Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-08-30
2014-08-30
Văn
học lưu vong thế giới vừa tiếp nhận thêm một tác phẩm viết bởi một cô bé lưu
lạc sang Mỹ năm 13 tuổi để rồi sau một chặng đường dài va đập với văn hóa Hoa
Kỳ đã rất thành công trên con đường sự nghiệp và hơn thế, được giới văn chương
Mỹ biết đến như một dấu ấn văn học di dân qua hai tác thẩm đều do một nhà xuất
bản uy tín của Mỹ ấn hành.
Cuốn
thứ nhất, Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus
and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) vừa in ra vài tuần trước đây.
Nhà văn Lan Cao, tốt
nghiệp Yale Law School tác giả hai cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm
1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) năm 2014 .
RFA files
Tác
giả Lan Cao tên thật Cao Thị Phương Lan, con gái của cố đại
tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực Việt Nam Cộng
Hòa. Là một nhà văn nhưng Lan Cao
lại theo đuổi và thành đạt với ngành luật. Tốt nghiệp
Yale Law School, sau một thời gian hành nghề luật tại New
York bà chuyển qua dạy học và hiện nay là giáo sư môn luật kinh tế quốc tế
tại Chapman University.
Trao
đổi với chúng tôi về tác phẩm “Hoa sen và Bão tố” bà cho biết một số chi tiết
lý thú khi sáng tác cũng như những gắn bó giữa người cha nổi tiếng trong quân
đội và tác phẩm như thế nào. Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau
đây:
Mặc
Lâm:
Thưa bà, ký ức của bà về Việt Nam là một mảnh vỡ của sự sụp đổ của Việt Nam
Cộng Hòa. Trong đó thời thiếu nữ cùng với hạnh phúc của một cô gái, bà được may
mắn sống trong một gia đình nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa có người cha là Đại
tướng. Cảm giác về số phận và sự lìa bỏ Tổ quốc của bà ra sao để hình thành tác
phẩm này, thưa bà?
Nhà
văn Lan Cao:
Lan nghĩ từ ngày mình qua đất Mỹ tới giờ, khi Lan qua là 13 tuổi thì phải vô xã
hội Mỹ liền để vô trung học rồi đại học. Cha mẹ của Lan cũng như tất cả những
cha mẹ người Việt khác, hay là những người tị nạn, bao giờ cũng muốn cho
con mình thành công ở nước mới. Khi vào trung học và nhất là vào đại học
của Mỹ thì mình bắt đầu thấy ngộ quá vì những người ở đại học họ nhìn sự sụp đổ
của Việt Nam với con mắt rất khác với những cuộc đời thật của người Việt Nam.
Khi
Lan ở đại học thì thấy người Mỹ mà mình quen rất tốt nhưng không biết vì lý do
nào - có thể là do báo Mỹ, sách Mỹ hoặc là TV của Mỹ - những gì họ
biết về sự sụp đổ của Việt Nam thì họ chỉ học và nghe qua con mắt của
người Mỹ thôi. Thành ra Lan rất “shock”. Trong 13 năm mình ở Việt Nam
thì kinh nghiệm của mình nó rất khác với những gì mình nghe người Mỹ nói về
mình khi mình vô thế giới của họ.
Ví
dụ như cha mẹ hay là người thế hệ lớn, họ không vào cộng đồng của Mỹ
nhiều như là thế hệ của Lan hồi 75, họ chỉ ở trong cộng đồng Việt Nam. Chiến
tranh của Việt Nam, họ không thấy gì khác hết vì họ chỉ ở trong cộng
đồng thôi. Còn như Lan lúc đó còn nhỏ, vào với thế giới của Mỹ thì mình thấy
rất khác. Họ nghĩ về nước Việt Nam khác với những gì mình nghĩ.
Họ
nghĩ về sự sụp đổ của Việt Nam rất khác. Họ không biết nhiều những chuyện rất
là phức tạp thành ra khi mình thấy như vầy: từ lúc Lan 13 tuổi cho
đến bây giờ, nhất là khi học đại học,Lan đọc những cuốn sách Mỹ viết về
Việt Nam, kể cả những tác giả Mỹ chống chiến tranh Lan cũng đọc
rất nhiều để cho mình hiểu tại sao họ có những ý kiến như vậy.
Khi
mình đọc, mình thấy rõ ràng là họ diễn dịch chiến tranh theo một ý nghĩ khác.
Do vậy Lan muốn viết về chiến tranh bằng tiếng Anh để cho người Mỹ họ hiểu một
bên khác, một ý nghĩ khác. Điều đó quan trọng cho cộng đồng của mình, Lan nghĩ
như vậy.
Bìa trước và bìa sau
cuốn The Lotus and the Storm
Mặc
Lâm:
Thưa bà, nhân vật cô Mai trong Hoa Sen Và Bão Tố là một nhân vật nữ, có vẻ
như không bị chiến tranh ám ảnh. Thật ra nó là một phiên bản của tác giả Lan
Cao. Làm sao bà tách ra được giữa quá khứ khỏi sự ám ảnh trong nhân vật
Mai để tạo ra nhân vật này có cuộc sống bình thường trong xã hội Mỹ mà không bì
ám ảnh gì cả, thưa bà?
Nhà
văn Lan Cao:
Cô Mai là một trong hai nhân vật chính ở trong cuốn sách đó. Cô bé Mai trong
những trang đầu là ngay trước năm 1963. Chiến tranh và đảo chánh đã vào thế
giới cô bé đó nhưng chưa vào cuộc đời cô bé đó nhiều. Khi cuốn sách từ từ tiến tới,
rồi khi qua Mỹ thì mình mới thấy là cô bé đó có bị ám ảnh bởi chiến tranh. Từ
đó, mình sẽ thấy cũng như “Trauma” mà Mỹ họ kêu
là “PTSD, Post Traumatic Stress Disorder” nó sẽ xảy ra. Cô bé
này sẽ bị những chuyện đó.
Một
trong những mục đích của Lan muốn nói trong cuốn sách là chuyện của một người
bình thường bị ám ảnh bởi chiến tranh tìm cách để sống một cách hòa bình trong
cuộc đời. Người đó cuối cùng trở về Việt Nam để kiếm hình ảnh nhà của mình.
Cuốn sách cũng tả về psychology của người đó.
Mặc
Lâm:
Trong những năm qua, gia đình sau khi sang Mỹ bà nhận thấy tâm lý của Đại
tướng diễn biến ra sao và những diễn biến ấy ảnh hưởng như thế nào trong tác
phẩm Cầu Khỉ cũng như là Hoa Sen Và Bão Tố, thưa bà?
Nhà
văn Lan Cao:
Anh biết đây là tiểu thuyết nên tất cả những gì trong đó đều là thật sự
xảy ra. Mình chỉ dùng vài chuyện xảy ra trong đời thật của mình và mình bắt đầu
viết thêm chứ không phải là memoire. Ba của Lan khi qua bên đây rồi có một thời
gian tất nhiên cũng giống như những người khác - cũng rất buồn,
chán nản, nhất là khi thấy đất nước mình không được tiến lắm.
Trong
10 năm sau 75, khi nói chuyện với ba Lan thì ông nói rất nhiều. Ông muốn cho
Lan, thế hệ mới, nếu tồn tại bên nay thì đừng cho chiến tranh ảnh hưởng quá
cũng như đừng cho sự mất nước của mình ảnh hưởng quá. Ông có dùng cái câu đại ý
là phải đóng cái màn đó đi. Tuy là mình nhớ, dĩ nhiên là bao giờ
mình cũng nhớ, nhưng mình cũng mở cái màn mình đóng lại một chút. Đâu có
thể nào mà quên hết được. Thành ra cũng có lúc bị ảnh hưởng.
Ba
của Lan rất thích cuốn sách “Rashomon”. Đó là chuyện của ông bà đi
qua một cái rừng (trúc) và trong cái rừng đó bị bọn ăn cướp nó đánh.
Chuyện đó viết theo ý nghĩ cá nhân của mỗi
người. Người ăn cướp tự viết. Ông chồng bị ăn cướp
cũng viết. Bà vợ cũng viết. Một chuyện mà ba người viết riêng với
nhau.
Ba
của Lan có nói với Lan là viết về lịch sử chiến tranh cũng như
chuyện Rashomon vậy. Thành ra khi mình thấy một bài, ví
dụ như tết Mậu Thân, hãy compare (so sánh) như là ăn cướp
nó tới thì tết Mậu Thân cũng như chuyện Rashomon đó được ba người
viết. Ba người sẽ viết khác nhau. Thành ra khi mình nhìn lịch sử thì có
thể mình nói nó có phải là chuyện thực tế không và nó có diễn dịch
dưới ý nghĩa của mỗi cá nhân khác nhau không? Ba Lan có nói lịch sử Việt
Nam của mình hiện giờ như là Rashomon, nó chỉ mang khía cạnh của người Mỹ
viết thôi chứ khía cạnh khác thì sẽ hoàn toàn khác.
Thành
ra Lan nghĩ chuyện Rashomon có điều đúng trong đó. Nếu mình muốn hiểu
thì mình kể cái chuyện đó theo khía cạnh của mình.
Mặc
Lâm:
Thưa bà, trong toàn bộ tác phẩm Hoa Sen và Bão Tốbàng bạc những sự kiện
có vẻ trách móc cách Hoa Kỳ đã đối xử với Việt Nam Cộng Hòa. Những kinh nghiệm
này có phải bà nhận được từ cha với chức vụ và thẩm quyền cao nhất của miền Nam
hay là qua sự nghiên cứu riêng tư cũng như đọc những tài liệu sau này mà bà có
ý nghĩ như vậy?
Nhà
văn Lan Cao:
Lan nghĩ là cả hai. Khi Lan nói chuyện trong gia đình (cha mẹ, cậu, chú
... cho quyền những đứa bé có ý kiến riêng) trong những bữa cơm chiều hay khi
gia đình cùng nói chuyện này nọ thì Lan nghe thấy được từ nhỏ đến lớn. Lan thấy
những gì người lớn nói thì cũng đúng. Mình phải hiểu như thế này: đất nước nào
cũng muốn có lợi cho mình. Khi Mỹ qua Việt Nam vì nó thấy có lợi cho nó lúc ban
đầu. Nước Mỹ cũng chẳng khác gì với những nước khác. Khi nó vào thì nó thấy có
lợi cho nó và khi nó đi thì cũng thấy có lợi cho nó. Nếu mà nói thẳng ra như
vậy thì “O.K” vì nó là chuyện thật. Cuộc đời nó như thế đó.
Tuy
nhiên, cái mình không thích là một phần của nước Mỹ (chứ không phải là tất cả
nước Mỹ). Người Mỹ, lính Mỹ có thể họ nói rất khác với chính phủ
Mỹ, mình nói cũng phải công bằng là khi họ ra đi họ đã giấu
vì khi họ đi thì họ không cần gì nữa ở Việt Nam. Nếu mà họ nói thẳng ra thì đó
là chuyện thật nhưng mà nó nói là chuyện khác như là mình không đáng để nó giúp
nữa, mình không giỏi, mình không biết đánh. Đó là không công bằng. Do vậy
khi Lan nói một phần của nước Mỹ đối xử với Việt Nam không đúng là Lan muốn nói
đến điều này chứ không phải là Lan nói là nước Mỹ phải ở Việt Nam suốt
đời, hay nước Mỹ không thể rời Việt Nam được, hay nước Mỹ không có
quyền theo quyền lợi của nước Mỹ nữa.
Dĩ
nhiên là nước nào cũng như vậy. Tuy nhiên, cách nó đi và cách nó nói tại
sao nó đi lại không đúng. Điều đó gia đình của Lan cũng suy nghĩ như vậy. Cũng
không phải vì cha mẹ, gia đình nói như vậy mà Lan phải theo. Lan cũng nghiên
cứu riêng. Hồi xưa tới giờ gia đình bao giờ cũng muốn cho con cháu có đầu óc
riêng chứ không phải cha mẹ nói gì thì phải theo y nguyên như vậy. Khi mà
Lan học đại học, Lan nghiên cứu điều này rất nhiều. Như Lan nói với
anh đó, Lan đọc sách của người Mỹ, nhất là của những người chống chiến tranh,
của lính Mỹ. Mình đọc và tự nghiên cứu một mình. Lan thấy điều đó như vậy đó.
Mặc
Lâm:
Vì thời gian của chúng ta có hạn nên xin phép được hỏi bà câu cuối: Xin bà
cho biết về kỹ thuật viết, bà thấy chuyển tải một ý tưởng - căn bản
là tiếng Việt- qua ngôn ngữ thứ hai thì điều gì khó khăn nhất mặc dù bà là giáo
sư giảng dạy tại một trường đại học lớn của Mỹ, thưa bà?
Nhà Lan Cao: Khi Lan qua Mỹ
thì 13 tuổi, cha mẹ Lan nói là cách tiến tới trong nước Mỹ là
phải học, phải học giỏi. Thành ra từ lớp 9, 10, 11, 12 mình ráng lắm. Phải học
tiếng Mỹ cho giỏi cho có điểm tốt. Tiếng Anh của Lan từ đó đến giờ tiến tới lẹ
hơn là tiếng Việt. Tiếng Việt của Lan cũng hơi...có nghĩa là mình ráng nói
để mọi người hiểu thôi chứ có nhiều từ Lan không biết. Do vậy viết bằng tiếng
Anh rất dễ dàng cho Lan. Viết tiếng Việt thì hơi khó hơn. Lan hy vọng là
tiếng Việt sẽ được được. Do vậy viết bằng tiếng Anh không có khó khăn gì hết.
Mặc
Lâm:
Vâng. xin một lần nữa cảm ơn tác giả Lan Cao đã dành cho thính giả của đài Á
châu Tự do một buổi phỏng vấn rất lý thú, mở ra nhiều điều trong tác phẩm bà
sắp ra mắt. Đó là tác phẩm Hoa Sen Và Bão Tố.
No comments:
Post a Comment