Lê Phan
Saturday,
March 22, 2014 6:16:51 PM
Tuần
qua, trong khi đang ngồi cố theo dõi bài diễn văn của Tổng Thống Vladimir Putin
của Nga, tôi nhận được một email của một người bạn học ở Gia Long từ trước năm
1975. Quá nhức đầu và cũng rợn người vì sợ trước luận điệu của ông tổng thống
Nga, tôi mở email ra đọc.
Ðang theo dõi một live feed với bản dịch của BBC News Online đến một đoạn đặc biệt kinh hoàng khi ông Putin đang lập lại cái lý luận mà thời xưa Hitler đã đưa ra để cưỡng bách Áo kết nhập vào với Ðức, tôi giật mình tưởng là mình đọc lầm. Nhưng không tôi không nhầm. Trên trang đầu của một website của một nhóm gọi là Gia Long miền Ðông Hoa Kỳ, có một hàng chữ lớn, ngay dưới hàng tựa chính về Ðại Hội Gia Long Thế Giới kỳ VII, Xuân Hạnh Ngộ.
Tên trường “Gia Long” là tên ghép của Gia Ðịnh và Thăng Long Thành.
Và ở dưới những hàng chữ đó là một tấm hình chụp cổng trường Gia Long.
Là một cựu nữ sinh Gia Long, tôi xin thú nhận là khá tự hào về ngôi trường cũ và về di sản của trường tôi. Nhưng từ xưa đến nay tôi vẫn nghĩ tên trường tôi là tên của Vua Gia Long, vị vua khai sáng ra nhà Nguyễn.
Vừa ngạc nhiên vừa ngỡ ngàng, tôi vội “google” xem có ai nói về lịch sử trường Trung Học Gia Long hay không. Ngay đầu tiên là một entry trên Wikipedia về Nguyễn Thị Minh Khai High School, và ngay dưới là một entry bằng tiếng việt mang tên Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Minh Khai. Tò mò tôi tìm vào và đọc thấy một sơ lược lịch sử của trường kể từ khi thành lập cho đến năm 1953 thì trường mới có cái tên là Gia Long.
Ðọc đi đọc lại mãi hai văn bản tôi không thấy có giải thích nào là cái tên trường Gia Long là do ghép hai chữ “Gia Ðịnh” và “Thăng Long” cả.
Xuống xa hơn nữa tôi thấy website của nhóm Gia Long 1972-1979 có một bài viết về lịch sử của trường. Nghe thấy niên học đã làm tôi hơi ngạc nhiên. Nếu tôi nhớ không lầm thì sau năm 1975, cái tên trường của tôi đã bị xóa sổ và ngôi trường ở nơi trước kia là trường của tôi nay đã mang tên mới, cũng như thành phố của tôi cũng đã bị đổi tên. Vậy mà tại sao đến năm 1979 cũng vẫn còn có những cựu học sinh tự nhận là học sinh Gia Long. Hay có lẽ tại họ vào học trường năm 1975 nên sau đó vẫn coi như mình là Gia Long chăng?
Loay hoay tôi mới tìm được về trang của gialong.org và ở đây tôi mới tìm được một đoạn viết như sau, “Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường -đóa mai vàng- khâu lên trên áo. Sau khi dành được độc lập từ Pháp, chính quyền Việt Nam đã chọn tiếng Việt là tiếng quốc ngữ trong việc giáo dục. Sau đó trường được đổi tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long (Tên của vị vua đầu tiên triều Nguyễn.)”
May quá như vậy tôi không phải là người duy nhất nghĩ tên trường mình là tên Vua Gia Long. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại càng thấy cái giải thích Gia Long là Gia Ðịnh và Thăng Long là nực cười. Trường Gia Long được thành lập ở miền Nam. Trường đã luôn luôn là một trường Nam chứ không phải là trường Bắc như là Trường Trưng Vương. Sự phân chia này hiện rõ trong phù hiệu được chọn cho trường. Bông mai là bông của miền Nam. Nếu có ai đã từng đi dọc chiều dài của nước Việt thì sẽ thấy ở rặng Mai Lĩnh, triền phía nam mới có mai. Một ngôi trường như vậy không có lý do gì để lấy ghép tên Thăng Long vào cái tên trường.
Vả lại nếu quả thật có cái tên ghép kỳ quái như vậy thì tại sao bao nhiêu thế hệ nữ sinh Gia Long chúng tôi chưa từng nghe giải thích như vậy. Chúng tôi đã từng là ở trong ban đại diện học sinh trong năm 1963, đã từng tìm tòi trong các hồ sơ của trường, chính là để xem làm sao lấy lại được số tiền niên liễm mà học sinh hàng năm vẫn đóng, để đủ tiền khởi sự cái hồ bơi mà ngày nay vẫn còn đó. Và trong suốt sổ sách giấy tờ của trường tôi chưa từng thấy giải thích đó bao giờ cả.
Thắc mắc tại sao lại có một số người tự nhận là nữ sinh Gia Long đưa ra một giải thích như vậy, và bản tính nhà báo, tôi đi hỏi một số các bậc thức giả.
Ðang theo dõi một live feed với bản dịch của BBC News Online đến một đoạn đặc biệt kinh hoàng khi ông Putin đang lập lại cái lý luận mà thời xưa Hitler đã đưa ra để cưỡng bách Áo kết nhập vào với Ðức, tôi giật mình tưởng là mình đọc lầm. Nhưng không tôi không nhầm. Trên trang đầu của một website của một nhóm gọi là Gia Long miền Ðông Hoa Kỳ, có một hàng chữ lớn, ngay dưới hàng tựa chính về Ðại Hội Gia Long Thế Giới kỳ VII, Xuân Hạnh Ngộ.
Tên trường “Gia Long” là tên ghép của Gia Ðịnh và Thăng Long Thành.
Và ở dưới những hàng chữ đó là một tấm hình chụp cổng trường Gia Long.
Là một cựu nữ sinh Gia Long, tôi xin thú nhận là khá tự hào về ngôi trường cũ và về di sản của trường tôi. Nhưng từ xưa đến nay tôi vẫn nghĩ tên trường tôi là tên của Vua Gia Long, vị vua khai sáng ra nhà Nguyễn.
Vừa ngạc nhiên vừa ngỡ ngàng, tôi vội “google” xem có ai nói về lịch sử trường Trung Học Gia Long hay không. Ngay đầu tiên là một entry trên Wikipedia về Nguyễn Thị Minh Khai High School, và ngay dưới là một entry bằng tiếng việt mang tên Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Minh Khai. Tò mò tôi tìm vào và đọc thấy một sơ lược lịch sử của trường kể từ khi thành lập cho đến năm 1953 thì trường mới có cái tên là Gia Long.
Ðọc đi đọc lại mãi hai văn bản tôi không thấy có giải thích nào là cái tên trường Gia Long là do ghép hai chữ “Gia Ðịnh” và “Thăng Long” cả.
Xuống xa hơn nữa tôi thấy website của nhóm Gia Long 1972-1979 có một bài viết về lịch sử của trường. Nghe thấy niên học đã làm tôi hơi ngạc nhiên. Nếu tôi nhớ không lầm thì sau năm 1975, cái tên trường của tôi đã bị xóa sổ và ngôi trường ở nơi trước kia là trường của tôi nay đã mang tên mới, cũng như thành phố của tôi cũng đã bị đổi tên. Vậy mà tại sao đến năm 1979 cũng vẫn còn có những cựu học sinh tự nhận là học sinh Gia Long. Hay có lẽ tại họ vào học trường năm 1975 nên sau đó vẫn coi như mình là Gia Long chăng?
Loay hoay tôi mới tìm được về trang của gialong.org và ở đây tôi mới tìm được một đoạn viết như sau, “Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường -đóa mai vàng- khâu lên trên áo. Sau khi dành được độc lập từ Pháp, chính quyền Việt Nam đã chọn tiếng Việt là tiếng quốc ngữ trong việc giáo dục. Sau đó trường được đổi tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long (Tên của vị vua đầu tiên triều Nguyễn.)”
May quá như vậy tôi không phải là người duy nhất nghĩ tên trường mình là tên Vua Gia Long. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại càng thấy cái giải thích Gia Long là Gia Ðịnh và Thăng Long là nực cười. Trường Gia Long được thành lập ở miền Nam. Trường đã luôn luôn là một trường Nam chứ không phải là trường Bắc như là Trường Trưng Vương. Sự phân chia này hiện rõ trong phù hiệu được chọn cho trường. Bông mai là bông của miền Nam. Nếu có ai đã từng đi dọc chiều dài của nước Việt thì sẽ thấy ở rặng Mai Lĩnh, triền phía nam mới có mai. Một ngôi trường như vậy không có lý do gì để lấy ghép tên Thăng Long vào cái tên trường.
Vả lại nếu quả thật có cái tên ghép kỳ quái như vậy thì tại sao bao nhiêu thế hệ nữ sinh Gia Long chúng tôi chưa từng nghe giải thích như vậy. Chúng tôi đã từng là ở trong ban đại diện học sinh trong năm 1963, đã từng tìm tòi trong các hồ sơ của trường, chính là để xem làm sao lấy lại được số tiền niên liễm mà học sinh hàng năm vẫn đóng, để đủ tiền khởi sự cái hồ bơi mà ngày nay vẫn còn đó. Và trong suốt sổ sách giấy tờ của trường tôi chưa từng thấy giải thích đó bao giờ cả.
Thắc mắc tại sao lại có một số người tự nhận là nữ sinh Gia Long đưa ra một giải thích như vậy, và bản tính nhà báo, tôi đi hỏi một số các bậc thức giả.
Lý thuyết đưa ra nhiều lắm. Có vị bảo đây là một “âm mưu” để “chuyển hướng” tổ chức cựu học sinh, để họ quên đi nguồn gốc trước năm 1975, để họ dễ chấp nhận những cựu học sinh khác tuy là Gia Long nhưng không phải là Gia Long. Có vị bảo đó là diễn dịch “mới” để thích ứng với nhu cầu chính trị của nhóm cựu học sinh này. Cũng có vị bảo “Thì tại họ dốt, không được học lịch sử, không biết Vua Gia Long là ai nên tự chế ra cái diễn dịch đó.” Nhưng tôi thích nhất câu trả lời của một vị khoa bảng “Ờ thì đó là một hình thức ‘spin’ ấy mà. Họ không thích ý nghĩa thực của cái tên trường là tên của Vua Gia Long thì họ đưa ra diễn dịch mới để cho riết rồi chúng ta quen đi, và tưởng đó là thứ thiệt.”
Mà quả chuyện đó có thể xảy ra lắm. Như ông Putin chẳng hạn. Ðây là diễn dịch của ông ta về cuộc cách mạng của người dân Ukraine “Tôi muốn lập lại là tôi hiểu những người đến Maidan với những khẩu hiệu ôn hòa chống tham nhũng, quản lý thiếu hiệu năng của nhà nước và nghèo đó. Quyền phản đối hòa bình, thủ tục dân chủ và bầu cử hiện hữu cho mục đích duy nhất là thay đổi nhà chức trách không làm hài lòng dân chúng. Tuy nhiên, những người đứng đằng sau những diễn biến mới nhất ở Ukraine có một nghị trình khác: Họ đang chuẩn bị thêm một chiếm quyền của chính phủ nữa; họ muốn dành quyền và sẽ không ngừng ở bất cứ điều gì. Họ đã dùng khủng bố, sát nhân và bạo động. Những kẻ quốc gia chủ nghĩa, tân Nazi, bài Nga, và bài Do Thái đã thực hiện cuộc đảo chánh này. Họ tiếp tục ấn định khung cảnh cho Ukraine ngày nay.”
Thật quả là một tuyệt tác phẩm của sự pha trộn sự thật và dối trá. Ðể biện minh cho việc tại sao ông không công nhận tân chính phủ tại Kiev, nhưng không dám phủ nhận sự thật của các cuộc biểu tình của dân chúng ở Maidan, ông Putin đã “chụp” cho họ một lô mũ từ tân Ðức quốc xã đến bài Do Thái, để thêm vào đó “bài Nga.” Thú thật nếu tôi là người dân Ukraine, sống cạnh bên ông khổng lồ ưa bắt nạt như Nga thì tôi cũng rất “bài Nga” và chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, nhưng điều đó đâu có nghĩa là vì “bài Nga” thành ra cũng là “tân Ðức Quốc xã” và “bài Do Thái.”
Luận điệu của ông Putin làm tôi chợt nhớ hồi còn đi học tôi có học một lớp về chế độ độc tài toàn trị (Totalitarianism) của Liên Xô và Ðức Quốc Xã. Một trong những khí cụ quan trọng của hai chế độ này là tuyên truyền. Và một trong những kỹ thuật tuyên truyền được gọi là “logical fallacies” xin tạm dịch là “sai sự thật hữu lý,” vì những nhà tuyên truyền dùng lý luận mà, trong khi nghe rất thuyết phục, không hẳn là đúng.
Chính cái hư hư thực thực này đã làm cho chúng ta bị mà mắt. Ấy là chưa kể họ sẽ thêm vào đó cái trò “ad nauseum” tức là lập lại cho đến khi chúng ta ớn đến cổ, và vì vậy đâm thành tin.
Chả thế mà trong nhiều năm ở ngoài Bắc trước năm 1975, chính quyền đã đưa ra đủ thứ luận điệu tuyên truyền mà “nghe riết” đâm thành tin. Tôi có một bà bác ở lại ngoài Bắc hồi năm 1954. Cụ đã là cô giáo và đối với thời mình cụ là một người thức giả. Sau năm 1975, cụ vào chơi trong Nam. Một hôm ngồi ăn cơm cả gia đình, cụ bỗng nói chuyện là Nga thả bom nguyên tử ở Hiroshima. Cả nhà tôi nhảy dựng lên “Bác bảo ai thả bom nguyên tử.” Cụ thản nhiên trả lời “Thì Liên Xô chứ còn ai nữa.”
Chúng tôi có nói làm sao cụ cũng không tin. Cụ đã bị “tẩy não” rồi. Hy vọng thế giới đừng để những người như ông Putin hay những người đưa ra giải thích kỳ lạ về cái tên Trường Gia Long tẩy não!
No comments:
Post a Comment