BBC
Cập nhật: 07:38 GMT -
thứ bảy, 15 tháng 3, 2014
Hai người đã thiệt mạng và năm người khác bị thương trong
các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ chính phủ Kiev và những người hậu thuẫn Nga tại
thành phố Kharkiv nằm ở phía Đông Ukraine, nhà chức trách cho biết.
Cả hai bên cáo buộc lẫn nhau đã
châm ngòi cho bạo lực.
Trước đó, Hoa Kỳ và Nga đã
không thể thống nhất phương án giải quyết khủng hoảng tại vùng Crimea của
Ukraine, trước thềm cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra tại đây vào ngày 16/3.
Nga đã tuyên bố sẽ tôn trọng
kết quả cuộc trưng cầu dân ý, vốn bị Hoa Kỳ gọi là bất hợp pháp.
Một số diễn biến khác
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ có cuộc họp vào thứ Bảy, 15/3, để bỏ phiếu dự thảo nghị quyết do Hoa Kỳ đưa ra trong đó xem cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là bất hợp pháp.
- Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đến Ba Lan và Lithuania vào đầu tuần sau để thảo luận cách giúp Ukraine bảo toàn chủ quyền, cũng như trách nhiệm tương trợ lẫn nhau về vấn đề an ninh giữa các quốc gia trong khối Nato.
- Ngũ Giác Đài cho biết sẽ lưu hạm đội hàng không mẫu hạm lại trên Địa Trung Hải lâu hơn dự tính vì cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.
- Nga đã triển khai nhiều xe chở lính và pháo binh đến phía Bắc Crimea, các nhân chứng cho biết.
- Lực lượng biên phòng của Ukraine bắt đầu kiểm tra những chuyến tàu từ Crimea đến những nơi còn lại của Ukraine.
'Kích động'
Vụ bạo lực mới nhất được cho là
bắt đầu tại Quảng trường Svoboda của Kharkiv vào tối thứ Sáu, 14/3, và sau đó
chuyển hướng đến một trụ sở của phe ủng hộ chính phủ Ukraine trong thành phố.
Các nhân chứng cho biết những
người ủng hộ Nga đã tìm cách tấn công những người biểu tình đối lập đang trấn
thủ trong tòa nhà.
Thống đốc vùng Kharkiv, ông
Ihor Baluta, đã gọi vụ việc là động thái gây "kích động".
Cả hai phe đổ lỗi lẫn nhau đã
châm ngòi cho vụ đụng độ. Một cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành.
Trước đó, một cuộc đụng độ khác
giữa hai phe ủng hộ và chống Nga cũng đã xảy ra tại Donetsk, một thành phố khác
nằm ở phía Đông Ukraine, khiến ít nhất một người thiệt mạng.
Ukraine đã cáo buộc Nga là sử
dụng những kẻ gây kích động để châm ngòi cho bất ổn ở khu vực biên giới phía
Đông. Moscow đã bắt bỏ cáo buộc này và tuyên bố sẽ bảo vệ "những người
đồng hương" trước lực lượng cánh hữu cực đoan.
'Hậu quả'
Cũng trong ngày thứ Sáu, 14/3,
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp từ phía Nga, Sergei Lavrov, đã
không thể thống nhất cách giải quyết khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.
Sau cuộc đối thoại dài sáu
tiếng đồng hồ tại London, ông Lavrov nói cả hai bên "không tìm được điểm
chung" về vấn đề này.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng
cuộc nói chuyện đã "mang tính xây dựng".
Ông Lavrov nhấn mạnh Moscow sẽ
"tôn trọng nguyện vọng của người dân Crimea".
Trong khi đó, ông Kerry, người
miêu tả cuộc nói chuyện là "thắng thắn và khách quan", nói Hoa Kỳ
thừa nhận những "lợi ích chính đáng" của Nga tại Ukraine.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng
Washington vẫn không thay đổi quan điểm về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea và sẽ
không thừa nhận kết quả của nó.
Ông cũng nói người đồng nhiệm
phía Nga đã nói rõ rằng Tổng thống Vladimir Putin chưa sẵn sàng đưa ra bất cứ
quyết định nào trước khi cuộc bỏ phiếu tại Crimea được hoàn tất.
Ông Kerry cho biết ông đã nói
với ông Lavrov rằng Nga sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu "không tìm cách
chuyển hướng".
Cả Hoa Kỳ và EU đã cảnh báo sẽ
áp đặt những lệnh cấm vận nghiêm khắc nhằm vào Moscow.
Hành động can thiệp quân sự của
Nga vào Crimea, nơi vốn là lãnh thổ của nước này trước năm 1954, bắt đầu kể từ
khi Tổng thống thân Nga của Ukraine, ông Vikto Yanukovych, bị truất quyền ngày
22/2.
-------------------------------
Thứ bảy 15 Tháng Ba 2014
Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp
tục leo thang căng thẳng. Hơn một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý nhằm sáp nhập
Crimée về Nga, đêm qua lại có thêm 2 người thiệt mạng, trong các cuộc đụng độ
giữa những người ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ Ukraina và những người thân Nga tại
Kharkov, một thành phố phía đông đất nước nơi vẫn được cho là thành trì của dân
nói tiếng Nga.
Hôm qua, giữa lúc cuộc thương
lượng Nga - Mỹ tại Luân Đôn tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraina bế tắc hoàn
toàn, thì từ Simféropol, Thủ tướng và Tổng tư lệnh quân đội tự phong của Crimée
Serguii Axionov đã đổ thêm dầu vào lửa với lời kêu gọi cộng đồng nói tiếng Nga
ở miền đông Ukraina hãy theo gương Crimée tổ chức trưng cầu dân ý đòi sáp nhập
vào nước Nga.
Nga hôm qua cũng thông báo đã
chặn trên bầu trời vùng Criméec một máy bay do thám không người lái của Mỹ xuất
phát từ Ukraina, buộc chiếc máy bay này hạ cánh xuống Crimée.
Trong khi đó căng thẳng leo
thêm một nấc nữa tại Kharkov, thành phố công nghiệp quan trọng của Ukraina nằm
ở phía đông đất nước. Một vụ bắn nhau đã xảy ra giữa những người được cho là
theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những nhóm người thân Nga. Hậu quả, một
người thuộc phe thân Nga và một người qua đường thiệt mạng.
Những người thân Nga nói họ bị
bắn khi đang tập hợp trong trung tâm thành phố và dự định tràn vào tấn công một
toà nhà được dùng làm trụ sở của một nhóm dân tộc cực đoan mang tên “Người yêu
nước Ukraina”. Nhóm này cũng nằm trong phong trào dân quân cực hữu chủ chốt
từng chiếm đóng quảng trường Maidan, Kiev hồi đầu năm nay.
Theo nguồn tin của cảnh sát đã
có 5 người, trong đó có cảnh sát bị thương nặng trong các vụ đụng độ tối qua.
Khoảng 30 thành viên của nhóm người nói trên cuối cùng đã ra hàng lực lượng giữ
gìn trật tự sau nhiều giờ bị bao vây và họ cũng đã thả ba con tin bắt giữ,
trong đó có một cảnh sát.
Matxccơva ngay lập tức phản ứng
về vụ nổ súng ở Kharkov. Bộ trưởng phụ trách nhân quyền Nga Konstantin Dolgov
yêu cầu Ukraina phải khai báo những nhóm dân tộc cực đoan đồng thời đánh tiếng
cho biết Matxcơva có quyền bảo vệ những người gốc Nga ở nước ngoài.
Về phần mình hôm nay, theo
Reuters, chính quyền Ukraina lên tiếng tố cáo Nga đứng đằng vụ khiêu khích dẫn
đến chết người tại Kharkov. Kiev lo ngại Matxcơva sẽ lấy cớ bảo vệ những người
gốc Nga để xâm lược Ukraina.
Hôm nay và ngày mai, các nhóm
thân Nga dự định sẽ tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại khu vực miền đông Ukraina,
thành trì của những người nói tiếng Nga.
No comments:
Post a Comment