Doug
Bandow -
The National Interest
Nguyễn Huy Hoàng dịch.
Nguyễn Huy Hoàng dịch.
21/12/2014
at 09:06
Doug
Bandow, “Normalizing Ties with Cuba: A Step Closer to the Death of the Castro
Regime?” The National Interest, Dec. 19, 2014.
-------------------
Chính
quyền Obama chưa bao giờ gặp may với những vấn đề lớn: khủng bố Hồi giáo, Nga
xâm lược Ukraina, sự quyết đoán ngày một tăng của Trung Quốc, hòa bình giữa
Israel và người Palestine. Vấn đề Iran vẫn còn đang bỏ ngỏ. Tiến bộ lớn nhất mà
tổng thống Barack Obama đạt được là với hai quốc gia nhỏ, Myanmar và Cuba,
thông qua tự do hóa quan hệ.
Việc
Cuba trao trả Alan Gross, một nhà thầu và điệp viên Mỹ, để đổi lại ba điệp viên
Cuba có nhiều lợi ích nhân đạo rõ ràng. Những cuộc trao đổi những nhân vật
như Gross luôn mang đến một rủi ro bởi nó tạo ra động lực khiến các chính phủ
khác có thể dàn cảnh bắt giữ người Mỹ để lợi dụng nó làm lợi điểm. Nhưng nói
cho cùng thì điều này dù sao cũng là tích cực.
Bước
quan trọng hơn thế mà Tổng thống đã thông báo là dỡ bỏ cái mà ông gọi là “cách
tiếp cận lỗi thời” đối với quan hệ Mỹ-Cuba, cách tiếp cận mà đã “thất bại trong việc thúc đẩy những lợi ích của chúng ta.” Mục
tiêu của ông sẽ là mở rộng du lịch và thương mại với Cuba và mở cửa lại Đại sứ
quán Mỹ ở Havana.
Cuba
dường như đã chuẩn bị đáp lại. Chủ tịch Raul Castro bày tỏ sự cảm ơn của mình với
Tổng thống Obama cũng như Giáo hoàng Francis, người rõ ràng đã hỗ trợ quá trình
hòa giải. Trong khi dường như Habana hiển nhiên là ủng hộ bình thường hóa quan
hệ, một số người đồn đoán rằng chính quyền Cuba lại muốn duy trì lệnh cấm vận để
lấy nó làm cái cớ cho nền kinh tế thất bại của mình. Ít nhất, có vẻ Castro
sẵn sàng mạo hiểm chấp nhận những bất ổn mà một mối quan hệ sâu hơn sẽ tạo nên.
Tất
nhiên, kế hoạch của chính quyền Mỹ đã nhận được nhiều lời trách cứ từ những người
Mỹ gốc Cuba cực đoan và phe diều hâu của đảng Cộng hòa (Republican uber-hawks).
Đại diện cho cả hai phe là Nghị sĩ bang Florida. Marco Rubio lên án chính sách này là “ngớ ngẩn,” một ví dụ
cho “nuông chiều những kẻ độc tài và những tên bạo chúa,” và “đưa ra nhượng bộ
đơn phương… để đổi lại không gì cả.”
Lưu
ý, Rubio đã thay lập luận bằng hùng biện. Rõ ràng ông nhận ra ông không thể đưa
ra những lí do thực tế hợp lý để duy trì lệnh cấm vận, và lệnh cấm vận chưa hề
đạt được chủ đích của nó. Nói cho cùng, chính Washington bắt đầu cuộc chiến
tranh kinh tế đơn phương chống lại Havana cách đây nửa thế kỷ.
Anh
em nhà Castro đã tạo ra một chế độ độc tài khó chịu, nhưng họ lại đồng minh với
Xô Viết trong Chiến tranh Lạnh. Trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba, họ hoạt động
như một sân sau vững chắc cho Liên Xô. Nhưng Liên Xô, Chiến tranh Lạnh, đồng
minh Xô-Cuba, và trợ cấp của Moskva dành cho Cuba, tất cả đã trôi qua. Chúng
không phải là do lệnh cấm vận. Ngược lại, chế độ độc tài của Castro vẫn tiếp tục
tồn tại. Bất chấp lệnh cấm vận.
Trong
những năm qua, phớt lờ Washington, các nước còn lại trên thế giới vẫn giao
thương với và đầu tư vào Cuba. Nhưng Quốc hội liên tục thắt chặt lệnh cấm vận,
khoảng hai thập kỉ trước đây nhắm đến các công ty con của Mỹ và cả các doanh
nghiệp nước ngoài, bởi các nước còn lại trên thế giới giao thương với Cuba.
Ngay cả khi viện trợ của Liên Xô bị cắt, lệnh cấm vận cũng không thể bắt Havana
phải nghe lời.
Trong
khi đóng cửa đại sứ quán của họ, hai nước không hoàn toàn cắt đứt mọi quan hệ.
Họ vẫn duy trì “phần lợi ích” trong mỗi nước. Nhưng việc một nhân viên ở Havana
với khả năng hạn chế để đối phó với quan chức và người dân Cuba là một sự tồn tại
biệt lập phi thường. [Ám chỉ Alan Gross.]
Bất
chấp những hi vọng thay đổi từ chính quyền hiện nay, tổng thống Obama mới chỉ nới
lỏng những quy định về người Mỹ gốc Cuba mà người tiền nhiệm của ông đã thắt chặt,
cũng như nới lỏng kiểm soát về viễn thông giữa Mỹ và Cuba. Nguyên Đại sứ Liên Hợp
Quốc của Mỹ Susan Rice đã khẳng định rằng lệnh cấm vận sẽ tiếp tục được
duy trì chừng nào Cuba chưa tự do.
Nhưng
giờ thì thay đổi thực sự đang đến.
Kế
hoạch của chính quyền là bắt đầu đàm phán về việc tái lập
đại sứ quán và tiến hành “trao đổi và các chuyến thăm cấp cao giữa hai
chính phủ hai nước.” Các quy định sẽ được thay đổi để khuyến khích du lịch và
kiều hối, đặc biệt là từ người Mỹ gốc Cuba. Nhưng những thay đổi này có thể sẽ
rộng hơn, chẳng hạn như mở rộng du lịch hợp pháp tới Cuba (một thập kỷ trước,
tôi đã đến đó một cách hợp pháp với một nhóm các nhà báo). Chính quyền cũng có
ý định mở rộng xuất khẩu được phép sang Cuba, bao gồm nông nghiệp và xây dựng,
cũng như “để cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân Cuba sử dụng.” Khách du lịch
có thể mang theo nhiều hàng hoá hơn, các ngân hàng có thể sẽ được phép tài trợ
cho các giao dịch được ủy quyền và nỗ lực để “tăng cường việc tiếp cận truyền
thông cho người dân Cuba” sẽ được thực hiện. Chính quyền sẽ cân nhắc lại nhận
định Cuba là Quốc
gia Tài trợ cho Khủng bố. Cuối cùng, Tổng thống tái khẳng định cam kết hỗ
trợ cho dân chủ và nhân quyền tại Cuba.
Bây
giờ mới bình thường hóa quan hệ là quá muộn. Không còn lí do an ninh nào để cô
lập Cuba. Nó không liên quan tới Mỹ, khu vực, và chắc chắn là thế giới. Havana
không đe dọa ai. Lệnh cấm vận không thể ngăn cản nó tấn công hoặc làm bất ổn bất
cứ quốc gia nào.
Ở
Cuba, anh em nhà Castro là côn đồ, nhưng đó là tin tức cũ và bị một nửa thế kỷ
cấm vận ảnh hưởng. Những kết quả của một thí nghiệm kiểm tra trên thực tế với lệnh
cấm vận mà chúng ta biết là lệnh cấm vận đã không giúp giải phóng những tù nhân
chính trị, tạo ra bầu cử cạnh tranh, lật đổ những kẻ độc tài, tạo nên tự do báo
chí, hay dung dưỡng một nền kinh tế thị trường.
Sau
30 năm, những người ủng hộ lệnh cấm vận đã nghĩ thời khắc của họ đã đến cùng với
sự sụp đổ của Liên Xô. Năm 1994, John Sweeney đến từ Heritage Foundation tuyên bố: “Duy trì lệnh cấm vận sẽ giúp chấm dứt chính quyền
Castro nhanh chóng hơn.” Quả thật, sự sụp đổ của chính quyền Castro là “nhiều
khả năng trong thời gian ngắn hơn bao giờ hết.”
Hai
thập kỷ nữa đã trôi qua, sự sụp đổ của chính quyền Castro lại trông như xa hơn
bao giờ hết. Chắc chắn ngày nay tất cả mọi người có thể đều đồng ý rằng lệnh
cấm vận đã không đem đến bất kỳ tác động tích cực nào.
Thật
vậy, chính sách cô lập của Washington đã cho anh em nhà Castro một cái cớ để biện
minh cho sự thất bại của họ. Khi đến thăm Cuba, tôi đã gặp Elizardo Sanchez
Santa Cruz, người bị giam giữ nhiều năm trong các nhà tù của Castro. Ông đã chỉ
trích lệnh trừng phạt của Mỹ, bởi nó cho “chính quyền Cuba một cái cớ hợp lí để
biện minh cho sự thất bại của mô hình toàn trị ở Cuba.”
Sự
cô lập Cuba cũng không phải là một tuyên bố mang tính biểu tượng. Đã có và vẫn
còn rất nhiều chế độ tệ hại trên thế giới. Làm như chúng không tồn tại không thể
khiến chúng mất đi. Từ chối thừa nhận chúng khiến các vấn đề của Mỹ thêm khó
khăn. Nhắm đến chúng khiến chúng trở thành mối đe dọa rõ ràng đối với siêu cường
của thế giới.
Thật
vậy, chính sách của Mỹ thực tế là đã tạo nên Fidel Castro. Nếu Washington
coi chế độ của ông là một giống ruồi muỗi cần phải loại bỏ, Castro có thể đã bị
lu mờ trong tầm quan trọng toàn cầu, một kẻ độc tài rỗng tuếch đứng đầu một đất
nước nhỏ và nghèo. Nhưng thay vào đó, ông được coi là đối thủ hàng đầu của chủ
nghĩa đế quốc Mỹ trong nhiều thập kỷ, một nhân vật quan trọng trên trường quốc
tế.
Tất
nhiên, điều quan trọng là không phóng đại những lợi ích của việc bình thường
hóa quan hệ. Cuba không chỉ nghèo mà còn phải gánh chịu nền kinh tế chỉ huy tàn
phá. Người dân Cuba bị giới hạn những gì họ có thể mua và những gì họ có thể sản
xuất để bán. Tuy nhiên, Washington không nên cung cấp “viện trợ,” cho dù vì lí
do thương mại hay phát triển, cho Havana,
Hơn
nữa, trong khi sự tiếp xúc kinh tế và chính trị lớn hơn có thể sẽ rối loạn một
cách tự nhiên và làm suy yếu Đảng Cộng sản cầm quyền, chính quyền Cuba đã cẩn
thận kiểm soát đầu tư nước ngoài trong quá khứ, hạn chế cũng tác động của nó.
Nhưng du khách và doanh nhân nước ngoài vẫn sẽ có ảnh hưởng tích cực. Tất
nhiên, cần hành động nhiều hơn nữa để khuyến khích một xã hội tự do hơn.
Tổng
thống Obama sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là từ phe diều
hâu thống trị các cuộc họp Quốc hội của đảng Cộng hòa. Nhưng đảng Cộng hòa có
thể tấn công ông trên bất cứ điều gì ông làm. Và ông có đủ khả năng hành động,
bởi ông sẽ không phải đối mặt với các cử tri một lần nữa và không cần phải lấy
lòng Florida, nơi tập trung nhiều người Mỹ gốc Cuba.
Thậm
chí hầu hết đảng Cộng hòa hiện nay cũng nhận ra lệnh cấm vận đã thất bại. Trong
những năm qua, một số người đã thách thức hạn chế thương mại hay đi lại, hoặc cả
hai. Ngay cả một số lãnh đạo cũng nhận thấy điều đó rõ ràng. Mặc dù trở nên hiếu
chiến hơn khi tham vọng của ông mở rộng, dân biểu Paul Ryan trước đây cũng đã bỏ
phiếu dỡ bỏ trừng phạt và thừa nhận: “Lệnh cấm vận đã thất bại.”
Người
Cuba xứng đáng được hưởng nhiều hơn những gì anh em nhà Castro mang lại. Cuối
cùng, chế độ Cộng sản độc tài của họ sẽ phải kết thúc trong thùng rác huyền thoại
của lịch sử. Nhưng thật chẳng may, vẫn chưa phải bây giờ.
Bình
thường hóa quan hệ cả về kinh tế và ngoại giao với Havana nên được xem là một
chiến thắng không phải cho chính quyền Castro mà là cho người dân Cuba. Tự do sẽ
đến với mảnh đất này. Câu hỏi duy nhất là khi nào. Mở rộng các mối quan hệ sẽ
giúp đẩy nhanh quá trình này.
Doug
Bandow là thành viên cấp cao của Viện Cato và nguyên là Trợ lý đặc biệt của
Tổng thống Ronald Reagan. Ông là tác giả của cuốn sách có tựa đề “Foreign
Follies: America’s New Global Empire.”
No comments:
Post a Comment