Mai Vân
- RFI
Thứ bảy 22 Tháng Ba 2014
Kể
từ thứ Hai, 24/03/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có mặt ở Hà Lan, chặng
ngừng đầu tiên trong một vòng công du cũng sẽ đưa ông đến Bruxelles, Rôma trước
khi đến Ả Rập Xê Út. Theo Nhà Trắng hôm qua, chuyến đi châu Âu của ông Obama
trước hết là nhằm thúc đẩy chiến dịch cô lập Nga về tội xâm chiếm bán đảo
Crimée. Bên cạnh đó, cũng có hai hồ sơ quan trọng khác là bang giao Mỹ-Trung
cũng như giải tỏa căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về trọng tâm số một, trước hết Tổng thống Mỹ sẽ tìm
cách thúc đẩy các biện pháp trừng phạt quốc tế nhắm vào Nga sau khi nước này đã
sát nhập vùng Crimée thuộc Ukraina vào lãnh thổ của mình bất chấp sự phản đối
của quốc tế. Ông Obama sẽ nêu bật vấn đề này với các lãnh đạo khác trong nhóm
G7 tề tựu về Hà Lan, cũng như trong các cuộc trao đổi với lãnh đạo của các quốc
gia Liên Hiệp Châu Âu và NATO.
Chính Tổng thống Mỹ đã đề nghị các lãnh đạo G7 họp
lại tại Hà Lan vào thứ Hai tới đây trong một động thái rõ ràng là nhắm loại trừ
Nga vốn từng được các nước công nghiệp hàng đầu thu nhận vào nhóm G8. Trong năm
nay, Nga là nước đăng cai tổ chức Hội nghi Thượng đỉnh G8, nhưng với việc bị
nhóm G7 tẩy chay, hội nghị dự trù ở Sotchi có lẽ không thể diễn ra.
Hồ sơ Nga, Ukraina và vấn đề Crimée đã đẩy Hội nghị
Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở La Haye (24-25/03), xuống hàng thứ yếu, cho dù
hội nghị này vào lúc đầu chính là trọng tâm chuyến công du Châu Âu lần này của
Tổng thống Mỹ.
Nội dung hạt nhân dự kiến sẽ không được chú ý bằng
các cuộc gặp song phương bên lề hội nghị tại La Haye của Tổng thống Mỹ trong đó
hồ sơ Crimée chắc chắn sẽ được bàn bạc. Cũng trong khuôn khổ các cuộc gặp bên
lề đó mà ông Obama sẽ đề cập đến các hồ sơ quốc tế khác cũng như các vấn đề
thiết yếu trong quan hệ Mỹ -Trung khi tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình tại La Haye.
Một trọng tâm khác sẽ được ông Obama quan tâm là kêu
gọi hai đồng minh châu Á của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản hòa giải với nhau nhân
một cuộc gặp thượng đỉnh tay ba sẽ được tổ chức ở Hà Lan dưới sức ép của Mỹ.
No comments:
Post a Comment