Monday, 29 December 2014

Tóm tắt top 10 sự kiện nổi bật năm 2014 (James M. Lindsay, Council on Foreign Relations)





James M. Lindsay, Council on Foreign Relations
Tùy Vũ, Phía Trước chuyển ngữ
Posted on Dec 29, 2014

Mỗi năm qua đi đều để lại những sự kiện nổi bật xảy ra trên thế giới. 2014 không phải là một năm ngoại lệ. Dưới đây là danh sách 10 sự kiện ý nghĩa nhất năm do tôi chọn ra. Một vài câu chuyện trong danh sách này có thể sẽ tiếp tục làm nóng bầu không khí báo chí năm 2015.

# Sự kiện 10: Vụ mất tích của chuyến bay 370 hãng hàng không Malaysia.
Vụ mất tích của chuyến bay 370 của hãng hàng không Malaysia là một bí ẩn của thời đại. Làm sao một chiếc máy bay lại có thể đơn giản là biến mất như vậy? Đặc biệt là trong một thời đại thông tin toàn cầu phủ khắp? 9 tháng sau khi chiếc máy bay chở 239 hành khách đi từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh biến mất, chúng ta vẫn chưa tìm ra bất kỳ manh mối nào. Có vẻ như đây là một tai nạn cực kì thảm khốc. Hoặc chuyến bay này đã gặp không tặc. không một ai biết thêm được điều gì hết. Chiếc máy bay đã mất liên lạc với bộ phận kiểm soát hàng không trên khu vực biển Đông, nơi diễn ra các tranh chấp về lãnh thổ. Tuy nhiên, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Úc, và Mỹ đã hợp sức để tìm kiếm chiếc máy bay xấu số, tạo ra bước đột phá lớn về quan hệ quốc tế. Điều đó không có nghĩa là tất cả các bên cảm thấy vui mừng với vụ tai nạn chưa được làm sáng tỏ này. Trung Quốc đặc biệt chỉ trích các nỗ lực tìm kiếm của Malaysia, buộc tội chính phủ Malaysia quanh co chối bỏ các phát ngôn chính thức về việc này. Công cuộc tìm kiếm chuyển hướng từ biển Đông tới Ấn Độ Dương sau khi cơ quan điều tra phát hiện chiếc máy bay có thể đã chuyển sang chế độ phi công tự động 5 tiếng đồng hồ sau khi mất liên lạc với bộ phận kiểm soát hàng không dưới mặt đất. Vì vụ việc này đã phủ sóng toàn bộ truyền thông báo chí, do đó người dân trên toàn thế giới biết được thông tin về khả năng kém ánh xạ của Ấn Độ Dương và công nghệ hiện đại vẫn không có khả năng tìm kiếm ở tầng đáy biển. Vụ mất tích của MH – 370 đã gióng một hồi chuông cảnh báo về tiến bộ công nghệ định vị máy bay trên toàn thế giới. Nhân loại có thể sẽ chẳng bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra với chiếc MH- 370, nhưng chúng ta vẫn hy vọng. Như trường hợp của chiếc máy bay Air France mất tích ở Đại Tây Dương năm 2009 đã không thể định vị được cho tới năm 2011.

#Sự kiện 9: Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý của Scotland về việc tách khỏi vương quốc Anh.
Khi thủ tướng Anh David Cameron đồng ý trở lại năm 2012, cho phép Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi vương quốc Anh, ông Cameron mong muốn, chiến dịch “Better Together” sẽ chiến thắng thần tốc. Tuy nhiên, thủ tướng Anh đã nhầm. Mùa hè năm nay, Anh đã được trải nghiệm một giai đoạn “thừa sống thiếu chết” khi làn sóng đòi độc lập tăng cao ở Scotland. Các cuộc thảo luận nghiêm túc bắt đầu từ cách thức tiến hành việc phân chia của Liên minh và hậu quả cho vương quốc Anh. Cuộc thảo luận đã biến thành cuộc tranh cãi khi tỷ lệ bỏ phiếu chống ly khai của người dân Scotland là 55% so với 45 % ủng hộ ly khai giữ nguyên vào ngày 18 tháng 9 tại Liên minh 307 tuổi này. Tuy nhiên, cái giá của chiến thắng này rất lớn. Trong thời gian chuẩn bị để trưng cầu dân ý, Westminster hứa sẽ cung cấp cho Edinburgh quyền hạn mới đáng kể nếu người dân Scotland bỏ phiếu chống. Và ông Cameron buộc phải thực hiện tốt những lời hứa hẹn, cũng như giải quyết hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng dân cư Scotland. Cử tri tại Anh, xứ Wales, và Bắc Ireland đang lên tiếng đòi nhận được sự đối xử đặc biệt như người dân Scotland. Trong khi đó, sự nổi tiếng của Đảng Quốc gia Scotland (SNP) hiện có thể phá vỡ kỷ lục về lượng ghế trong Quốc Hội do Đảng Lao động nắm giữ trong đợt bầu cử quốc hội diễn ra vào tháng 5. Điều này sẽ gây chấn động lớn lên nền chính trị của nước Anh. Vùng Catalonia của Tây Ban Nha là một khu vực ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề vì việc dân Scotland bỏ phiếu chống ly khai. Catalonia đã hy vọng rằng cuộc bỏ phiếu ly khai thành công ở Scotland sẽ gây áp lực lên Madrid để thủ đô của Tây Ban Nha có thể cho phép thực hiện một cuộc bỏ phiếu tương tự. Catalonia đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý độc lập chính thức vào tháng trước, và đa số người dân ở đây bỏ phiếu đồng ý ly khai. Madrid đã không công nhận tính hợp pháp của cuộc bỏ phiếu này, và tình trạng hiện nay ở Madrid vẫn không thay đổi so với trước đó. Tuy nhiên khát vọng độc lập của Catalonia vẫn không tắt.

# Sự kiện 8: Kinh tế châu Âu tiếp tục suy sụp.
Tình hình tại châu Âu vẫn không khởi sắc. Nền kinh tế các nước châu Âu từ từ trượt vào lần suy thoái kinh tế thứ ba của họ trong 5 năm trở lại đây. Tăng trưởng khu vực đồng euro nói chung chỉ vào khoảng 0,2% từ tháng 7 tới tháng 9. Kinh tế Ý đã rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi Pháp và Đức đang trên bờ vực suy thoái. Một số báo cáo từ các nước khác trong khu vực có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn so với những nước khác, với tốc độ tăng trưởng quý thứ ba có sự khởi sắc. Hy Lạp có vẻ đã vực lên từ suy thoái, nhưng lời kêu gọi một cuộc bầu cử đột xuất tại nước này đã đẩy thị trường chứng khoán Hy Lạp tụt dốc mạnh vào cuối tuần trước. Thậm chí nếu toàn thể châu Âu nỗ lực để tránh khỏi một cuộc suy thoái, thì tốc độ tăng trưởng chậm chạp vẫn không đủ để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cao, và thậm chí tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh niên còn cao hơn, đã gây khó khăn cho hầu hết các nước khu vực đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể đề nghị một kế hoạch kích thích kinh tế mới, nhưng chi tiết của kế hoạch này vẫn chưa được quyết định. Nếu châu Âu không  thể nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ sớm, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy, và các bên ngoài cuộc vốn đã thể hiện rất tốt trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tháng cuối cùng sẽ có khả năng nổi dậy mạnh mẽ. Nếu vậy, những nỗ lực đàm phán Hiệp định Thương mại và Đối tác Đầu tư Đại Tây Dương (TTIP), các thỏa thuận thương mại đề xuất giữa EU và Hoa Kỳ có nguy cơ không còn hiệu quả.

#Sự kiện 7: Cuộc biểu tình dân chủ nổ ra ở Hồng Công.
“Một đất nước, hai chế độ” đã và đang là nguyên tắc cai trị của Trung Quốc lên Hồng Công kể từ khi Anh trao trả thành phố này về dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc năm 1997. “Khu tự trị” 7 triệu dân được hứa hẹn những đặc quyền nhất định mà không người dân Trung Quốc nào có được. Tuy nhiên, Bắc Kinh không phải lúc nào cũng đủ khả năng kiểm soát được “món hời” này của mình. Căng thẳng nổ ra vào mùa hè năm nay sau phản ứng gay gắt của Bắc Kinh với lễ kỷ niệm hai mươi năm cuộc bạo loạn ở Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 6. Đến tháng 8, Bắc Kinh tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa khi công bố rằng chỉ có ứng cử viên được chính quyền Trung Quốc phê duyệt mới được phép ra tranh cử năm 2017 cho vị trí đặc khu trưởng Hồng Công. Các cuộc biểu tình của phong trào “Chiếm lĩnh Trung Hoàn” (Occupy Central) đòi Bắc Kinh cho phép bầu cử dân chủ tại Hồng Kông đã tắt. Những người biểu tình đã bị xịt hơi cay, nhưng việc này chỉ khiến càng nhiều người tham gia biểu tình. Tham gia biểu tình bắt đầu vào hồi đầu tháng 10, và số người biểu tình giảm xuống còn vài trăm sau khi chịu áp lực từ chính quyền. Ngày 3 tháng 12, ba nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã tự động chấm dứt biểu tình. Sau đó, cảnh sát Hồng Công đã đàn áp các phe biểu tình còn lại. Tính đến hôm nay, tất cả các phe biểu tình đã được giải tán. Tuy nhiên, các dấu hiệu bất mãn của Hồng Công với các quyết định của Bắc Kinh hoàn toàn không hề tiêu tan. Vì vậy, Trung Quốc vẫn cần phải dè chừng Hồng Công trong năm 2015.

#Sự kiện 6: Narendra Modi thắng cử chức Thủ tướng Ấn Độ.
Narendra Modi sinh ra trong một gia đình kinh doanh chè nghèo khó ở Ấn Độ, nhưng năm 2014 này, ông đã dẫn dắt Đảng Bharatiya Janata (BJP) giành được chiến thắng lịch sử vào tháng bầu cử quốc hội của Ấn Độ, biến sự kiện này trở thành lần đầu tiên một ứng cử viên có thể giành chiến thắng số ghế tuyệt đối trong vòng 30 năm trở lại đây. Ông Modi tiếp tục giữ kỷ lục khi giúp phát triển kinh tế ở các bang Gujarat khi ông vẫn đang là thủ hiến chính của Gujarat. Cử tri Ấn Độ hy vọng ông có thể mang lại những thành công tương tự đến với toàn thể đất nước Ấn Độ. Tuy nhiên, ông đối mặt với hai vấn đề trước mắt: quyền lực chính trị được phân cấp ở Ấn Độ, có nghĩa là đối thủ của ông sẽ tìm nhiều cách để phá hoại kế hoạch của ông; và nền kinh tế toàn cầu nói chung hiện đang chậm lại, có nghĩa là nền kinh tế Ấn Độ có thể suy thoái hơn ngay cả khi mọi thứ tại đất nước này diễn ra đều tốt. Đương nhiên, Ấn Độ vẫn chưa thấy được kết quả kinh tế đáng kể. Thủ tướng Modi đã tập trung vào việc giảm lạm phát và cải thiện cơ sở hạ tầng đổ nát của Ấn Độ, những việc này vốn phải mất nhiều năm trời mới thực hiện được. Ông Modi cũng thúc đẩy thương mại, đạt được một thỏa thuận với Tổng thống Obama vào tháng 11 mà có thể dẫn đến việc thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại WTO. Mặc dù nền kinh tế là ưu tiên số một của Modi, ông vẫn dành nhiều thời gian cho chính sách đối ngoại trong sáu tháng đầu tiên nhậm chức. Ông áp dụng một đường lối cứng rắn với Pakistan, trong đó cảnh báo một phần dư luận. Ông Modi cũng đã cố gắng nâng cao vi thế của Ấn Độ trên trường quốc tế. Trong tháng 9, tổng thống Modi đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã khiến Madison Square Garden phải ra tay ngăn cản một đám đông gần 20.000 người ủng hộ cổ vũ ông, và tham dự một bữa ăn tối quốc gia tại Nhà Trắng, nhưng ông đã không ăn gì trong khi chủ nhà Mỹ vẫn tiếp tục ăn. Các động thái quốc tế do ông Modi tạo ra có thể giúp ông trong quá trình đạt được mục tiêu biến Ấn Độ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Ấn Độ có thể ấn tượng hơn bằng một trong những cải tiến được áp dụng trong nước của riêng đất nước này: một trang web cho phép người Ấn Độ theo dõi giờ đến và đi của hơn 50.000 công chức trong nước. Vì vậy, bữa trưa của công chức Ấn Độ có thể kéo dài hơn, ngày làm việc ngắn, và họ có thể có đến 3 ngày nghỉ cuối tuần.

#Sự kiện 5: Các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.
Dư luận bày tỏ thái độ lạc quan khi khi nhóm P5 + 1 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) tung một thỏa thuận về việc tạm thời đóng băng chương trình hạt nhân của Iran vào tháng 11 năm 2013. Một năm sau ngày này, sự lạc quan nhường đường cho sự quan ngại về việc liệu thỏa thuận toàn diện này liệu có đạt được kết quả như mong đợi. Tổng thống Iran Hassan Rouhani có thể tỏ ra ôn hòa hơn so với người tiền nhiệm của ông – cựu tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, nhưng ông Rouhani không thể để các yếu tố đường lối cứng rắn của Iran gây cản trở tham vọng hạt nhân của nước này. Vào tháng Giêng năm 2014, kế hoạch hành động chung 6 tháng đã được đưa ra trong một nỗ lực để kết thúc quá trình đàm phán đã được khởi động và kết thúc từ năm 2002. Là một phần của kế hoạch hành động chung, Hoa Kỳ bắt đầu đóng băng một số tài sản của Iran. Khi các cuộc đàm phán đạt thời hạn 6 tháng đầu tiên vào tháng 7 mà không có thỏa thuận nào đạt được, các bên đã trích dẫn những các bước tiến đã được thực hiện và đồng ý gia hạn cho các cuộc đàm phán 4 tháng tiếp theo. Mặc dù đã có sự thúc đẩy ở những phút cuối cùng, song các nhà đàm phán cùng đã không đạt được thỏa thuận nào trước hạn chót vào ngày 24 tháng 11. Vì vậy, họ đã lùi thời hạn lại đến tháng 1 năm 2015. Các điểm cốt yếu được bám sát trong đàm phán là số lượng uranium mà Iran sẽ được phép làm giàu và việc xử phạt của phương Tây với Iran sẽ được lùi lại. Iran khẳng định, chương trình làm giàu uranium của nước này là vì mục đích hòa bình, và nước này cho rằng nhu cầu của phương Tây mới là “quá mức.” Hoa Kỳ luôn luôn khẳng định về việc Iran đang tìm kiếm khả năng vũ khí hạt nhân, và nước này cảm thấy “thất vọng” với đường lối cứng rắn của Iran. Một thỏa thuận bắt buộc có thể sẽ không xảy ra cho đến khi các nhà đàm phán đang phải đối mặt với thời hạn sắp tới.

#Sự kiện 4: Giá dầu tuột dốc
Cái gì đi lên có thể đi xuống. Giá dầu là một trong các trường hợp điển hình của năm 2014. Trở lại tháng 7 năm 2014, giá dầu vẫn ở trên 100 USD một thùng; thì hiện nay, giá một thùng dầu chỉ còn 60 USD. Một số chuyên gia dự đoán rằng giá có thể sẽ sớm giảm xuống mức 50 USD một thùng và giữ nguyên tại mức giá đó trong một thời gian. Giá dầu đã giảm một phần do nguồn cung tăng; sự kiện khai thác dầu đá phiến đã khiến sản lượng dầu của Mỹ tăng cao, giá dầu của Libya đã trở lại bình ổn, và OPEC không đồng ý về việc cắt giảm sản xuất dầu. Mặt khác của sự cân bằng này là cầu về dầu đang giảm do tăng trưởng chậm lại ở nhiều nơi trên thế giới. Giá thấp hơn là thông tin tuyệt vời cho người tiêu dùng và các nước nhập khẩu. Chi phí tiết kiệm từ giá dầu giảm có thể được chi tiêu hoặc đầu tư vào những thứ khác. Nhưng mức giá thấp hơn là tin xấu đối với sản xuất dầu. Lợi nhuận của các nhà sản xuất dầu có thể giảm và nếu giá giảm mạnh, họ thậm chí sẽ lỗ nặng. Các nước sản xuất dầu như Na Uy và Ả rập Xê út đã tạo ra nguồn quỹ dồi dào trong thời điểm hợp lý trước khi giá dầu giảm, nên các nước này có thể dễ dàng vượt qua khoảng thời gian mức giá thấp hơn kéo dài. Nhưng các nước như Iran, Nigeria, và Venezuela không tạo được nguồn quỹ này và lại đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ để tài trợ cho các chương trình của chính phủ, có thể gặp rất nhiều rắc rối từ việc giá dầu giảm.

#Sự kiện 3. Ebola bùng phát ở Tây Phi.
Rất ít người nhận thấy khi dịch Ebola bùng nổ chính thức được công bố ở Liberia, Guinea, và Sierra Leone vào hồi tháng 3. Có lẽ bởi vì trong 24 đợt bùng nổ đại dịch trước đó, số người chết do căn bệnh lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1976 này, hiếm khi vượt quá vài chục nạn nhân và không bao giờ vượt quá 300 người. Vì vậy, đến nay, trong năm 2014, hơn 6.000 người đã chết do Ebola, và một vài trường hợp cá biệt đã xuất hiện ở châu Âu và Hoa Kỳ. Dịch năm nay khác mọi năm trước, một phần vì Ebola năm 2014 bắt đầu bùng phát trong một khu vực có mật độ dân số cao hơn và một phần vì phản ứng quốc tế với căn bệnh này còn rất chậm chạp. Tổ chức nhân đạo phi chính phủ Doctor Without Borders đã triển khai đội hình ngay từ đầu đợt dịch, và mô tả phản ứng quốc tế với đại dịch lần này là “thiếu thốn chết người” và “chậm chạp, không đồng đều”. Phản ứng quốc tế cuối cùng cũng đã có một số khác biệt. Liberia đã tiến hành tích cực chống lại virus Ebola, mặc dù ngày càng nhiều các trường hợp khác đang được báo cáo ở Sierra Leone. Việc tuyên bố chiến thắng với Ebola sớm là một điều nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang nỗ lực sản xuất vắc-xin chống dịch, nhưng phải mất khá lâu trước khi vắc xin này sẵn sàng tung ra thị trường. Và các chi phí kinh tế của đại dịch vẫn tồn tại rất lâu sau khi nó kết thúc. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sụt giảm ở cả ba nước đang đấu tranh với Ebola và thiếu lương thực trong khu vực đang ngày càng trở nên đáng lo ngại.

#Sự kiện 2: ISIS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo.
Khi những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq vào tháng 12 năm 2011, người Mỹ cho rằng họ đã khép lại các chương đau buồn tại Iraq. Nhưng sự xuất hiện vào năm 2014 của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS), còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (Isil), hoặc chỉ đơn giản là Nhà nước Hồi giáo đã khiến người Mỹ phải thay đổi quan điểm. Với mệnh danh trước đây: “Al-Qaeda ở Iraq”, ISIS đã có hành động tàn nhẫn đối với kẻ thù của mình đến nỗi khiến Al-Qaeda phải lên án, nhưng bất chấp sự tàn bạo đó, hoặc có lẽ vì nó, ISIS đã nắm quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ lớn ở Iraq và Syria vào năm 2014. Sau đó, vào ngày 29 tháng 6 năm 2014, ISIS tuyên bố mình là một Nhà nước Hồi giáo. Trong khi ISIS rõ ràng đang đe dọa những người dân đang sinh sống dưới sự cai trị của mình, thì bất đồng lại tập trung vào việc ISIS có thể đe dọa an ninh của Hoa Kỳ như thế nào. Những người Mỹ sống trong khu vực này chắc chắn đang gặp nguy hiểm. ISIS đã chặt đầu ba người Mỹ vào cuối mùa hè và đầu mùa thu năm nay. Điều đó thúc giục Tổng thống Barack Obama ra lệnh các cuộc không kích đầu tiên chống lại các mục tiêu ISIS ở Iraq và sau đó tại Syria. Obama cũng đã cử khoảng 3.000 lính Mỹ tới Iraq để tư vấn cho quân đội Iraq và người Kurd Peshmerga về cách thức lấy lại lãnh thổ từ tay ISIS. Iran tiến hành các cuộc khí riêng của mình lên ISIS hồi đầu tháng này; động thái này biến Iran trở thành đồng minh “khó ưa” trong mắt Hoa Kỳ. Các cuộc không kích đã làm chậm bước tiến của ISIS, nhưng nhóm này vẫn kiểm soát lượng lớn lãnh thổ, bao gồm cả thành phố lớn thứ hai của Iraq, Mosul. ISIS cũng tiếp tục thu hút các cam kết trung thành từ các nhóm thánh chiến khác, và nhiều chiến binh thánh chiến nước ngoài, trong đó có một số người Mỹ, tiếp tục kéo đến Syria để tham gia vào ISIS. Mọi thứ vẫn còn đang rất nóng trong năm 2015.

#Sự kiện 1. Nga sáp nhập Crimea và đe dọa phần còn lại của Ukraine.
Sự kiện sáp nhập Crimea của Nga vào giữa tháng 3 đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cuộc khủng hoảng đã được kích hoạt bởi sự sụp đổ của chính phủ Ukraine thân Nga Tổng thống Viktor Yanukovich. Ông Yanukovich từ chức vào tháng 2 và chạy trốn khỏi đất nước trong bối cảnh cuộc biểu tình bắt đầu từ ba tháng trước đó vì quyết định không ký thỏa thuận thương mại với liên minh châu Âu. Ukraine với phần nhiều lịch sử nằm kẹt giữa hai bên phương Đông và phương Tây, nhanh chóng tìm thấy chính mình trong lòng thương xót của người láng giềng lớn hơn – nước Nga một lần nữa. Ngày 27 tháng 2, các chiến binh ủng hộ Nga với toàn bộ khả năng diễn xuất theo chỉ đạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chiếm giữ thủ đô Crimea. Trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, 95% người Crimea  muốn được sáp nhập trở lại Nga, vì Nga vốn đã kiểm soát bán đảo này trước năm 1954. Nỗ lực của Moscow đã không dừng lại ở đó. Trong tháng 5, các nhóm ly khai thân Nga trong khu vực Donetsk và Luhansk ở phía đông Ukraine đã tuyên bố độc lập. Sáu tháng sau, họ tự tổ chức các cuộc bầu cử của mình. Trong khi đó, phần còn lại của Ukraine bỏ phiếu bầu “ông vua sô cô la” Petro Poroshenko thân phương Tây làm chủ tịch mới hồi tháng 5. Phương Tây ngay lập tức  công nhận chiến thắng của Poroshenko. Dư luận phương Tây tiếp tục chỉ trích sự hung hăng của Moscow là nói suông, cho đến cuối tháng 7 khi một máy bay chở khách của Malaysia đã bị bắn hạ trên lãnh thổ quân phiến loạn. Hoa Kỳ và EU phản ứng bằng cách siết chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Động thái này hầu như không ảnh hưởng đến hành động của Nga. Mâu thuẫn tiếp tục bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn đạt được trong tháng 9. Vì vậy, đến nay hơn 4.000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng kết thúc sớm, chúng ta vẫn sẽ sống nhiều năm với hậu quả của nó: gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể tái cấu trúc bản đồ địa chính trị thế giới.

Copyrights © 2007-2014 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

--------------------------

Top Ten Most Significant World Events in 2014
by James M. Lindsay
December 15, 2014

Every year has its share of significant world events. Two thousand fourteen is no exception. Here is my list of the top ten most significant events of the year. You may want to read what follows closely. Several of these stories could continue to dominate the headlines in 2015.

10. Malaysia Airlines Flight 370 Disappears.
The disappearance of Malaysia Airlines Flight 370 is a mystery for the ages. How does a plane just vanish? Especially in an age of instant global communication? Nine months after the plane carrying 239 people from Kuala Lumpur to Beijing disappeared we are no closer to any answers. It might have been a tragic accident. Or it might have been hijacked. No one knows. The plane lost contact with air traffic control over the South China Sea, where territorial disputes abound. Nonetheless, Malaysia, China, Thailand, Singapore, Indonesia, Vietnam, the Philippines, Australia, and the United States all contributed to the search effort, making it a great instance of international cooperation. That’s not to say everyone was happy with how things unfolded. China in particular criticized Malaysia’s efforts to find the plane, accusing the Malaysian government, which operates Malaysia Airlines, of stonewalling. It didn’t help that the search shifted from the South China Sea to the Indian Ocean after investigations showed that the plane might have flown on autopilot for five hours after it lost contact with air traffic control. Because coverage of the plane’s disappearance dominated the news media, people around the world learned that floor of the Indian Ocean is poorly mapped and that modern technology still can’t find everything on the seabed. The disappearance of MH-370 has prompted calls for better technology to track the location of planes around the world. We may never know what happened to MH-370. But answers might come with time. An Air France plane disappeared over the Atlantic Ocean in 2009. It wasn’t located until 2011.

9. Scotland Votes to Remain Part of the United Kingdom.
When British Prime Minister David Cameron agreed back in 2012 to allow Scotland to hold a referendum on leaving the United Kingdom, he expected that the “Better Together” campaign would win in a runaway. He was wrong. Britain had a near-death experience this summer as pro-independence sentiment surged in Scotland. Serious discussions began on how the break-up of the Union would proceed and what the consequences would be for England. That talk became moot when Scots voted 55 percent to 45 percent on September 18 to remain in the 307 year-old Union. But the price of victory was high. In the run-up to the referendum, Westminster promised to give Edinburgh substantial new powers if Scots voted no. Now, Cameron must make good on those promises, as well as deal with their ripple effects. Voters in England, Wales, and Northern Ireland are asking for special deals like the Scots will get. Meanwhile, the Scottish National Party (SNP) is now riding a new wave of popularity that might break the Labour Party’s hold on Scotland’s seats in the House of Commons come next May’s parliamentary elections. That would shake up British politics considerably. There’s at least one place in Europe saddened by Scotland’s no vote: Spain’s Catalonia region. Catalans had hoped that a yes vote in Scotland would put pressure on Madrid to allow them a similar vote. Catalonia held an informal independence referendum last month, and a majority voted for independence. Madrid didn’t recognize the vote as legitimate, though, and the status quo holds for now. But expect Catalonia to continue to push for independence.

8. Eurozone Economies Falter—Again.
Things aren’t looking great for the eurozone. European economies look poised to slide into their third recession in five years. Overall eurozone growth was only 0.2 percent between July and September. Italy is already in recession, and France and Germany are teetering on the brink. Some reports are more optimistic than others, with third quarter growth rates up. Greece looked to be emerging from its recession, but then a call for snap elections sent the Greek stock market crashing last week. Even if Europe as a whole manages to stay out of a recession, sluggish growth isn’t enough to bring down high unemployment rates, and the even higher youth unemployment rates, plaguing most eurozone countries. The European Central Bank may propose a new stimulus plan, but the details aren’t settled yet. If Europe doesn’t see robust growth soon, the nationalist, populist, and outsider parties that did so well in the European Parliament elections last May will likely grow in strength. If so, you can write off efforts to negotiate a Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP), the proposed trade deal between the EU and the United States.

7. Pro-Democracy Protests Erupt in Hong Kong.
One country, two systems” has been the operating principle for Chinese rule of Hong Kong since the British returned the city to Chinese control in 1997. The “special administrative region” of seven million people is promised certain privileges not afforded to other Chinese citizens. However, Beijing has not always held up its end of the bargain. Tensions rose this summer after Beijing’s harsh response to a June demonstration commemorating the twenty-fifth anniversary of the riots in Tiananmen Square. Beijing added fuel to the fire in August by announcing that only candidates it approved would be allowed to run in the 2017 election for Hong Kong chief executive. The “Occupy Central” protests demanding that Beijing allow democratic elections in Hong Kong took off. The protesters were met with tear gas, which only prompted more people join the demonstrations. Participation in the protests peaked in early October, and under pressure from authorities the number of protestors dwindled to several hundred. On December 3, three protest leaders surrendered themselves. After that, police cracked down on the remaining protest camps. As of today, all of the camps have been cleared. That hardly signals that Hong Kong’s dissatisfaction with Beijing’s decisions has dissipated. So keep an eye on Hong Kong in 2015.

6. Narendra Modi Wins in India.
Narendra Modi, the son of a poor tea seller, led the Bharatiya Janata Party (BJP) to a historic victory in India’s May parliamentary election, making it the first party in thirty years to win an absolute majority of seats. Modi ran on his record for bringing economic development to the Gujarat state when he was its chief minister. Indian voters hope he can bring the same success to India as a whole. But he faces two immediate problems: political power is decentralized in India, meaning that his opponents will have many ways to derail his plans, and the overall global economy is slowing, meaning that the Indian economy might underperform even if he does everything right. Not surprisingly, Indians have yet to see significant economic results. Modi has focused on taming inflation and improving India’s dilapidated infrastructure, efforts that could take years to pay off. He has also made progress on trade, reaching an agreement with President Obama in November that may lead to the implementation of the WTO Trade Facilitation Agreement. Although the economy is job number one for Modi, he devoted plenty of time to foreign policy during his first six months in office. He took a hard line on Pakistan, which alarmed some critics. He also tried to raise India’s visibility on the world stage. In September, he spoke at the opening of the UN General Assembly, stopped by Madison Square Garden to address a crowd of almost twenty thousand cheering fans who chanted his name, and attended a state dinner at the White House where he fasted while his host ate. The international buzz Modi has generated could help him in his goal of making India more attractive to investors. Indians may be more impressed, however, with one of his domestic innovations: a website that allows ordinary Indians to track the comings and goings of more than 50,000 Indian public servants. So much for long lunches, short work days, and three-day weekends.

5. Negotiations on Iran’s Nuclear Program Stall.
Optimism ran high in November 2013 when the P5+1 (the United States, United Kingdom, France, Russia, China, and Germany) struck an interim deal to freeze Iran’s nuclear program. A year later that optimism is giving way to pessimism that a comprehensive deal will ever be reached. Iranian President Hassan Rouhani may be more moderate than his predecessor, Mahmoud Ahmadinejad, but he has been just as unable to get Iran’s hardline elements to concede on the country’s nuclear ambitions. In January 2014, a six-month joint plan of action was launched in an attempt to conclude a negotiations process that has been on and off since 2002. As part of that joint plan of action, the United States began to unfreeze some Iranian assets. When the negotiations hit the initial six-month deadline in July with no deal in place, the parties cited the progress they had made and agreed to extend the talks for another four months. Despite a last minute push, the negotiators didn’t reach an agreement by the November 24 deadline either. So they kicked the deadline back to July 1, 2015. The main sticking points in negotiations are how much uranium Iran will be allowed to enrich and the speed at which Western sanctions will be rolled back. Iran maintains that its uranium enrichment program is for peaceful purposes and has called Western demands “excessive.” The United States, which contends that Iran is seeking nuclear weapon capability, is “disappointed” with Iran’s hardline position. A deal, if one is to be had, likely won’t come until negotiators are faced with the next impending deadline.

4. Oil Prices Crash.
What goes up can come down. Case in point: oil prices. Back in July oil cost over $100 a barrel; today that barrel costs just $60. Some experts predict that prices could soon drop to $50 a barrel and stay there for a while. Oil prices have dropped in part because supply is increasing; the advent of hydraulic fracturing has sent U.S. oil productions soaring, Libyan oil has come back on line, and OPEC can’t agree on production cuts. The other side of the equation is that demand is falling as growth slows in many parts of the world. Lower prices is great news for consumers and importing countries. Money not spent buying gasoline can be spent or invested on other things. But lower prices is bad news for oil producers. They make less money, and if prices fall far enough, they will even lose money. Oil producing countries like Norway and Saudi Arabia that have built up ample rainy day funds during good times should be able to ride out a sustained period of lower prices. But countries like Iran, Nigeria, and Venezuela, which don’t have substantial rainy day funds and which rely heavily on oil revenues to fund government programs, could be in a heap of trouble.

3. Ebola Strikes West Africa.
Few people noticed when outbreaks of Ebola were officially declared in Liberia, Guinea, and Sierra Leone in March. Perhaps because in the twenty-four previous outbreaks, the death toll from the disease, which was first discovered in 1976, seldom exceeded a few dozen victims and never exceeded three hundred. So far in 2014, more than six thousand people have died from Ebola, and a few isolated cases have appeared in Europe and the United States. This year’s outbreak was different partly because it began in a more densely populated area and partly because the international response was slow. Doctors Without Borders, which has had its teams on the ground since the beginning of the outbreak, called the response to the outbreak “lethally inadequate” and “slow and uneven.” The eventual international response has made some difference. Liberia has made progress against the virus, though more cases are being reported in Sierra Leone. There are major dangers in declaring victory too soon. Researchers around the world are scrambling to produce a vaccine, but it will be a long time before it is ready. And the economic costs of the epidemic could persist long after it ends. The World Bank reports that economic growth is rapidly decreasing in all three Ebola-plagued countries and food shortages in the region are becoming increasingly worrying. (For continuing coverage of the outbreak check out eboladeeply.org.)

2. ISIS Declares an Islamic Caliphate.
When the last U.S. combat troops left Iraq in December 2011, Americans thought they had closed the book on Iraq. But the emergence in 2014 of the Islamic State of Iraq and Syria (ISIS), also known as the Islamic State of Iraq and the Levant (ISIL), or simply the Islamic State, showed otherwise. Formerly known as al-Qaeda in Iraq, ISIS has acted so brutally toward its enemies that al-Qaeda has denounced it. But despite that brutality, or perhaps because of it, ISIS took control of a considerable swath of territory in Iraq and Syria in 2014. Then on June 29, ISIS declared itself an Islamic caliphate. While ISIS clearly threatens the people living under its rule, disagreement exists over how much it threatens the United States. Americans in the region certainly are at risk. ISIS beheaded three Americans in late summer and early fall. That prompted President Barack Obama to order air strikes first against ISIS targets in Iraq and then in Syria. Obama also dispatched some 3,000 U.S. troops to Iraq to advise the Iraqi army and the Kurdish Peshmerga on how to regain the territory that ISIS has taken. Iran launched its own air strikes on ISIS earlier this month, making it and the United States uneasy allies. The air strikes have slowed ISIS’s advance, but the group still controls a sizeable amount of territory, including Iraq’s second largest city, Mosul. ISIS also continues to draw pledges of allegiance from other jihadi groups, and foreign jihadists, including some Americans, continue to flock to Syria to join ISIS. Stay tuned.

1. Russia Annexes Crimea and Threatens the Rest of Ukraine.
Russia’s mid-March annexation of Crimea raised the specter of a new Cold War. The crisis was triggered by the collapse of the government of Ukraine’s pro-Russian President Viktor Yanukovich. He resigned from office in February and fled the country in the wake of protests that began three months earlier over his decision not to sign a much anticipated trade deal with the EU. Ukraine, which has been caught between the East and the West for much of its history, quickly found itself at the mercy of its much larger Russian neighbor once again. On February 27, pro-Russian militants, in all likelihood acting at the direction of Russian President Vladimir Putin, seized the Crimean capital. In a questionable referendum, 95 percent of the Crimeans who voted favored rejoining Russia, which had controlled the peninsula before 1954. Moscow’s efforts did not stop there. In May, pro-Russian separatists in the Donetsk and Luhansk regions of eastern Ukraine declared independence; six months later they held their own elections. Meanwhile, the rest of Ukraine elected pro-Western “chocolate king” Petro Poroshenko in May as its new president. The West immediately recognized Poroshenko’s victory. Western criticism of Moscow’s aggression was more bark than bite until late July when a Malaysian passenger jet was shot down over rebel-held territory. The United States and EU responded by ratcheting up sanctions against Russia. The moves did little to change Russian behavior. Conflict persists despite a ceasefire agreement reached in September. So far more than four thousand people have been killed in the fighting in eastern Ukraine. Even if the crisis ends soon, we will be living for years with its fallout: increased tensions between Russia and the West that could potentially remake the geopolitical map.

So that’s my top ten world events of 2014. You may have a different list. If so, please use the comments below to let me know what significant event you think I left out or how you would reorder the list.
Rachael Kauss and Corey Cooper helped prepare this post.





No comments:

Post a Comment

View My Stats