Thursday, 18 December 2014

Hỏi & Đáp với Bill Hayton về các kình địch ngày càng tăng ở biển Đông (JANE PERLEZ, NYT)





JANE PERLEZ,   NYT
Người dịch: Huỳnh Phan
Posted by adminbasam on 18/12/2014

Bill Hayton, một nhà báo lâu năm với BBC, đã dành phần lớn sự nghiệp ghi nhận theo thời gian các sự kiện trong khu vực Đông Nam Á và quan sát sự kình địch ngày càng tăng trong khu vực. Cuốn sách đầu tiên của ông, “Vietnam: Rising Dragon” [Việt Nam: con rồng đang trỗi dậy] (Yale University Press, 2010), khảo sát bản chất độc tài của chính phủ và các vi phạm nhân quyền đi cùng với tăng trưởng kinh tế của đất nước này.

Cuốn sách mới nhất của ông Hayton, “The South China Sea: The Struggle for Power in Asia” [biển Đông: Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á] (Yale University Press, 2014), nói về lịch sử, chính trị và tài nguyên năng lượng biển vốn trong những năm gần đây đã trở thành trung tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông xem xét các yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ đường biển, một trong những tuyến đường giao thương chính của thế giới, và những va chạm ngày càng tăng với các nước lân cận, một số trong đó đã đặt cược yêu sách của chính họ ở biển này nhưng thiếu sức mạnh hải quân để đối chọi với Trung Quốc. Những căng thẳng này đặc biệt rõ ràng vào mùa xuân rồi khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu $1 tỉ để thăm dò ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Hayton bàn luận lý do tại sao Trung Quốc đang chống lại việc trọng tài quốc tế về yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ, cơ sở lịch sử của những tuyên bố này và phần còn lại của thế giới nên đáp ứng như thế nào

Hỏi: Khi ông bắt đầu ra dự án này, biển Đông không chính xác nằm trong màng radar của tất cả mọi người. Hóa ra việc định giờ của ông là hoàn hảo. Điều gì khiến ông quan tâm tới mức ông muốn viết một cuốn sách về nó?
Đáp: Tôi đã viết xong cuốn sách về Việt Nam năm 2009 và không có một đề tài nào để theo dõi tiếp – cho đến khi Trung Quốc đưa cho tôi một đề tài mới vào giữa năm 2011. Tàu Trung Quốc quấy rối ba tàu khảo sát dầu liên tiếp trong một thời gian ngắn — cắt cáp dò địa chấn của hai trong số đó – rồi đột nhiên, người ta nói về vấn đề này. Nhưng các tranh chấp đã luôn luôn được trình bày như là quá phức tạp và tối tăm để hiểu hoặc giải thích. Điều đó chỉ hấp dẫn tôi. Tôi nghĩ rằng vì có quá nhiều điều đã được viết về chúng nên sẽ khá dễ dàng để tìm ra “sự thật.”
Tôi nói với [Đại học] Yale tôi sẽ viết xong cuốn sách trong vòng một năm. Cuối cùng phải tốn thời gian gấp đôi vì có quá nhiều những thứ đã được viết là khó có thể tin được. Trong quảng thời gian đó, quan tâm đến biển Đông bị quan tâm đối với biển Hoa Đông và cuộc tranh chấp giữa giữa Trung Quốc và Nhật Bản thế chỗ. Tôi nghĩ cuốn sách sẽ đi theo cùng cách đó. Nhưng Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã xoay xở để kiềm chế trong tình huống đó. Trong khi đó, biển Đông đã quay trở lại trong các bản tin. Nhân tiện xin nói tôi không nghĩ rằng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có một hoạch định can dự vào đó nào đó của Trung Quốc.

Hỏi: Một trong nhiều câu hỏi trong tương lai gần là Trung Quốc sẽ xử lý vụ trọng tài quốc tế mà Philippines đã khởi kiện như thế nào. Trung Quốc đã nói họ sẽ chẳng việc gì để làm với nó. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc có thể sẽ giữ lập trường đó và vẫn nêu cao trước tòa án dư luận quốc tế?
Đáp: Đó là quyền của Trung Quốc trong việc phớt lờ trọng tài. Họ đã bảo lưu quyền không bị ràng buộc bởi loại tòa án quốc tế như vậy khi phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1996.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng các lãnh đạo Trung Quốc ghét việc bị phô ra như là ở phía sai trái — đó là lý do tại sao họ đang thực sự gây sức ép để chính phủ Philippines bỏ vụ kiện. Đồng thời, mặc dù Trung Quốc không chính thức trình bàybất cứ bằng chứng nào, Bắc Kinh hy vọng rằng Tòa Trọng tài Thường trực sẽ bị thuyết phục để phán quyết là vụ kiện không thể thụ lí được. Vụ kiện của Philippines không phải là về các đảo hoặc rạn san hô thuộc về nước nào. Đó là về việc liệu các thể địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa có thể được chính thức định nghĩa là “đảo” hay không. Philippines muốn tòa phán quyết rằng bốn trong số các thể địa lý này thực sự chỉ là các rạn đá dưới mặt nước không thể tạo ra lãnh hải bất cứ mức nào và rằng bốn thể địa lý khác (gồm cả Scarborough Shoal) chỉ là đá không thể duy trì sự sống của con người và như vậy chỉ tạo ra lãnh hải 12 hải lý chứ không phải là một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Đó chỉ đơn giản là một vụ kiện xem xét các bằng chứng vật chất về những thể địa lý này, và theo tôi có vẻ rõ ràng rằng vụ kiện này là rành mạch — Philippines sẽ thắng. Nếu thế, điều đó sẽ phá vở hoàn toàn các lập luận của Trung Quốc ngăn không cho các nước khác thăm dò dầu và đánh bắt cá xung quanh quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận là tòa án không nên đưa ra phán quyết như vậy khi vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Không lâu nữa Tòa án sẽ nghe tranh biện những lập luận đó, và chúng ta mong sẽ nghe một phán quyết về phần này của vụ án vào năm tới.

Hỏi: Trong nghiên cứu của ông, chỗ nào là khó đến nhất trong biển Đông? Ông có yêu cầu Trung Quốc cho truy cập vào kho lưu trữ tài liệu về ở biển Đông của họ không?
Đáp: Các đảo ở biển Đông thì vô cùng khó đến đối với một nhà báo nước ngoài. Chính phủ Việt Nam sẽ chẳng cho tôi một visa để nhập cảnh vào nước này đâu — họ không chấp nhận các hoạt động báo chí của tôi ở đó bảy năm trước. Cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều không cho phép người nước ngoài đến viếng các thể địa lý mà họ chiếm đóng. Còn chính phủ Philippines không có máy bay miễn phí để đưa tôi đến các thể địa lý của họ mà đi tàu thì có thể mất vài tuần. Tôi có thể đi lặn ở đá Hoa Lau (Swallow Reef) do Malaysia chiếm đóng, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là chút đam mê cho một tác giả với một ngân sách hạn chế. Vì vậy, về cơ bản tôi nhìn biển này từ bờ biển của Trung Quốc, Philippines và Singapore, đã bay trên nó một vài lần và phỏng vấn những người từng có mặt ở đó.

Hỏi: Ông nghĩ Trung Quốc biết được điều gì về dự trữ năng lượng ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa khi đăt giàn khoan $ 1 tỉ ở vùng biển tranh chấp có trong năm nay?
Đáp: Có lẽ không nhiều lắm. Tuy nhiên, kể từ cuộc bế tắc tháng 5, chúng ta đã biết được nhiều hơn về chuyến Trung Quốc đến khu vực này trước đây hồi tháng 6 năm 2007. Chuyến đó đã được cả hai phía Việt Nam lẫn Trung Quốc giữ im vào thời điểm đó. Nhưng, sau đó, truyền hình Trung Quốc phát sóng một phim tài liệu cho thấy tàu của hai bên đối đầu nhau trong khi một tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong khu vực. Vì vậy, có vẻ như Trung Quốc đã có một số dữ liệu địa chấn để làm việc trước khi định vị giàn khoan dầu khổng lồ này. Họ tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về hydrocacbon, nhưng họ sẽ, phải không? Sẽ thật ngượng ngùng khi xốc tới tất cả cho nỗ lực đó mà chẳng có gì để trưng cho nó!

Hỏi: Nếu ông đã là một người hoạch định chính sách Mỹ quyết tâm gìn giữ tự do hàng hải ở biển Đông, ông có lo lắng về hành vi quyết đoán nhiều hơn của Trung Quốc hay không? Hoặc, ông có nghĩ rằng Trung Quốc có lý do để nói: Chúng tôi chỉ phản ứng với hành động khiêu khích của những nước khác?
Đáp: Tôi nghĩ rằng bất kỳ hiểu biết nào về hành vi của Trung Quốc ở biển Đông phải nhìn nhận rằng những người phụ trách nhà nước Trung Quốc thực sự tin rằng biển này đúng lẽ là thuộc về họ. Tôi chỉ ra trong cuốn sách của tôi ý tưởng đó chỉ là một sáng chế của những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào và tuyên bố lịch sử của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa hoàn toàn thiếu bằng chứng có thể kiểm chứng được trước ngày 12 tháng 12 năm 1946, nhưng đó không phải là cách người Trung Quốc nhìn thấy nó.
Vì vậy, vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ là bất cứ điều gì họ làm trong biển này trên thực tế đều có thể được khắc hoạ ở Trung Quốc như là việc tấn công vào sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Mỹ và các bên tranh chấp biển này (Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Indonesia) cần phải chú trọng hơn vào việc truy vấn bằng chứng mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho yêu sách lịch sử của họ. Nếu xem xét chặt chẽ nó sẽ đổ vụn ra. Cách xử lý đó sẽ rẻ hơn rất nhiều so với một tên lửa hành trình mới và có lẽ hiệu quả hơn.

Hỏi: Ông mô tả trong cuốn sách đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) như những mảnh đá nhỏ hoang vắng tua tủa với radar và thiết bị vệ tinh và một ít lính Quân đội Giải phóng nhân dân kém may mắn đang phải chăm sóc cho chúng. Ông nghĩ điều gì đang xảy ra tại đá Chữ Thập hiện giờ?
Đáp: Ảnh vệ tinh gần đây đã cho thấy các công trình xây dựng lớn đang diễn ra tại đá Chữ Thập và các thể địa lý khác mà Trung Quốc chiếm đóng trong quần đảo Trường Sa. Một số lượng san hô đã được nạo vét lên và trộn với cát và bê tông để tạo thành các đảo nhân tạo với các cảng hải quân và – trên đá Chữ Thập – cái có vẻ như là sự khởi đầu của một đường băng. Tôi nghĩ rằng đây là phản ứng của Trung Quốc đối với tuyên bố pháp lý của Philippines. Thậm chí nếu tòa phán quyết rằng các thể địa lý Trung Quốc chiếm đóng không phải là “đảo có khả năng phục vụ việc cư trú của con người” và do đó không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, chỉ sự hiện diện của các tàu hải quân và có thể không quân trong khu vực sẽ thay đổi tình hình chính trị.
Hành động của Trung Quốc ở biển Đông giống đôi chút với những gì người Israel làm ở West Bank (Bờ Tây) — tạo ra sự kiện tại hiện trường và buộc các đối thủ đàm phán về các điều khoản mới, bất kể các luận cứ pháp lý.

Hỏi: Bây giờ ông đã nắm vững địa chính trị của một trong những thủy lộ quan trọng nhất thế giới, dự án kế tiếp của ông là gì?
Đáp: Việc viết cuốn sách này đã thực sự mở mắt cho tôi về cách mà hình ảnh phổ biến về lịch sử Trung Quốc mà hầu hết mọi người có — hình ảnh một đế chế / nền văn minh thống nhất duy nhất trong 3 000 năm qua hoặc nhiều hơn – thực sự lại là một sáng chế của những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Khi nhìn vào cách mà tuyên bố biển Đông của Trung Quốc đã được tạo ra trong những năm đầu thế kỷ 20, người ta thấycác nhà sử học và bản đồ học yêu nước đưa ra những tuyên bố về mối quan hệ lịch sử của Trung Quốc với các nước láng giềng được dựa trên việc đọc nhầm và diễn giải sai lệch bằng chứng. Tất nhiên họ không đơn độc trong việc này — tất cả mọi người đều vậy, đặc biệt là ở châu Âu. Nhưng ở hầu hết các nơi, có nhiều làn sóng lịch sử xét lại đã phê phán kiểu nhìn về quá khứ này. Các học giả đã làm việc đó cho Trung Quốc, nhưng công việc của họ chưa thực sự đạt tới xu thế chủ đạo.






No comments:

Post a Comment

View My Stats