Gavin Hewitt
Chủ biên châu Âu, BBC
Cập nhật: 13:55 GMT -
thứ hai, 17 tháng 3, 2014
Tuần này sẽ thử thách quyết tâm và khả năng hành động của
châu Âu quanh các vấn đề ở Ukraine.
EU đã cảnh báo Nga về "các
hậu quả" nếu Moscow không đối thoại nghiêm túc và rút quân khỏi Crimea.
Châu Âu sẽ thảo luận chuyện cấm
vận Nga.
Cho tới nay EU đã có chỉ dấu:
họ ngưng đàm phán về hợp tác kinh tế với Nga cũng như nới lỏng hạn chế visa.
Moscow xem đây chỉ là điều gây khó chịu.
Tổng thống Pháp Francois
Holland nói ông sẽ không công nhận trưng cầu dân ý tại Crimea trong khi Ngoại
trưởng Anh William Hague nói "đã tới lúc thông qua các biện pháp mạnh
hơn."
Khó xử
Hôm Chủ Nhật, các đại sứ EU đã
gặp gỡ ở Brussels nhằm thảo luận danh sách những người có thể bị phong tỏa tài
sản và không được cấp visa vào EU.
Và đây là tình thế khó xử: liệu
danh sách chỉ có những người liên quan tới việc thôn tính Crimea hay nó cũng
phải nhắm vào những nhân vật chủ chốt xung quanh Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nó có cần phải có những quan
chức chính yếu tại quốc hội Nga, vốn đã ủng hộ việc chia tách Crimea?
Không có gì ngạc nhiên là đã có
sự chia rẽ trong nhóm 28 nước.
Một quan chức nói thẳng rằng
nếu không nhắm vào những nhân vật ở Moscow thì châu Âu cho thấy họ đang yếu
thế.
Những người khác lại cho rằng
không thể cấm chính những người mà sớm muộn gì châu Âu cũng sẽ phải đàm phán
với họ.
Tác hại lớn
Nếu phong tỏa tài sản và cấm
visa không làm Moscow lo sợ hay khiến cho Nga có những hoạt động quân sự sâu
thêm vào đông Ukraine - EU đã tuyên bố sẽ tiến thêm một bước nữa và cấm vận
kinh tế.
Đây sẽ là vũ khí thực sự của
EU.
Điều làm EU thận trọng chính là
lợi ích kinh tế của chính họ và ở chừng mực nào đó sự lệ thuộc năng lượng vào
Nga: 30% khí đốt tự nhiên ở châu Âu do Nga cũng cấp.
Thủ tướng Đức Angela Merkel
đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của EU
Sự thật là EU chỉ có thể gây
sức ép thực sự với Kremlin nếu họ sẵn sàng chấp nhận thiệt hại với chính mình.
Đây là điều khó khăn khi nhiều
nước châu Âu đang chật vật để có tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu của châu Âu vào Nga
trong năm 2012 đạt hơn 170 tỷ đôla.
EU cũng có thể nhắm vào những
người đứng đầu các công ty lớn của Nga như Gazprom hay Rosneft.
Họ cũng có thể cô lập ngành
ngân hàng Nga.
Sẽ có những hành động trả đũa
từ Nga nhưng các bộ trưởng EU phải quyết định liệu uy tín của họ có đáng giá hơn
các lợi ích thương mại.
Bởi vậy thử thách của châu Âu
tuần này là chứng tỏ quyết tâm và sự đoàn kết.
Bất cứ sự chia rẽ nào cũng bị
Nga lợi dụng.
Sai lầm
Hiện cũng có những ý kiến cho
rằng EU đã có sai lầm chiến lược liên quan tới Ukraine.
Các quan chức giờ thừa nhận
rằng việc thảo ra hiệp ước hợp tác với Ukraine - vốn là ngòi nổ cho khủng hoảng
hiện nay - chủ yếu do đội ngũ chuyên gia phụ trách.
Có lẽ vì không quan tâm tới
lịch sử của Nga, hiệp ước có mục tiêu kéo Ukraine vào quỹ đạo châu Âu.
Một quan chức nhận xét rằng
"chúng tôi chưa bao giờ thảo luận căn bản về chuyện Ukraine thuộc về
đâu."
Ông nói tiếp rằng cũng không có
thảo luận kỹ càng về chuyện Nga sẽ phản ứng ra sao.
Tại Berlin cũng có ý kiến rằng
các ngoại trưởng EU đã ủng hộ phe đối lập quá mức.
EU đã đầu tư nhiều vào việc xây
dựng một đất nước Ukraine dân chủ hơn và giờ họ sẽ phải đứng bên chính quyền
mới của Kiev, nơi bộ trưởng quốc phòng tuyên bố hôm Chủ Nhật "đây là đất
của chúng tôi và chúng tôi không đi đâu cả."
---------------------------
Thứ hai 17 Tháng Ba 2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
ngày hôm qua 16/03/2014 đã điện đàm với tổng thống Nga, Vladimir Putin và tuyên
bố không công nhận kết quả trưng cầu dân ý về Crimée. Quốc hội và công luận Mỹ
chủ trương mạnh tay trừng phạt Matxcơva đề phòng kịch bản một số những nước chư
hầu cũ của Liên Xô ở đông Âu ngả vào vòng tay của nước Nga.
Phân tích của nhà báo Phạm Trần
từ thủ đô Washington :
Nghe
(08:29) : Nhà báo Phạm Trần từ Washington 17/03/2014
No comments:
Post a Comment