Posted by chepsuviet
on 07/03/2014
Mặc dù cũng bị khởi tố bởi Điều 258, Bộ luật Hình sự như
Blogger-Nhà báo Trương Duy Nhất, nhưng được biết trường hợp ông Phạm Viết Đào
hơi khác, “nhẹ hơn” vì được áp dụng Khoản 1, với khung hình phạt cao nhất là 6
tháng đến 3 năm tù giam (*).
Trong thời gian tạm giam để
điều tra, có thể PVĐ vẫn không thừa nhận mình phạm tội, nhưng có thái độ “hợp
tác”, cộng với việc không mời luật sư bào chữa, đã thể hiện ít nhiều “thiện
chí” với các cơ quan luật pháp. Nếu sơ thẩm xử nặng, đến phúc thẩm ông sẽ mời
luật sư, như vậy không lợi cho phía chính quyền nói chung.
Nội dung những bài viết, đăng
tải trên blog của ông có lẽ cũng “nhẹ” hơn của TDN, ít ra là riêng về khía cạnh
gọi là “bôi nhọ” lãnh đạo; chỉ có 2 bài.
Thế nhưng, theo thứ logic của
nhà cầm quyền CSVN, thì đã “trót” bắt khẩn cấp, rồi giam ông tới ngót 9 tháng,
thì không thể xử ông với mức án cảnh cáo. Có thể họ chọn giải pháp “án treo”,
nhưng cách này rất có thể bị PVĐ phản ứng, kháng cáo, lại đẻ thêm phiên phúc
thẩm, bôi mặt thêm cho chính quyền.
Vậy khôn ra, họ sẽ chọn mức án
đúng bằng thời gian giam giữ, rồi trả tự do tại tòa.
Làm được vậy, vừa “đẹp mặt” cho
Thủ đô, lại giảm dư luận bất lợi sau phiên tòa xử TDN.
Có một tình tiết có lẽ chính
quyền cũng sẽ phải nghĩ đến khi cân nhắc cái “án bỏ túi” cho PVĐ. Đó là đang
nổi lên phong trào thành lập các hội đoàn độc lập, từ Hội Cựu tù nhân lương
tâm, cho tới Văn
đoàn độc lập VN, là những tổ chức đều có thể quan tâm và lên tiếng bảo
vệ những người như PVĐ; là công việc mà họ hiểu là cần làm để chứng tỏ về
mình.
–
* Xem:
No comments:
Post a Comment