôi cũng không sử dụng đến. Tới khi thấy nó lên thì tôi cứ chờ cho nó
xuống nhưng nó không xuống. Đến hôm mà tôi mua Đô vào là nó đã 54.1 mà trước chỉ
giá 32 thôi. Ảnh hưởng là những người muốn thu tiền Đô gởi về Việt Nam hoặc là
những người đánh hàng từ Việt Nam hay đánh hàng từ Tàu sang. Đúng là mất, trước
kia về được 10.000 thì bây giờ về chỉ được 5.000 thôi.
Ở
Nga năm 2014 này nó thế thôi, chứ còn những năm trước kia ấy, những người làm ở
Nga này tiền mà gởi về Việt Nam có khi còn nhiều hơn hơn ở bên Mỹ. Tất cả trước
giờ năm 2014 này là căng nhất.
Người dân chao đảo
So
với người chỉ đi làm việc trong công sở như chị Lan Hương, định cư tại Moscow đã 26 năm và hoàn toàn không buôn
bán thì tình trạng tỷ giá Rúp trên Đô La bắt đầu trượt mạnh từ tháng trước
khiến ai nấy dù biết mà vẫn cảm thấy vô cùng bị chao đảo:
Thực
ra đầu năm nó chỉ trượt rất ít và nó không làm cho người ta cảm thấy được ảnh
hưởng của nó đối với đời sống. Nhưng mà nó làm cho người ta phải suy nghĩ và hết
sức lo âu bắt đầu từ tháng Mười Một đến nay, khi mà Ngân Hàng Trung
Ương quyết định thả nổi đồng Rúp cho nó bơi tự do thì từ đó đến nay đồng
Rúp mất giá rất nhanh. Mỗi ngày trượt đi mấy Rúp, như hôm qua là trượt 10%
và hôm nay trượt 30% là kỷ lực từ xưa đến nay.
Tình
trạng căng thẳng hiện nay có lẽ là chỉ so sánh được với tình trạng gọi là
“default” của nước Nga hồi năm 1998 mà thôi. Trong mấy tháng qua và đặc biệt
trong mấy ngày qua cái biến đổi của đồng Rúp quá mạnh, nó làm người ta chóng mặt.
Từ sáng đến giờ thôi đồng Rúp đã mất giá khoảng 30% rồi.
Về
giá cả thực phẩm, chị Lan Hương dự đoán
, sẽ tăng liên hoàn trong thời gian tới:
Tất
cả đồ dùng sinh hoạt cũng như thực phẩm ăn uống của Nga chủ yếu nhập từ nước
ngoài về, cho nên việc thay đổi tỷ giá đồng Rúp và Đô La này chắc chắn trong thời
gian tới nó sẽ thay đổi liên hoàn và như vậy sang năm mới thì giá cả
sẽ đắt đỏ lên trông thấy.
Chẳng
hạn lúc trước đi chợ cho cả gia đình thì hết khoảng 4.000 Rúp, bây giờ
cũng chỗ thực phẩm đó là 5.000 Rúp rồi. Như vậy thực phẩm tăng giá khoảng 25%.
Đó là giá thực phẩm
mà người ta còn đương đầu được, còn giá dược phẩm tức thuốc men khi đau ốm thì
khỏi nói.
Nhìn
vào giá thuốc thì mới gọi là tăng tất nhiều . Lúc trước chỗ thuốc đó mua bảy
tám trăm Rúp thì bây giờ nó lên vào khoảng hơn 1.000 hoặc 1.500 Rúp rồi.
Thành
ra vào thời điểm này là phải giám tối đa những chi phí không cần thiết, chỉ chủ
yếu dành cho những chi phí quan trọng mà không thể thiếu được hàng ngày như thực
phẩm, tiền cho con cái đi học, hoặc là tiền thuốc vân vân... khi bị hắt hơi sổ
mũi mà cần phải mua.
Cuộc
sống bây giờ quay chung quanh những cái thay đổi nó quá là nhanh và bất ngờ như
vậy thì nó ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều.
Có
người, dù đã quen nếp sống và những thăng trầm của nước Nga từ thời bao cấp
sang thời kinh tế thị trường, cũng ưu tư không kém trước sự mất giá không gượng
được của đồng Rúp. Nhà báo Nguyễn Minh Cần,
sống tại Nga tròn 50 năm, chia sẻ rằng tình trạng kinh doanh buôn bán khó
khăn hiện giờ không chỉ thuần là vì trở ngại kinh tế:
Phải
nói thật là sau vụ sát nhập Crimea vào nước Nga rồi chuyện thanh lập các nước gọi
là Cộng Hòa Nhân Dân ở miền Đông Ukraina rồi gây chiến tranh ở đấy vân vân, cộng
thêm với những sự trừng phạt của Hoa Kỳ và của Châu Âu thì người ta cảm
thấy rõ ràng tình trạng đồng Rúp đi xuống rất rõ rệt.
Tình
hình bây giờ rất nghiêm trọng, đồng Rúp tuột gía không phanh ảnh hưởng rất nhiều
đến việc làm của anh chị em. Đối với các anh chị em buôn bán hoặc có cơ sở may
họ phải mua nguyên liệu bằng đồng Đô La, phải trả cho công nhân bằng Đô La, cho
nên anh chị em kêu ghê lắm. Kinh doanh bị ngưng trệ rất trầm trọng, đấy là tình
hình trong cộng đồng người Việt mình ở đây.
Đã
về hưu và hiện đang lãnh tiền hưu trí, đồng Rúp xuống giá làm lợi tức của ông Nguyễn Minh Cần cũng
không khỏi bị thiệt thòi:
Trước
đây tiền hưu của chúng tôi nếu so với đồng Đô La thì được khoảng 500USD. Bây giờ
đồng Rúp tụt xuống, mà chúng tôi không được thêm tiền hưu gì cả, cho nên nó còn
250 Đô La thôi. Ngay bản thân đời sống của những người Nga mà sống bằng
lương hưu thì lúc này thật là khó khăn.
Không phải chúng tôi mà ngay cả những nhà kinh doanh loại trung
và loại nhỏ người ta cũng tìm cách chạy khỏi nước Nga. Người ta bán nhà, bán cơ
sở để đi ra nước ngoài, một hiện tượng rất rõ ràng.
Chính
quyền thủ đô Moscow vừa loan báo là bắt đầu năm 2015, khoảng 28 bệnh viện trong
thành phố sẽ đóng cửa, gần 2000 nhân viên y tế sẽ mất việc, bất kể ba lần
tổ chức biểu tình để phản đối.
Cái
đó ảnh hưởng đến người già của chúng tôi rất nhiều. Không phải vì Moscow thừa bệnh
viện đâu. Tôi có đi bệnh viện tôi biết là biết bao nhiêu người nằm ở hành lang,
tức là bệnh viện nó chật đến như thế. Bây giờ giảm bớt đi thì nhiều người già họ
nói rằng hay là chính sách người ta muốn người già sớm chết đi để nhẹ gánh cho
nhà nước. Cái tình trạng đồng Rúp nó ảnh hưởng đến toàn bộ như thế.
Điều
sau rốt nhà báo Nguyễn Minh Cần muốn
chia sẻ là ngoài dự tính cắt giảm ngân sách y tế và giáo dục, rồi đây
chính phủ Liên Bang Nga sẽ còn đưa ra nhiều quyết định ông cho là đáng tiếc,
thí dụ việc đóng cừa một công trình nhân văn và lịch sử đáng giá của
quốc gia, Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga:
Vào
cuối năm thì người ta bàn tán xôn xao về vấn đề đó rất nhiều. Viện Hàn Lâm Khoa
Học của nước Nga đã có lịch sử trên 300 năm, thành tựu của nó cũng rất lớn. Sang năm 2015 sẽ không còn tồn tại Viện Hàn Lâm
Khoa Học của nước Nga nữa. Đó là cái có thể nói rất khủng khiếp đối
với các nhà khoa học.
Vừa
rồi là câu chuyện người Việt ở nước Nga thời bão giá, đồng Rúp xuống thấp tới mức
gây sốc kể từ 26 năm qua.
No comments:
Post a Comment