Saturday, 23 August 2014

TIỀN "CẤP DƯỠNG TỔ PHỤ" BỘ CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA (FB Truong Huy San - Osin Huy Đức)




Fb Truong Huy San(Osin Huy Đức)
on August 21, 2014 7:02 AM

Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình được khởi xướng từ ngày 7-1-2014 bởi một nhóm các nhà báo: Vũ Kim Hạnh, Cựu TBT Tuổi Trẻ; Nguyễn Thế Thanh, Cựu TBT báo Phụ Nữ TP; TS Nguyễn Thị Hậu, kỹ sư Đỗ Thái Bình… nhằm mục đích bắt một nhịp cầu để người Việt trong và ngoài nước bày tỏ lòng tri ân trước anh linh những chiến sĩ ngã xuống vì Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh hành động yểm trợ thiết thực cho gia đình vợ con những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo.

* * *

Fb Truong Huy San(Osin Huy Đức) Kẻ Thắng Cuộc  phát hiện được chuyện này.

Khoản tiền "cấp dưỡng tổ phụ", 150 nghìn, do Bộ Cựu chiến binh VNCH cấp trong khoảng thời gian từ 1-1974 đến tháng 4-1975 (trị giá 4 lượng vàng) vẫn được mẹ Phan Thị Thê cất giữ.

Sáng nay, 18-8-2014, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa bắt đầu hướng dẫn gia đình làm thủ tục, lập một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu VND tặng bà Phan Thị Thê (sinh năm 1928). Bà Thê là mẹ của trung sĩ Phạm Ngọc Đa, người lính Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Trung sĩ Đa được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trên bè cứu sinh của tàu HQ-10 chỉ 15 phút trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan.

Trung sĩ Phạm Ngọc Đa (người không đội nón)

Tên của Trung sĩ Phạm Ngọc Đa trước đây không có trong Danh sách tử sĩ Hoàng Sa. Ngày 28-2-2014, hai người em ruột của trung sĩ Đa, chị Phạm Thị Kim Lệ và anh Phạm Minh Cảnh, đã trực tiếp gặp một thành viên của Chương trình, Kỹ sư Đỗ Thái Bình, trao các giấy tờ liên quan. Sau khi trao đổi với các cựu sĩ quan Hải quân VNCH, danh tánh của trung sĩ Phạm Ngọc Đa đã được bổ sung vào danh sách 74 tử sĩ Hoàng Sa (số tt 12).

Tối 12-8-2014, chúng tôi đã đến thăm gia đình mẹ Phan thị Thê (Long Xuyên, An Giang). Bà vẫn giữ từng trang tài liệu liên quan đến người con đã hy sinh. Đặc biệt, khoản tiền “cấp dưỡng tổ phụ” do Bộ Cựu chiến binh VNCH cấp lên tới 150 nghìn (tương đương 4 lượng vàng – theo chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn) bà không tơ hào một đồng vì theo bà, “Đó là tiền xương máu”.

Mẹ Thê đã hơn 86 tuổi, sức yếu, hiện ở cùng con trai, Phạm Minh Cảnh, trong một ngôi nhà xây cất từ năm 1969, chủ yếu bằng vách ván, mái tôn, nóng bức.

Ngôi nhà xây cất năm 1969 của bà Phan Thị Thê, sinh năm 1928, mẹ của trung sĩ Phạm Ngọc Đa, tử trận trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa 1974.

Các thành viên Nhịp Cầu Hoàng Sa nhất trí cao với quyết định, cấp ngay một sổ tiết kiệm 150 triệu để cùng gia đình phụng dưỡng mẹ; đồng thời tiếp tục vận động để giúp các em của trung sĩ Phạm Ngọc Đa sửa lại ngôi nhà cho mẹ. Mẹ Phan Thị Thê là thân nhân ở hàng phụ mẫu duy nhất mà chúng tôi được biết là còn sống của 74 tử sĩ Hoàng Sa.

À há ….xem lại Trương Huy San là ai …thì ra là Osin Huy Đức (Thắng Cuộc).
https://www.facebook.com/Osinhuyduc

Mẹ của Trung sĩ Phạm Ngọc Đa, em gái Phạm Thị Kim Lệ và em trai, Phạm Minh Cảnh (cháu bé là con trai anh Cảnh).

* * *

Sự đãi ngộ của TPB, Quả Phụ, Cô Nhi VNCH
Trước tháng 4, 1975, thành phần TPB, Quả Phụ và Cô Nhi được chính phủ VNCH luôn luôn trân quý vì chính họ hay chồng con họ đã hy sinh xương máu góp phần bảo vệ Tổ quốc. Các quân nhân hy sinh hoặc mất tích, các quân nhân bị thương tật tùy theo cấp độ tàn phế và các quả phụ cô nhi đều được Bộ Cựu Chiến Binh trợ cấp.
Chính phủ cũng như toàn dân phải tỏ lòng biết ơn sâu xa những người đã hy sinh cho Tổ quốc. Những điều đã thi hành cho các cựu chiến binh, TPB và cô nhi, quả phụ, tử sĩ đều phải mang nặng tính chất đãi ngộ, đền đáp công ơn, tuyệt đối không mang tính chất từ thiện, bố thí (3).


Cội nguồn và đôi điều suy nghĩ – Diễn Đàn – Cựu Chiến Binh – Người Việt Online
www.nguoi-viet.com

* * *

FB Danh Nguyencong

khi danhnguyencong ra hội đồng giám định y khoa thương tật loại 3 mức độ tàn tật 50/100 và sẽ tính vào lương như sau: lương trung sỉ: 15.500 /2 =7.750 x3 vì 3 tháng lảnh một lần sẽ có số tiền hai mươi ba ngàn hai trăm năm chục đồng, khi ấy vàng 28.000? một lượng gần một lượng vàng trong 3 tháng. Nếu có đi làm qua giới thiệu của bộ cựu chiến binh sẽ có lương tùy theo công việc mình đảm nhận sự đãi ngộ của nhà nước Việt nam Cộng Hòa với những người đã hy sinh rất to lớn.

Cô Nhi quả phụ, tổ phụ đều được quan tâm chăm sóc con cái của những đối tượng nầy sẽ được đào tạo trong các trường tốt nhất, và điều nầy là mặc nhiên không cần làm đơn xin để xét … cho

* * *

Lua Culan :
“Cấp dưỡng tổ phụ” là tiền chu cấp của Chính phủ cho cha mẹ, ông bà mà người quân nhân khi còn sống phải phụng dưỡng, thường là quân nhân độc thân, còn khi có gia đình thì “Cấp dưỡng Cô nhi, Quả phụ Tử sĩ” cho vợ và con Tử Sĩ.

* * *

Nguyễn Trọng Tuấn Xin gửi một bài tập đọc của VNCH (Tân Việt văn lớp nhất – Bùi Văn Bảo) nói về Tổ quốc ghi ơn (trang 204)

TỔ QUỐC GHI ƠN (Lời của ba khuyên Dũng)

Hôm qua ba đã cho con đi thăm công trường chiến sĩ và đài kỹ niệm “chiến sĩ trận vong”. Con đã thấy bốn chữ vàng khắc sâu trên mặt đá: “Tổ quốc ghi ơn”

Tổ quốc ghi ơn? Đúng đấy, con ạ. Trong quá khứ, hiện tại và mãi mãi về tương lai, Tổ quốc còn gửi đến các chiến sĩ lòng kính trọng và sự ghi ơn sâu xa. Tổ quốc đã đặt trong cánh tay sắt thép, lòng quyết thắng, chí hy sinh của họ tất cả sự tồn vong của đất nước. Kể từ ngày khai quốc đến giờ, giang sơn gấm vóc này đã bị bọn ngoại xâm đe dọa không biết bao nhiêu lần! Và cũng không biết bao lần những con người bất khuất đó đã vùng lên. Các thế hệ nối tiếp nhau, họ xông ra chiến địa, coi thường gươm giáo, lăn xả vào kẻ thù để chiếm lại từng thước đất cho quê hương. Trong cơn binh lửa, có người dâng cho Tổ quốc một phần thi thể, có người hy sinh cả tính mạng của mình. Chính nhờ những tặng phẩm thiêng liêng của muôn ngàn vị anh hùng đó mà nước ta mới tồn tại cho đến ngày nay.

Ngay cả lúc này mà con được yên ổn đến trường học tập, không phải cúi đầu tủi thẹn trong kiếp nô lệ thì cũng chính là nhờ ở cánh tay che chở của các chiến sĩ đang xông pha gian khổ ngoài biên cương đấy.


Thứ Sáu, ngày 11 tháng 7 năm 2014



No comments:

Post a Comment

View My Stats