Trần Hữu
Hiếu
Nhóm Nghiên Cứu Dầu Khí Houston
Nhóm Nghiên Cứu Dầu Khí Houston
Posted by btvn01hatbaodanquyen on 26/03/2014
A.
BA PHÁT HIỆN LỚN TRONG VÒNG MỘT TUẦN
Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, từ ngày 19 đến 24
tháng Ba năm 2014, tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã công bố đến
3 phát hiện quan trọng trong lĩnh vực thăm dò & khai thác (exploration
& production) dầu khí. Cụ thể như sau:
- Vào ngày 19 tháng Ba năm 2014, CNOOC đã công bố một tin vô cùng quan trọng mà họ gọi là “bước đột phá”
(nguyên văn: “breakthrough”) trong việc thăm dò tại vùng nước sâu ở bể
Qiongdongnan [1]. Các tờ báo uy tín về dầu khí như Upstream, Offshore Magazine,
v.v… sau đó cũng đồng loạt đăng tin này và đã được cộng đồng dầu khí quốc tế
quan tâm đón nhận. Chi tiết về thông tin này như sau [2]:
CNOOC công bố đã tìm thấy một mỏ khí cỡ trung đặt tên là Lingshui 17-2, nằm trong bể Qiongdongnan thuộc Biển Hoa Nam (South China Sea). Giếng Lingshui 17-2 nằm ở phía đông của mỏ Lingshui trong vùng biển nước sâu của bể Qiongdongnan, ở độ sâu vào khoảng 1,450 mét (4,750 feet) so với mực nước biển. Mỏ khí đốt đã được khám phá sau khi CNOOC khoan đào xuống thêm khoảng 3,510 mét (11,515 feet). Sự khám phá này không những cho thấy tiềm năng về sự tồn tại các mỏ dầu khí do cấu trúc và sắp xếp địa chất của khu vực này, mà nó còn củng cố hơn nữa triển vọng thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu của bể Qiongdongnan, thuộc Biển Hoa Nam.
CNOOC công bố đã tìm thấy một mỏ khí cỡ trung đặt tên là Lingshui 17-2, nằm trong bể Qiongdongnan thuộc Biển Hoa Nam (South China Sea). Giếng Lingshui 17-2 nằm ở phía đông của mỏ Lingshui trong vùng biển nước sâu của bể Qiongdongnan, ở độ sâu vào khoảng 1,450 mét (4,750 feet) so với mực nước biển. Mỏ khí đốt đã được khám phá sau khi CNOOC khoan đào xuống thêm khoảng 3,510 mét (11,515 feet). Sự khám phá này không những cho thấy tiềm năng về sự tồn tại các mỏ dầu khí do cấu trúc và sắp xếp địa chất của khu vực này, mà nó còn củng cố hơn nữa triển vọng thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu của bể Qiongdongnan, thuộc Biển Hoa Nam.
- Chỉ hai ngày sau, vào ngày 21 tháng Ba năm
2014, CNOOC công bố tìm thấy một mỏ khí lớn ở giếng
Ningbo 22-1 trong vùng Biển Hoa Đông (East China Sea) với trữ lượng ước định từ
100 đến 200 tỷ feet khối [3]. Đây là vùng biển nông với độ sâu chỉ từ 90-100
mét nước. Nguồn tin cho hay lượng khí đốt này sau khi được khai thác có thể sẽ
đáp ứng nhu cầu năng lượng của tỉnh Quảng Đông. Tập đoàn sẽ trúng thầu thiết kế
kỹ thuật và khai thác không ai khác chính là COOEC – tập đoàn con trực thuộc
CNOOC.
- Vào đúng hôm nay, ngày 24 tháng Ba năm 2014, CNOOC lại công bố tìm thấy một mỏ khí lớn khác ở giếng Bozhong 22-1 trong vịnh Bohai thuộc vùng Biển Hoa Đông [4]. Mỏ khí này có thể cho sản lượng khai thác vào khoảng 14.2 triệu feet khối/ngày. Đây là vùng biển nông với độ sâu khoảng 25 mét nước. Tin tức cũng cho biết thêm rằng trước đó CNOOC đã phát hiện các mỏ dầu trong bể Bozhong này và họ đã bắt đầu tiến hành xây dựng 5 giàn khai thác cho các mỏ dầu Bozhong 28 và 34.
Hai phát hiện thứ hai và ba trong vùng nước nông (độ sâu dưới 100 mét), mặc dù có trữ lượng lớn nhưng lại không đáng kể bằng phát hiện thứ nhất – được người Trung Quốc gọi là “bước đột phá” vì đây là lần đầu tiên Trung Quốc tự thăm dò và khoan đào được mỏ khí ở vùng nước sâu với độ sâu lên đến gần 1,500 mét.
Những tin tức này cho thấy sự tích cực và năng động của CNOOC nói riêng và Trung Quốc nói chung trong công cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng dầu khí để phần nào đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao ở quốc gia này [5]. Như chúng tôi đã nhiều lần đề cập, Trung Quốc không ngại ngần công khai mời gọi hợp tác cả về vốn lẫn kỹ thuật từ các tập đoàn phương Tây tại các kỳ Hội nghị Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi (Offshore Technology Conference – OTC) thường niên tại Houston mà chúng tôi có dịp chứng kiến trực tiếp [6].
Song song với việc nghiên cứu phát triển kỹ nghệ khai thác shale oil, shale gas (sẽ được trình bày chi tiết trong một chủ đề khác), Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thăm dò & khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu thuộc Biển Hoa Nam hay còn gọi là Biển Đông [7]. “Bước đột phá” nêu trên đã phần nào chứng minh tham vọng này của họ. Trước khi đi vào chi tiết “bước đột phá”, chúng tôi xin điểm sơ lược về chiến lược thăm dò & khai thác dầu khí nước sâu của Trung Quốc theo những hiểu biết của chúng tôi.
B.
SƠ BỘ VỀ CHIẾN LƯỢC THĂM DÒ & KHAI THÁC DẦU KHÍ NƯỚC SÂU CỦA TRUNG QUỐC
Đây là một chủ đề rất dài và phức tạp (sẽ được trình bày chi tiết trong một chủ đề khác); cho nên trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ trình bày sơ lược những điểm chính mà chúng tôi ghi nhận được trong những năm gần đây.
Thứ
Nhất: Định hướng rõ phải tập trung phát triển kỹ thuật:
- Thành lập các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật dầu khí ngoài khơi mà điển hình là CNOOC Research Institute. Các trung tâm này là tiền đề cho hàng loạt bài nghiên cứu khoa học tại các hội nghị dầu khí lớn.
- Xây dựng các cơ sở thiết kế chế tạo giàn khoan và khai thác dầu khí nước sâu (deepwater facility fabrication yard) như Qingdao Fabrication Yard, Zhuhai Fabrication Yard, v.v…
- Đẩy mạnh việc phát triển các tập đoàn cung cấp
dịch vụ thiết kế kỹ thuật và xây dựng trong lĩnh vực dầu khí ngoài khơi như
China Offshore Oil Engineering Corporation (COOEC), China Offshore International
Company (COIC), v.v…
- Hợp tác với
các tập đoàn dầu khí lớn của Bắc Mỹ và phương Tây như Husky Energy, Anadarko,
BP, Eni, v.v… để tranh thủ cũng như học hỏi kỹ thuật.
- Bỏ ra gần 15.1 tỷ USD để thôn tính tập đoàn dầu
khí Nexen của Canada vào đầu tháng Ba 2013 [8]. Chính nhờ điều này, CNOOC đã
gián tiếp tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu tại vịnh
Mexico, và ở khu vực Biển Bắc (North Sea) thuộc Châu Âu [9].
Thứ Hai: Quảng bá hình ảnh với thế giới để mời gọi hợp tác:
Thứ Hai: Quảng bá hình ảnh với thế giới để mời gọi hợp tác:
- Năm 2012 tại Hội nghị Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi,
Trung Quốc lần đầu tiên công bố chính thức việc họ đã thiết kế và chế tạo thành
công giàn khoan nước sâu khổng lồ HYSY 981 [10]. Cùng lúc đó, họ cho tàu kéo
giàn khoan này ra vùng nước sâu thuộc Biển Hoa Nam.
- Thông qua các phương tiện truyền thông, Trung Quốc
luôn tỏ ra là chủ sở hữu của toàn bộ các lô dầu khí ở Biển Đông. Điển hình là
năm 2012, CNOOC đã mời thầu 9 lô ở vùng nước sâu sát thềm lục địa và trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Tại Hội nghị Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi 2013,
Trung Quốc quảng bá cho cả thế giới thấy sức mạnh kỹ thuật của họ trong hai
phiên thảo luận chuyên về việc thiết kế và chế tạo hai giàn khai thác dầu khí
quy mô hiện đại là Liwan 3-1 và Liuhua 11-1.
- Ngoài ra, cũng trong Hội nghị này, Trung Quốc đã
tổ chức một phiên thảo luận mở rất thành công trình bày toàn bộ tình hình năng
lượng trong nước và các hướng phát triển, cũng như kêu gọi mở rộng hợp tác từ
các nước phương Tây, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật khai thác nước sâu.
Thứ Ba: Kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn và quyết đoán:
Thứ Ba: Kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn và quyết đoán:
- Nghiên cứu kỹ cấu tạo địa chất của từng bể, sau đó
tiến hành chia lô và lên kế hoạch thăm dò & khai thác từng bước một.
- CNOOC đã công bố rõ trong bản chiến lược kinh
doanh và kế hoạch phát triển hồi đầu năm 2014 là họ vẫn sẽ tiếp tục tăng cường
thăm dò khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu với những bước đi táo bạo [11].
- Đến năm 2020, CNOOC sẽ đầu tư 32.5 tỉ USD cho việc
thăm dò tại các vùng nước sâu, cụ thể là sẽ khoan đào khoảng 800 giếng [12].
- Một mặt tìm cách kêu gọi hợp tác với các nước
trong vùng biển tranh chấp để kéo dài thời gian, mặt khác cứ tiến hành hoạt
động thăm dò & khai thác theo kế hoạch đã vạch sẵn. (Điều này vẫn đang là
nghi vấn của chúng tôi.)
C.
NHỮNG ĐIỀU GÌ ĐÁNG ĐỂ QUAN TÂM VÀ BÀN LUẬN VỀ “BƯỚC ĐỘT PHÁ” NÀY CỦA TRUNG
QUỐC?
Thứ
Nhất: Vị trí của bể Qiongdongnan
Sự việc cũng sẽ chẳng có gì đáng nói đối với Việt Nam nếu bể Qiongdongnan nằm trong một vùng khác. Tuy nhiên, trong các bản đồ mà chúng tôi có được, vị trí của bể này nằm gần đảo Hải Nam, gần thềm lục địa của Việt Nam và gần quần đảo Hoàng Sa. Đây chính là vùng biển hiện đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Sự việc cũng sẽ chẳng có gì đáng nói đối với Việt Nam nếu bể Qiongdongnan nằm trong một vùng khác. Tuy nhiên, trong các bản đồ mà chúng tôi có được, vị trí của bể này nằm gần đảo Hải Nam, gần thềm lục địa của Việt Nam và gần quần đảo Hoàng Sa. Đây chính là vùng biển hiện đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hình 1 – Vị trí của bể Qiongdongnan. Nguồn: The Wall Street Journal.
Không những công khai vị trí của bể này trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trung Quốc còn đưa các bể trong vùng tranh chấp lẫn bể Sông Hồng của Việt Nam vào các nghiên cứu của họ. Hình 2 được trích từ bài nghiên cứu của các học giả Trung Quốc đăng ở Marine Geophysical Research [13]. Họ xem bể Sông Hồng và bể Yinggehai là một.
Hình 2: Vị trí của bể Qiongdongnan. Nguồn: Marine
Geophysical Research.
Hình 3: Vị trí tương quan của bể Qiongdongnan so với thềm lục địa Việt
Nam và Quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Subsea World News & Offshore Energy Today.
Thứ
Hai: Cấu trúc và sắp xếp địa chất của khu vực Qiongdongnan
Không phải khoan đào một cách mò mẫm mà Trung Quốc đã có những chương trình nghiên cứu và mô phỏng cấu tạo địa chất của bể Qiongdongnan và những bể lân cận trong vùng Biển Hoa Nam từ những năm 1995 với bài nghiên cứu có lẽ là đầu tiên “Studies on Tertiary Source Rocks in the Yinggehai and Qiongdongnan Basins, South China Sea” được viết bằng tiếng Hoa.
Không phải khoan đào một cách mò mẫm mà Trung Quốc đã có những chương trình nghiên cứu và mô phỏng cấu tạo địa chất của bể Qiongdongnan và những bể lân cận trong vùng Biển Hoa Nam từ những năm 1995 với bài nghiên cứu có lẽ là đầu tiên “Studies on Tertiary Source Rocks in the Yinggehai and Qiongdongnan Basins, South China Sea” được viết bằng tiếng Hoa.
Năm 2009, trong một bài nghiên cứu tổng hợp được đăng ở Journal of Earth Science [14], các học giả Trung Quốc đã kết luận: “The Qiongdongnan basin has the best oil and gas accumulation conditions. Moreover, predominant reservoir plays exhibit good prospect for future exploration.”
Hình 4 được trích ra từ bài nghiên cứu này đã cho thấy rõ Trung Quốc đưa cả bể Sông Hồng (trong hình là bể Yinggechai) vào nghiên cứu cấu trúc địa chất.
Một số dẫn chứng tiêu biểu kể trên chứng tỏ Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ địa hình và cấu tạo địa chất của bể Qiongdongnan nói riêng và của toàn vùng vịnh Bắc Bộ ra đến quần đảo Hoàng Sa nói chung, bao gồm cả bể Yinggehai hay còn gọi là bể Sông Hồng của Việt Nam.
Hình 4: Tọa độ và cấu tạo địa chất của các vùng trong bể Qiongdongnan.
Nguồn: Journal of Earth Science.
Thứ Ba: Nghi vấn Trung Quốc một mặt kêu gọi hợp tác chung, một mặt độc lập thăm dò & khai thác
Tháng Sáu năm 2013, Trung Quốc và Việt Nam mà cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết mở rộng vùng thăm dò chung ở Vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi đã có đề cập chi tiết đến vấn đề này [15] và đã nêu ra một số nghi vấn như sau: Liệu Trung Quốc và Việt Nam có thật sự quan tâm đến “Vùng khai thác chung” hay không? Nếu không quan tâm đến “Vùng khai thác chung”, vậy mối quan tâm của Trung Quốc là gì?
Theo nguồn tin riêng và duy nhất mà chúng tôi tìm được từ Upstream, vào tháng Mười năm 2013, trong chuyến làm việc tại Việt Nam, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiếp tục thảo luận về việc hợp tác thăm dò khai thác chung trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Nguồn tin đề cập chung chung đến việc Việt Nam và Trung Quốc tiến đến gần hơn nữa trong việc cụ thể hóa chương trình thăm dò ở các lô trong vùng tranh chấp [16]. Từ đó đến nay, chúng tôi không có được thêm tin tức nào về chương trình hợp tác chung này cả.
Trong phần hai nêu trên, câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại nghiên cứu kỹ lưỡng vùng biển tranh chấp như vậy? Câu trả lời đơn giản theo chủ quan của chúng tôi là là nếu họ không “quan tâm” thì họ nghiên cứu làm gì. Một khi đã biết rõ cấu tạo địa chất, cùng với việc có sẵn giàn khoan nước sâu HYSY 981 thì chẳng có lý do gì mà Trung Quốc không tiến hành khoan đào cả. Có lẽ họ đã tiến hành điều này từ lâu rồi và lần này tìm thấy mỏ khí họ mới công bố cho toàn thế giới biết.
Có thể tạm kết luận rằng một mặt Trung Quốc luôn rêu rao thăm dò chung, khai thác chung nhưng mặt khác họ độc lập tiến hành thăm dò & khai thác. Nếu Trung Quốc tự cho mình quyền thăm dò & khai thác trong vùng tranh chấp thì các nước đang tranh chấp, trong đó có Việt Nam, cũng có quyền làm điều tương tự.
Thứ Tư: Câu chuyện về Giếng Dầu “Cá Bông Lau”
Bản tin Trung Quốc phát hiện ra khí đốt ở vùng nước sâu tại Biển Đông làm chúng tôi liên tưởng ngay đến câu chuyện “Chuyện giả tưởng Giếng Dầu “Cá Bông Lau”” [17] mà chúng tôi tình cờ đọc được vào tháng Chín năm 2013. (Chúng tôi đã có may mắn tiếp xúc với tác giả của câu chuyện này – người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lãnh vực dầu khí ở Việt Nam và thế giới mà chúng tôi không tiện nêu tên.)
Khoan bàn tới độ xác thực của câu chuyện về giếng dầu “Cá Bông Lau” nhưng với “bước đột phá” của Trung Quốc và kinh nghiệm trong lãnh vực dầu khí, chúng tôi tin rằng việc phát hiện ra dầu và khí ở các vùng nước sâu ở Biển Đông sẽ là câu chuyện của thì tương lai gần.
D.
VÀI KẾT LUẬN SƠ KHỞI
- Đối với lĩnh vực thăm dò & khai thác nước sâu, trước ngày 19 tháng Ba năm 2014, Trung Quốc chỉ mới thành công ở mỏ Liwan 3-1, mà chủ yếu là dựa vào tập đoàn dầu khí Husky Energy của Canada. Tuy nhiên, lần này tại mỏ Lingshui 17-2, Trung Quốc đã thành công trong việc tìm ra khí đốt. Mặt dù trữ lượng không lớn, nhưng nó đánh dấu một mốc quan trọng đối với Trung Quốc vì đây là lần đầu tiên họ thành công trong việc tìm ra nguồn dầu khí ở khu vực nước sâu. Đây có lẽ là câu trả lời cho một nghi vấn “thay cho lời kết” mà chúng tôi đã nêu ra vào ngày 11 tháng Bảy năm 2013 [15]:
Trung Quốc đã thiết lập chiến lược và đã khai thác dầu khí ở vùng Western South China Sea (bao trọn “Vùng khai thác chung”), vậy tại sao Trung Quốc lại phải hợp tác với VN để khai thác trong vùng này? Hay đây chính là bước đệm đầu tiên để họ “Nam tiến” xuống các vùng biển nước sâu, nơi có nguồn dầu khí dồi dào, bằng các hiệp ước tương tự với Việt Nam?
- Chúng tôi xin trích một lời khuyên của ông David
Thompson, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Tư vấn Wood Mackenzie được trích đăng
trong một bài báo của Bloomberg vào cuối năm 2013 [18]: “For Vietnam, it’s the
deep water that’s going to be interesting in the future. If they want to have a
kick up in production, they need to get more activity, more exploration going
in the deep water.” Chúng tôi đã từng khuyến nghị Việt Nam tập trung vào hoạt
động thăm dò & khai thác ở các vùng biển nước sâu thuộc chủ quyền Việt Nam
từ trước đó rất lâu. Một số bài học rút ra khi nghiên cứu về chiến lược thăm dò
& khai thác các vùng nước sâu của Trung Quốc mà chúng tôi đã nêu ở phần B
có thể được áp dụng đối với Việt Nam.
- Chúng tôi cũng xin phép tác giả được mượn câu kết
của câu chuyện về giếng dầu “Cá Bông Lau” như là lời nói hộ những suy ngẫm của
chúng tôi: “Chuyện dầu hỏa Việt Nam, trước Bảy Mươi Lăm rồi sau Bảy Mươi Lăm,
là chuyện của những cơ hội bỏ lỡ…, những cơ hội đáng lẽ đổi đời.” Chúng tôi hy
vọng sẽ không phải chờ đợi trong cay đắng và tiếc nuối đến gần 40 năm như tác
giả của câu chuyện trên.
E.
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CNOOC: First Breakthrough Made on Independent
Deepwater Exploration in Qiongdongnan Basin
[2] Upstream: CNOOC hits deep-water gas at Lingshui
[3] Upstream: CNOOC makes a big hit with Ningbo 22-1
well
[4] Oil & Gas Journal: CNOOC makes natural gas
discovery in Bohai Bay
[5] Stratfor: China’s Shale Gas Development
Potential
[6] Nhóm Nghiên Cứu Dầu Khí Houston: Vài Nhận Xét về
Tình Hình Dầu Khí Trung Quốc ở Biển Đông có Liên Quan đến Việt Nam
[7] China Daily: CNOOC set to increase spending on
deepwater drilling
[8] Reuters: CNOOC closes $15.1 billion acquisition
of Canada’s Nexen
[9] Nhóm Nghiên Cứu Dầu Khí Houston: Một Góc Nhìn Kỹ
Thuật về Sự Kiện Tập Đoàn CNOOC Thôn Tính Tập Đoàn Nexen
[10] Nhóm Nghiên Cứu Dầu Khí Houston: Một Số Nhận
Xét về Kế Hoạch Phát Triển của Tập Đoàn Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc – CNOOC –
ở Biển Đông
[11] CNOOC: CNOOC Limited Announces its 2014
Business Strategy and Development Plan
[12] Upstream: China Deepwater Oil and Gas Analysis
[13] Tao Jiang et al, “Seismic features and origin
of sediment waves in the Qiongdongnan Basin, northern South China Sea”, Marine
Geophysical Research, Vol. 34, December 2013.
[14] Junfeng Yu et al, “New Insight into Oil &
Gas Exploration in Miocene and Late Oligocene Strata in Qiongdongnan Basin”,
Journal of Earth Science, Vol. 20, October 2009.
[15] Nhóm Nghiên Cứu Dầu Khí Houston: Một Số Nhận
Định về Thỏa Thuận Hợp Tác Thăm Dò & Khai Thác Dầu Khí trong Vịnh Bắc Bộ
giữa Việt Nam và Trung Quốc
[16] Upstream: China and Vietnam near deal on
disputed South China Sea acreage
[17] Diễn Đàn Thế Kỷ: Chuyện Giả Tưởng Giếng Dầu “Cá
Bông Lau”
No comments:
Post a Comment