Việt-Long-
RFA
2014-12-19
2014-12-19
Trong khi cả thế giới trông đợi và tin chắc Tổ chức
Các quốc gia Xuất khẩu Dầu hỏa, OPEC, sẽ ghìm đà xuất khẩu dầu khí để vực giá dầu
lên giữa thời kỳ xuống giá mạnh, thì tại hội nghị Vienna hôm 27 tháng 11, ngày
Thanksgiving của Mỹ, Á Rập Saudi bất ngờ bác bỏ đề nghị của các nước trong OPEC
và không giảm mức xuất khẩu, cố tình dìm giá dầu xuống thêm nữa. Nhìn qua báo
chí quốc tế ta thấy những tít như :"Chiến tranh dầu hỏa giữa Á Rập Saudi với
Iran và Nga", "Liệu Á Rập Saudi có làm kỹ nghệ dầu hỏa của Mỹ mất
ngôi hoàng đế không?", rồi thì "Nga đã thua trận chiến kinh tế với
phương Tây", và lại còn "Giá dầu lao xuống vực có phải là hình thức
chiến tranh bí mật của Mỹ đánh Nga không?". Ý kiến nào là đúng?
Thực ra lối chạy tít của báo chí ngày nay thường làm
nổi bật những điều được khán thính giả quan tâm để thu hút sự chú ý. Điều đáng
lưu ý trong vấn đề này là không phải chỉ một mình nước Nga bị đẩy tới bờ vực khủng
hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, mà cả những nước OPEC cũng lao đao chực
ngã nhào khi giá dầu xuống mất hơn một nửa. Iran, Venezuela, Libya, Algeria đều
hoảng hốt vội vã tìm đường thoát. Thêm vào danh sách vừa kể còn có cả Hoa Kỳ,
khi một số công ty khai thác dầu hỏa đá phiến nội địa đã phải hoạt động cầm chừng,
công nhân bị nghỉ việc tạm, sau một thời gian đã thật năng động để sản xuất ồ ạt,
được coi là qua mặt cả Á Rập Saudi về sản lượng. Trong tháng 11 khi dầu bắt đầu
xuống giá giới chuyên môn và báo chí Mỹ đã kêu oai oái, đòi Tổng thống Obama phải
gọi là "có biện pháp" với Á Rập Saudi. Như vậy có thể nói chiến dịch
dìm giá dầu xuống vực là "cuộc chiến tranh bí mật" của Mỹ để đưa Nga
vào khủng hoảng tiền tệ và kinh tế được chăng?
Cái
được cái mất của Mỹ
“Chiến tranh bí mật” thì chỉ là cách nói thậm xưng
cho giật gân, nhưng điều thú vị là khi người Mỹ đòi ông Obama có biện pháp với
Á Rập Saudi thì Tổng thống Mỹ dường như chỉ cười cười và hành động cầm chừng, gần
như chẳng làm gì đáng kể với Á Rập Saudi. Trong khi đó thì nhiều báo đài ở Mỹ giải
thích rằng nếu Mỹ có bị “trúng đạn” thì chỉ có ngành khai thác và sản xuất dầu
khí đá phiến là bị thương tạm thời, trong khi nền sản xuất hùng mạnh của Hoa Kỳ
rất đa dạng, các ngành sản xuất khác bên cạnh sản xuất dầu đá phiến đều hưởng lợi
không ít khi giá dầu thô trên thế giới giảm đến một nửa như vậy. Người ta còn dự
kiến nền sản xuất của Mỹ sẽ bùng lên mạnh mẽ thêm nữa nhờ “dịp may” giá dầu giảm
này. Bên cạnh đó, đô la là đơn vị tiền tệ dùng để tính giá dầu, nên dầu xuống
có nghĩa là đô la lên giá.
Chỉ đơn cử một ví dụ: sáng nay, thứ tư, một chuyên
viên kinh tế Mỹ trả lời phỏng vấn truyền thanh của đài WTOP nói rằng qua sang
năm mỗi người Mỹ sẽ tiết kiệm được từ 1 ngàn đô la trở lên tiền xăng chạy xe, để
tiêu xài vào các việc khác. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Mỹ dựa vào sức tiêu
thụ sẽ có thể bùng phát trong tình trạng thị trường dầu khí như hiện nay. Thêm
vào đó khi gía xăng xuống mạnh, mọi ngành sản xuất kỹ nghệ và tiểu công nghiệp
cũng như kinh doanh đều có lợi không ít. Tính chung, tuy ngành dầu đá phiến có
tổn thất nhưng chịu đựng được, nền tiền tệ và kinh tế Mỹ vẫn hưởng lợi đậm
trong khi kinh tế, tiền tệ của Nga bắt đầu bước vào khủng hoảng. Bên cạnh đó những
nước gọi là sống nhờ sản xuất dầu hỏa đều rơi vào tình trạng kinh tế bi đát nếu
chưa phải là trên bờ vực khủng hoảng.
Và những nước đó như Nga, Iran, Venezuela đều là những
nước chống Mỹ. Nặng nhất là nước Nga,vì Nga dự toán ngân sách 2015 dựa trên căn
bản hạch toán giá dầu 107 đô la một thùng, đến hôm qua 16 tháng 12,2014,
nó chỉ còn 56 đô la và còn xuống nữa (giá cuối ngày 18/12 là 54,11 đô la/
thùng). Rõ ràng Nga đã mất trắng gần 50% ngân sách trong vài tuần lễ.
Ngân hàng Trung ương Nga họp qua đêm và quyết định tăng lãi suất căn bản thêm
6, 5% lên thành 17% hầu vực giá đồng rúp đang rơi tự do. Sáng hôm sau người ta
thấy dân Nga xếp hàng rút tiền ra khỏi các máy ATM. Đó là dấu hiệu khủng hoảng
tiền tệ thường thấy xưa nay ở nhiều nước trên thế giới.
Tại sao không giảm lãi suất mà lại tăng lãi suất
trong một hành động giống như chống đỡ trong tuyệt vọng? Phó thống đốc
ngân hàng Trung ương Nga Sergei Shvetsov có tâm tình ở chỗ riêng tư với phóng
viên báo The Guardian rằng ngân hàng đáng lẽ không nên đẩy nền kinh tế đến bờ vực
suy thoái sâu xa hơn bằng cách tăng lãi suất, nhưng trong lúc đồng rúp khủng hoảng
như vậy giới ngân hàng không thể ngồi yên mà phải làm một điều gì đó. Nhưng qua
hôm sau, thứ năm 18 tháng 12, tiền rúp lại xuống giá thêm nữa.
Vì thế, khi đô la lên giá, rúp xuống giá, dầu khí xuống
giá, kẻ được là Mỹ, người thua là Nga, nên mới có cái tít giựt gân “chiến tranh
bí mật” của Mỹ hại Nga. Gọi là “chiến tranh bí mật” có lẽ vì trận tấn
công tiền tệ và kinh tế không phải do Mỹ phát động, mà là do Á Rập Saudi tung
ra nói là để đánh Mỹ! Á Rập Saudi công khai tuyên bố trong hội nghị OPEC là
không thể để Hoa Kỳ chiếm ngôi vị vua dầu hoả nhờ dầu đá phiến! Rõ là công khai
chống Mỹ.
Mục
tiêu chính
Nhưng đằng sau lời tuyên bố công khai đó, Hoàng gia
Á Rập Saudi không thể không tính tới hậu quả, hay thành quả, của chính sách
ghìm giá dầu đối với Nga, Iran, Syria, cùng một số quốc gia Hồi giáo khác “sống
bằng dầu hỏa”, nhưng đều là những đối thủ chính trị và tôn giáo của Á Rập
Saudi, trong khi Venezuela là nước giương cao lá cờ đầu chống Mỹ ở châu Mỹ La
tinh, nếu không kể Cuba lâu nay đã im tiếng (và vừa nối lại bang giao với Mỹ
vào hôm thứ tư ngay trong lúc bài này lên màn ảnh RFA).
Vì thế khó nói rằng Á Rập Saudi chỉ nhắm Hoa Kỳ, như
nhiều người Mỹ và người chống Mỹ kêu gào. Đó là một một đòn chiến lược rất cao
cường để dập các đối thủ ấy, phần đông cũng là đối thủ của Hoa Kỳ. Còn chuyện Mỹ
bị thiệt hại, thì điều đó người Mỹ gọi là collateral damage, tổn thất liên đới,
chịu “vạ lây” nhưng được mối lớn gấp bội.
Và quả thật Mỹ đã đạt mối lớn đó, và đẩy Nga xuống vực.
Mỹ có thể mất ngôi vua dầu hỏa thế giới, nhưng đã nổi danh là một dân tộc thực
dụng, ngôi vua chẳng có nghĩa gì với người Mỹ nếu người ta chiếm được mối lợi
ích chiến lược nào lớn hơn, chẳng cần ngôi vị vua quan nào cả. Chỉ có một điều
làm cân bằng bớt cái thắng lợi chiến lược đó ít nhiều, là trong số những khối
kinh tế lớn tiêu thụ dầu khí và hưởng lợi lớn, có châu Âu, Nhật Bản và cả Trung
Quốc.
Giả thuyết cho rằng Mỹ-Á Rập Saudi ngầm bắt tay đóng
kịch trong màn diễn “chiến tranh bí mật” nhưng lộ liễu này không phải là không
có cơ sở.
No comments:
Post a Comment