Lê Diễn
Ðức
Monday,
March 24, 2014 2:56:57 PM
Sau
mấy ngày trời âm u, xám xịt, mưa gió, hôm nay trời thủ đô Warsaw bừng nắng, nhiệt
độ 18 độ C. Cảm giác thật dễ chịu và khai phóng cho ngày đầu Xuân. Tôi lang
thang trên phố phường của Warsaw và cuối cùng vào ngồi ở Starbucks Coffee.
Tiệm Starbucks nằm trên đại lộ Marszalkowska toạ lạc ngay giữa trung tâm thành phố. Ðường phố này thật thân quen và gần gũi với tôi, vì tôi có một apartment ở đây mua từ năm 1994. Tôi sống và hàng ngày đi lại trên quãng đường chạy qua trung tâm, thuộc từng ngã tư, từng viên đá lót, từng ngôi nhà, cửa hiệu, buồn vui cùng với sự đổi thay của nó.
Từ khi chuyển qua Mỹ, từ năm 2003, tôi cho thuê apartment và vẫn thuờng đi đi về về Ba Lan mỗi khi có việc liên quan tới căn nhà. Riêng lần này tôi sang đây và đã bán nó. Thế là hết những gì ràng buộc tôi với Ba Lan về mặt vật chất, không còn cơ hội để qua lại nữa. Nhưng tình cảm, bạn bè, năm tháng của gần 30 năm gắn bó với mảnh đất này, có lúc lên voi xuống chó, trưởng thành và những thăng trầm làm thay đổi cả cuộc sống của tôi sau này: phát hành tờ Ðàn Chim Việt, tờ báo đối lập tồn tại lâu nhất, từ năm 1999, ở khu vực cộng sản cũ, được gọi là sân sau của Hà Nội.
Tôi nhìn những khuôn mặt trẻ trung vào Starbucks Coffee, họ ăn mặc bình thường nhưng thời trang, tự tin, vui vẻ, vừa chuyện trò vừa bấm iphone. Khi tôi trở lại Ba Lan sau 14 năm, năm 1989, vào lúc chế độ cộng sản tại Ba Lan bị xoá sổ, những người thanh niên này chưa ra đời. Tôi nhìn họ và họ mỉm cười chào tôi thân thiện. Ðây là thế hệ của Ba Lan hôm nay, một Ba Lan dân chủ, tự do sau 25 năm chế độ cộng sản bị sụp đổ.
25 năm qua xã hội Ba Lan thay đổi toàn diện, từng tháng, từng năm, nhìn thấy tiến trình xây dựng này qua từng góc nhỏ của khu phố tới cả hệ thống chính trị xã hội.
Con đường Marszalkowska với vỉa hè hai bên rộng thênh thang, chiều ngang phải tới 5-7 mét, đã được lát bê tông và đá nhám, dường như không có một cọng rác nào. Mặt tiền với các cửa tiệm được chỉnh tu, sơn sửa lại. Những ngôi nhà mới hiện đại, nhiều màu sắc sáng xen lẫn mọc lên, thay thế cho màu đen xám của mẫu hình kiến trúc thời cộng sản.
Nhìn qua cửa kính, xe cộ và người qua lại nhộn nhịp. Toàn xe hơi do các hãng nước ngoài sản xuất: Ford, Toyota, Volkswagen, Mercedes, Renault, Daewoo, v.v... Không còn thấy những chiếc xe Polonez xấu xí do Ba Lan sản xuất ngày nào. Những khuôn mặt muôn vẻ của người bộ hành, mỗi người một vẻ nhưng cho thấy một cuộc sống bình an và không vội vã.
Những ngày đầu khi Ba Lan mới có dân chủ, có đến gần một ngàn đảng phái tranh cử vào Quốc Hội, bởi vì luật lập hội đoàn rất đơn giản, chỉ cần 15 người sáng lập viên là công dân Ba Lan hoặc người nước ngoài là thường trú nhân đăng ký thành lập và hoạt động với toà. Kỳ bầu cử Quốc Hội đầu tiên năm 1991, Ðảng Của Những Người Thích Uống Bia cũng trúng cử một dân biểu! Quá trình tự đào thải diễn ra bình thường và tự nhiên, bởi vì không chỉ trúng cử làm thành viên của Quốc Hội mà chương trình hành động của một tổ chức mới là quan trọng, Khoảng sau một thập niên, chỉ còn ba hay bốn đảng lọt vào Quốc Hội. Các đảng tranh cãi nhau gay gắt như mổ trên diễn đàn quốc hội và các phương tiện truyền thông hoặc trong mùa tranh cử, nhưng những định chế và nguyên tắc của đa nguyên, dân chủ chắc chắn và bền vững đã giữ cho Ba Lan sự ổn định xã hội và không ngừng phát triển. Hiệp Ðịnh Schengen ngày 21 tháng 12 năm 2007 về việc mở cửa biên giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông du lịch, người Ba Lan đi lại tự do khắp châu Âu.
Từ năm 2008, thế giới trải qua khủng hoảng kinh tế, Ba Lan là quốc gia duy nhất tại Châu Âu vẫn giữ được tăng trưởng. Năm 2013, tổng thu nhập quôc dân là 513, 9 tỷ USD trên 38,1 triệu dân, đứng hàng thứ 24 trên thế giới.
Ấy nhưng dân Ba Lan thuộc loại con ngựa bất kham, chẳng bao giờ bằng lòng với cuộc sống của mình và chính sách của chính phủ. Ðảng nào cầm quyền cũng phải chịu búa rìu dư luận. Nếu làm một cuộc khảo sát đặt câu hỏi “bạn có hạnh phúc không,” bảo đảm Ba Lan sẽ nằm ở chót bảng các quốc gia được gọi là hạnh phúc trên hành tinh này. Thế nhưng lại hỏi có ai muốn quay lại thời cộng sản thì chắc chắn phải gần hết số người lắc đầu.
Dân Ba Lan có truyền thống biểu tình. Thời cộng sản những cuộc bãi công, đình công, xuống đường nổ ra liên tục trên toàn quốc, bị đàn áp thậm chí đẫm máu, thì thời nay các cuộc biểu tình cũng diễn ra thường xuyên, vì tự do biểu tình là quyền của công dân. Mới cách đấy vài hôm, những người bố mẹ có con bị bệnh tâm thần từ khắp Ba Lan tràn vào trụ sở quốc hội đòi tăng thêm trợ cấp, mặc dù bộ trưởng lao động nói đã tăng nhiều lần trong những năm qua, từ 400 zloty lên hơn 600 zloty (khoảng hơn 200 USD)/tháng.
Cách đấy mười mấy ngày, Ba Lan kỷ niệm 15 năm ngày gia nhập Hiệp Ước Quân Sự Bắc Ðại Tây Dương NATO, cùng với CH Czech và Hungary, ngày 12 tháng 3 năm 1999.
Không lâu nữa, vào ngày 1 tháng 5 tới, Ba Lan kỷ niệm 10 năm này gia nhập Liên Minh Châu Âu, ngày 1 tháng 5 năm 2004, một bước ngoặt lớn lao làm thay đổi số phận của cả dân tộc này, một dân tộc trải qua bao nhiêu bi kịch, đau thương của chiến tranh và gần nửa thế kỷ bị kìm kẹp bởi chủ nghĩa cộng sản.
Trong thông điệp truyền hình ngày 19 tháng 3 năm 2014, Donald Tusk, thủ tướng Ba Lan nói Ba Lan đã không lãng phí 25 năm độc lập, toàn vẹn lãnh thổ với sự hiện diện ở Liên Minh Châu Âu và NATO.
Ba Lan không đồng ý với chính sách hiếu chiến của Moscow đối với Ukraine, nhưng cùng một lúc, thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh, mối quan hệ tốt giữa Ba Lan và Nga trong tương lai là nền tảng cho một khu vực an toàn.
Nếu so sánh tình hình của Ba Lan và Ukraine, thì người Ba Lan bắt đầu cách đây 25 năm với một cái mốc tương tự: một nền kinh tế suy kiệt. Ba Lan giờ đây an toàn, vững mạnh và phát triển là nhờ hàng triệu người Ba Lan đã quyết tâm thực hiện những cải cách nặng nề với phẩm giá và sự can đảm.
An ninh của Ba Lan được đảm bảo bởi các mối quan hệ mạnh mẽ với Hoa Kỳ và các nước láng giềng phương Tây. Từ vị trí này Ba Lan có thể nhìn vào những sự kiện kịch tính xảy ra trên biên giới phía đông với cảm giác an toàn.
Vào ngày mà Tổng Thống Putin công bố sự sáp nhập Crimea vào Nga cũng là ngày mà phó tổng thống hoa kỳ Joe Biden có mặt tại Warsaw xác nhận bảo đảm an ninh của Ba Lan từ Hoa Kỳ.
“Chúng tôi muốn những kinh nghiệm bi thảm của thế hệ cha ông không trở thành một phần của các thế hệ hôm nay,” thủ tướng Ba lan nói.
Ông tuyên bố rằng Ba Lan đã “đạt được rất nhiều thứ trong cộng đồng các quốc gia tự do, xây dựng vị thế của mình và muốn chứng minh Ba Lan như là một hình mẫu cho các nước láng giềng phía Ðông rằng, bất kỳ người Ba Lan nào trong ngôi nhà của mình cũng không có cảm giác lo sợ về tương lai, một Ba Lan an toàn được dựa trên các sự kiện, chứ không chỉ trên những hy vọng như truớc đây trong lịch sử.”
Cuối năm 1973, khi quyết định vượt biên đi Thụy Ðiển tìm tự do, cũng vào một buổi chiều lang thang trong công viên Lazienki của thủ đô Warszawa, tôi đã viết:
Tiệm Starbucks nằm trên đại lộ Marszalkowska toạ lạc ngay giữa trung tâm thành phố. Ðường phố này thật thân quen và gần gũi với tôi, vì tôi có một apartment ở đây mua từ năm 1994. Tôi sống và hàng ngày đi lại trên quãng đường chạy qua trung tâm, thuộc từng ngã tư, từng viên đá lót, từng ngôi nhà, cửa hiệu, buồn vui cùng với sự đổi thay của nó.
Từ khi chuyển qua Mỹ, từ năm 2003, tôi cho thuê apartment và vẫn thuờng đi đi về về Ba Lan mỗi khi có việc liên quan tới căn nhà. Riêng lần này tôi sang đây và đã bán nó. Thế là hết những gì ràng buộc tôi với Ba Lan về mặt vật chất, không còn cơ hội để qua lại nữa. Nhưng tình cảm, bạn bè, năm tháng của gần 30 năm gắn bó với mảnh đất này, có lúc lên voi xuống chó, trưởng thành và những thăng trầm làm thay đổi cả cuộc sống của tôi sau này: phát hành tờ Ðàn Chim Việt, tờ báo đối lập tồn tại lâu nhất, từ năm 1999, ở khu vực cộng sản cũ, được gọi là sân sau của Hà Nội.
Tôi nhìn những khuôn mặt trẻ trung vào Starbucks Coffee, họ ăn mặc bình thường nhưng thời trang, tự tin, vui vẻ, vừa chuyện trò vừa bấm iphone. Khi tôi trở lại Ba Lan sau 14 năm, năm 1989, vào lúc chế độ cộng sản tại Ba Lan bị xoá sổ, những người thanh niên này chưa ra đời. Tôi nhìn họ và họ mỉm cười chào tôi thân thiện. Ðây là thế hệ của Ba Lan hôm nay, một Ba Lan dân chủ, tự do sau 25 năm chế độ cộng sản bị sụp đổ.
25 năm qua xã hội Ba Lan thay đổi toàn diện, từng tháng, từng năm, nhìn thấy tiến trình xây dựng này qua từng góc nhỏ của khu phố tới cả hệ thống chính trị xã hội.
Con đường Marszalkowska với vỉa hè hai bên rộng thênh thang, chiều ngang phải tới 5-7 mét, đã được lát bê tông và đá nhám, dường như không có một cọng rác nào. Mặt tiền với các cửa tiệm được chỉnh tu, sơn sửa lại. Những ngôi nhà mới hiện đại, nhiều màu sắc sáng xen lẫn mọc lên, thay thế cho màu đen xám của mẫu hình kiến trúc thời cộng sản.
Nhìn qua cửa kính, xe cộ và người qua lại nhộn nhịp. Toàn xe hơi do các hãng nước ngoài sản xuất: Ford, Toyota, Volkswagen, Mercedes, Renault, Daewoo, v.v... Không còn thấy những chiếc xe Polonez xấu xí do Ba Lan sản xuất ngày nào. Những khuôn mặt muôn vẻ của người bộ hành, mỗi người một vẻ nhưng cho thấy một cuộc sống bình an và không vội vã.
Những ngày đầu khi Ba Lan mới có dân chủ, có đến gần một ngàn đảng phái tranh cử vào Quốc Hội, bởi vì luật lập hội đoàn rất đơn giản, chỉ cần 15 người sáng lập viên là công dân Ba Lan hoặc người nước ngoài là thường trú nhân đăng ký thành lập và hoạt động với toà. Kỳ bầu cử Quốc Hội đầu tiên năm 1991, Ðảng Của Những Người Thích Uống Bia cũng trúng cử một dân biểu! Quá trình tự đào thải diễn ra bình thường và tự nhiên, bởi vì không chỉ trúng cử làm thành viên của Quốc Hội mà chương trình hành động của một tổ chức mới là quan trọng, Khoảng sau một thập niên, chỉ còn ba hay bốn đảng lọt vào Quốc Hội. Các đảng tranh cãi nhau gay gắt như mổ trên diễn đàn quốc hội và các phương tiện truyền thông hoặc trong mùa tranh cử, nhưng những định chế và nguyên tắc của đa nguyên, dân chủ chắc chắn và bền vững đã giữ cho Ba Lan sự ổn định xã hội và không ngừng phát triển. Hiệp Ðịnh Schengen ngày 21 tháng 12 năm 2007 về việc mở cửa biên giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông du lịch, người Ba Lan đi lại tự do khắp châu Âu.
Từ năm 2008, thế giới trải qua khủng hoảng kinh tế, Ba Lan là quốc gia duy nhất tại Châu Âu vẫn giữ được tăng trưởng. Năm 2013, tổng thu nhập quôc dân là 513, 9 tỷ USD trên 38,1 triệu dân, đứng hàng thứ 24 trên thế giới.
Ấy nhưng dân Ba Lan thuộc loại con ngựa bất kham, chẳng bao giờ bằng lòng với cuộc sống của mình và chính sách của chính phủ. Ðảng nào cầm quyền cũng phải chịu búa rìu dư luận. Nếu làm một cuộc khảo sát đặt câu hỏi “bạn có hạnh phúc không,” bảo đảm Ba Lan sẽ nằm ở chót bảng các quốc gia được gọi là hạnh phúc trên hành tinh này. Thế nhưng lại hỏi có ai muốn quay lại thời cộng sản thì chắc chắn phải gần hết số người lắc đầu.
Dân Ba Lan có truyền thống biểu tình. Thời cộng sản những cuộc bãi công, đình công, xuống đường nổ ra liên tục trên toàn quốc, bị đàn áp thậm chí đẫm máu, thì thời nay các cuộc biểu tình cũng diễn ra thường xuyên, vì tự do biểu tình là quyền của công dân. Mới cách đấy vài hôm, những người bố mẹ có con bị bệnh tâm thần từ khắp Ba Lan tràn vào trụ sở quốc hội đòi tăng thêm trợ cấp, mặc dù bộ trưởng lao động nói đã tăng nhiều lần trong những năm qua, từ 400 zloty lên hơn 600 zloty (khoảng hơn 200 USD)/tháng.
Cách đấy mười mấy ngày, Ba Lan kỷ niệm 15 năm ngày gia nhập Hiệp Ước Quân Sự Bắc Ðại Tây Dương NATO, cùng với CH Czech và Hungary, ngày 12 tháng 3 năm 1999.
Không lâu nữa, vào ngày 1 tháng 5 tới, Ba Lan kỷ niệm 10 năm này gia nhập Liên Minh Châu Âu, ngày 1 tháng 5 năm 2004, một bước ngoặt lớn lao làm thay đổi số phận của cả dân tộc này, một dân tộc trải qua bao nhiêu bi kịch, đau thương của chiến tranh và gần nửa thế kỷ bị kìm kẹp bởi chủ nghĩa cộng sản.
Trong thông điệp truyền hình ngày 19 tháng 3 năm 2014, Donald Tusk, thủ tướng Ba Lan nói Ba Lan đã không lãng phí 25 năm độc lập, toàn vẹn lãnh thổ với sự hiện diện ở Liên Minh Châu Âu và NATO.
Ba Lan không đồng ý với chính sách hiếu chiến của Moscow đối với Ukraine, nhưng cùng một lúc, thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh, mối quan hệ tốt giữa Ba Lan và Nga trong tương lai là nền tảng cho một khu vực an toàn.
Nếu so sánh tình hình của Ba Lan và Ukraine, thì người Ba Lan bắt đầu cách đây 25 năm với một cái mốc tương tự: một nền kinh tế suy kiệt. Ba Lan giờ đây an toàn, vững mạnh và phát triển là nhờ hàng triệu người Ba Lan đã quyết tâm thực hiện những cải cách nặng nề với phẩm giá và sự can đảm.
An ninh của Ba Lan được đảm bảo bởi các mối quan hệ mạnh mẽ với Hoa Kỳ và các nước láng giềng phương Tây. Từ vị trí này Ba Lan có thể nhìn vào những sự kiện kịch tính xảy ra trên biên giới phía đông với cảm giác an toàn.
Vào ngày mà Tổng Thống Putin công bố sự sáp nhập Crimea vào Nga cũng là ngày mà phó tổng thống hoa kỳ Joe Biden có mặt tại Warsaw xác nhận bảo đảm an ninh của Ba Lan từ Hoa Kỳ.
“Chúng tôi muốn những kinh nghiệm bi thảm của thế hệ cha ông không trở thành một phần của các thế hệ hôm nay,” thủ tướng Ba lan nói.
Ông tuyên bố rằng Ba Lan đã “đạt được rất nhiều thứ trong cộng đồng các quốc gia tự do, xây dựng vị thế của mình và muốn chứng minh Ba Lan như là một hình mẫu cho các nước láng giềng phía Ðông rằng, bất kỳ người Ba Lan nào trong ngôi nhà của mình cũng không có cảm giác lo sợ về tương lai, một Ba Lan an toàn được dựa trên các sự kiện, chứ không chỉ trên những hy vọng như truớc đây trong lịch sử.”
Cuối năm 1973, khi quyết định vượt biên đi Thụy Ðiển tìm tự do, cũng vào một buổi chiều lang thang trong công viên Lazienki của thủ đô Warszawa, tôi đã viết:
...
Vết giày in lại hôm sau
Cho nguyên vẹn nỗi tủi sầu chia ly
Ngày mai xa Vác-xô-vi
Cho nguyên vẹn nỗi tủi sầu chia ly
Ngày mai xa Vác-xô-vi
Ngẩn
ngơ ta biết lấy gì mang theo
Than ôi, mộng đẹp cao siêu
Than ôi, mộng đẹp cao siêu
Tan
đi trong nắng mây chiều hôm nay...
Chiều
nay, sắp tạm biệt một nơi gắn bó mật thiết với mình, cũng có cái cảm giác bâng
khuâng, níu kéo, nhưng không còn nỗi lo lắng cho một tương lai vô định của bản
thân, của mảnh đất này.
Ðất nước Ba Lan sau 25 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đã có một nền dân chủ trưởng thành. Người Ba lan thật hạnh phúc, dù còn lắm việc phải làm. Họ hiểu rõ hơn ai hết cái giá phải trả cho cuộc sống và tương lai.
Tạm biệt Warszawa, tạm biệt Ba Lan thân yêu, tôi sẽ trở lại khi có cơ hội.
Ðất nước Ba Lan sau 25 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đã có một nền dân chủ trưởng thành. Người Ba lan thật hạnh phúc, dù còn lắm việc phải làm. Họ hiểu rõ hơn ai hết cái giá phải trả cho cuộc sống và tương lai.
Tạm biệt Warszawa, tạm biệt Ba Lan thân yêu, tôi sẽ trở lại khi có cơ hội.
No comments:
Post a Comment