Saturday, August 23, 2014
Mọi
người sẽ không hiểu vì sao chiếc mũ bảo hiểm và máy tính bảng lại có liên quan
nhau trong một logic của vấn đề? Nhưng ở xứ thiên đường mọi điều không logic đều
trở thành logic trong một quan hệ nhân quả - ăn chia. Đó là lý do để có bài
viết này.
Chiếc
mũ bảo hiểm ở thiên đường
Tôi
còn nhớ, khoảng cuối thập niên 1990s, khi tôi còn làm việc ở Bệnh Viện Chợ Rẫy,
ông giám đốc bệnh viện lúc bấy giờ, mời bàn xây dựng dự án cho toàn dân phải
đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Có cuộc họp này là vì tình hình tai nạn giao
thông làm tỷ lệ chấn thương sọ não tăng đột biến, khi Sài Gòn trở thành trung
tâm kinh tế, công nghiệp và du lịch trong cả nước, do dân số Sài Gòn tăng đột
biến từ khoảng 2 triệu vào thập niên 1980 lên 10 triệu năm 2000.
Lúc
ấy những cửa hàng bán mũ bảo hiểm mọc lên như nấm sau mưa, báo đài, truyền
hình, truyền thanh liên tục phát tin, nhưng rồi cũng đi vào quên lãng. Không
người dân nào quan tâm đến mình phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
Thế
rồi, năm 2001, đùng một cái, lại một đợt truyền hình, báo chí ra rả phải đội mũ
bảo hiểm khi đi xe máy. Và chính phủ có công văn số: 407/CP-CN: V/v bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe
máy ban hành vào ngày 15 tháng 5 năm 2001. Bệnh viện được các hãng bán
mũ bảo hiểm với giá rẻ hơn thị trường mỗi cái 100 ngàn đồng.
Thế
là, người người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,
thì bị cảnh sát giao thông phạt 200 ngàn đồng. Từ sau 30/4/1975 thì có lẽ, chỉ
có 4 việc mà đảng cầm quyền thực thi triệt để là:
1.
Ngăn sông cấm chợ bằng hộ khẩu và tem phiếu.
2.
Đánh công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam để cướp bóc tài sản dân
lành.
3. Cấm sản xuất và đốt pháo dịp tết cổ truyền đã có từ hơn ngàn năm trước. Vì lý do là tai nạn do pháo, nhưng thực chất là sợ dân làm vũ khí chiếm phần ăn của đảng cầm quyền.
3. Cấm sản xuất và đốt pháo dịp tết cổ truyền đã có từ hơn ngàn năm trước. Vì lý do là tai nạn do pháo, nhưng thực chất là sợ dân làm vũ khí chiếm phần ăn của đảng cầm quyền.
4.
Bắt buộc dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hoặc mô tô. Với lỳ do là chấn thương
sọ não do tai nạn giao thông, nhưng thực chất là, các sân sau
của đảng ăn chia đã lỡ nhập máy móc thiết bị sản xuất mũ, nhưng
hàng hóa không bán được.
Qua
đó cho thấy, chuyện bắt buộc người dân đi xe máy, mô tô phải đội mũ bảo hiểm
ngang tầm quốc gia đến việc cướp của giết người, và bảo vệ sự chắc chắn của
đảng cầm quyền chứ không phải chuyện đùa. Nó cũng cho thấy rằng, đảng cầm quyền
rất "lo" cho tính mạng của nhân dân. Nhưng gần đây, lại có chuyện phạt người dân đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn. Vì
có đúng hay không đúng tiêu chuẩn mũ bảo hiểm thì chấn thương sọ não vẫn cứ
chấn thương! Và tỷ lệ chấn thương sọ não vẫn cứ tăng như thường sau khi đội mũ
bảo hiểm! Và bài toán giải quyết tai nạn giao thông là bài toán quy hoạch và
giãn dân, chứ không phải là nón bảo hiểm khi đi xe máy và mô tô.
Chiếc
máy tính bảng cho giáo dục xứ thiên đường
Mấy
hôm nay lại có truyền thông đưa tin, học sinh lớp 1 - 3 ở thành phố Hồ Chí Minh có thể phải mua máy
tính bảng bằng đề án sách giáo khoa điện tử của thành phố Hồ Chí
Minh hơn 4.000 tỷ đồng. Đây là thử nghiệm ban đầu sau đó nhân rộng
khắp cả nước.
Hôm
qua có một facebooker viết một bài về chuyện cái máy tính bảng
này đã được nhập về tại cảng Hải Phòng từ 1 tháng trước với giá trọn gói 900
ngàn đồng, để bán cho học sinh lớp 1 đến lớp 3 giá giao động từ 3 đến 5 triệu
đồng mỗi máy.
Máy
tính bảng của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC nhập về phục vụ cho "Thí
điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp
3" của Sở Giáo dục TP HCM, trọng tâm được đặt ra là đổi mới chương trình,
sách giáo khoa đối với giáo dục tiểu học. Hình của Thienhải Blue
Tôi
thử dò tìm thông tin công ty nào đã là nhà làm đề án này, thì ra kết quả là Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế
AIC, xuất thân từ một trung tâm xuất khẩu lao động - dân Việt thường
gọi là buôn bán nô lệ chứ không phải là xuất khẩu lao động mỹ miều từ ngữ -
trực thuộc Bộ giao thông vận tải vào năm 1999. Sau đó trở thành một tập đoàn đa
ngành có cả đầu tư bất động sản và kinh doanh giáo dục.
Từ
tháng 9 năm 2012 việc tổ chức sự kiện, làm quảng cáo từ bộ giáo dục đến trường
phổ thông đã được Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC làm rất chu đáo từ
Bắc đến Nam, từ trung ương đến địa phương.
Máy
thì đã nhập về, và đã cài phần mềm tiếng Việt cho chương trình giáo dục Việt
Nam, giờ làm sao bán? Không còn cách nào tốt hơn là làm luật từ các chính
khách. Từ tháng 9 năm 2012 việc tổ chức sự kiện, làm quảng cáo từ bộ giáo dục
đến trường phổ thông đã được Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC làm rất chu
đáo từ Bắc đến Nam, từ trung ương đến địa phương. Giờ chỉ còn chờ chính quyền
thành phố Hồ Chí Minh ra "luật" bắt buộc các trường phổ thông tiểu
học thực thi để giải quyết hàng tồn kho của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế
AIC!
Kết
Theo
hiểu biết của tôi, ngay cả ở Hoa Kỳ và các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu
thế giới, chưa có quốc gia nào có luật bắt buộc học sinh phổ thông dùng máy
tính bảng hay máy tính xách tay có cài chương trình học cho việc học của học
sinh. Còn việc học sinh vì nhu cầu học tập phải mua máy tính là chuyện của học
sinh.
Vấn
đề đề án cải cách giáo dục điện tử của thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề lợi bất
cập hại.
Đầu
tiên là, liệu tất cả gia đình học sinh tiểu học có đủ tiền để đóng học phí hay
chưa, thì làm sao đủ tiền mua máy tính bảng có giá từ 3 đến 5 triệu đồng trong
lúc kinh tế đang suy sụp như hiện nay.
Thứ
hai là, liệu trẻ con có máy tính bảng trong tay thì các cháu lo chơi game, hay
lo cho việc học?
Và
cuối cùng là, tại sao lại có những việc đặt cái cày trước khi có con trâu cho
một đề án không giống ai, và bắt buộc dân phải tuân theo?
Bốn năm trước tôi viết loạt 3 bài: Chuột lang giáo dục, nhằm thưa với đảng cầm quyền rằng, đừng biến con cháu chúng ta là những con chuột trong phòng thí nghiệm cho ngành giáo dục ăn chia của các sân sau của đảng. Nhưng đến hôm nay vẫn thế.
Bốn năm trước tôi viết loạt 3 bài: Chuột lang giáo dục, nhằm thưa với đảng cầm quyền rằng, đừng biến con cháu chúng ta là những con chuột trong phòng thí nghiệm cho ngành giáo dục ăn chia của các sân sau của đảng. Nhưng đến hôm nay vẫn thế.
Có
cái gì đó liên quan giữa chiếc mũ bảo hiểm và máy tính bảng trong sự nghiệp làm
luật để phục vụ cho việc ăn chia của các tổ chức kinh tài liên quan đến chính
quyền. Tôi nghĩ thế không biết có đúng không?
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment