Phạm Ngọc Cương
Posted by btvn01hatbaodanquyen on 03/03/2014
Kính gửi: Ông Chánh án Toà Án
Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng
Thưa ông, tôi là Phạm Ngọc
Cương cùng những người ký tên sau đây là công dân Việt Nam và công dân Canada
muốn trình bày với ông một việc như sau:
Sau khi được biết tin ông
Trương Duy Nhất sẽ bị mang ra xét xử ngày 4 tháng 3 năm 2014 tôi đã gọi điện
lên Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ottawa- Canada với ba thắc mắc, đề nghị:
1- Ông Trương Duy Nhất sẽ được
xử kín hay xử công khai?
2- Nếu là xử kín, tức là chỉ
những người có giấy của toà mới được tham dự thì đề nghị cấp giấy mời cho tôi
và ông Nguyễn Tiến Lộc (người đã mời ông Trương Duy Nhất sang thăm Canada năm
2010) và một số người khác về tham dự phiên toà với tư cách là bạn của ông
Trương Duy Nhất muốn ủng hộ ông Trương Duy Nhất về mặt tinh thần tại toà; và là
những công dân muốn quan sát xem các cơ quan tư pháp của chính quyền Việt Nam
thực thi luật pháp với công dân của mình ra sao.
3- Chúng tôi đề nghị bên Việt
Nam cho phép một luật sư chuyên về nhân quyền của Liên Hợp Quốc tham gia vào
quá trình tố tụng tại toà.
Cán bộ Đại Sứ Quán có giải
thích với tôi là cần xin ý kiến của Hà Nội rồi sẽ cho tôi câu trả lời. Chiều 1/3/2014 tôi được báo là
phiên toà xử ông Trương Duy Nhất là việc có tính chất nội bộ của Việt Nam,
không có yếu tố nước ngoài nên không cần thiết để luật sư nước ngoài tham gia.
Cần có giấy mời để tham gia phiên toà nhưng vì thời gian gấp rút nên lần này
chưa kịp sắp xếp để chúng tôi vào bên trong tham dự. Cả lần nhận điện
thoại của tôi cũng như lần gọi điện trả lời, ông Vũ Trần Phương đều có thái độ
rất lịch sự và chân tình. Tôi cảm ơn ông Phương và theo lời khuyên của ông
Phương tôi viết thư khẩn này gửi tới ông.
Thưa ông Chánh án,
Là những người Việt Nam ở nước
ngoài theo cách nghĩ của bên Việt Nam thì chúng tôi dễ có cái nhìn thiên lệch
về Việt Nam và thiếu thực tế.
Tuy nhiên có một thực tế khác
là chỉ khi đã trèo lên mặt hố rồi thì thường nhiều người sẽ cảm được rõ hơn
kinh nghiệm mình vừa trải qua, cái hố mình vừa thoát ra sâu hay nông, trong hay
đục.
Đọc Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối Cao về ông
Trương Duy Nhất chúng tôi muốn tham khảo với ông một số ý kiến như sau:
1-Trong có mấy năm mà ông
Trương Duy Nhất đã đăng tải cả ngàn bài viết nghiêm túc (chủ yếu do ông Nhất
viết) trên website và blog của ông chứng tỏ ông Nhất có năng lực dồi dào trong
việc nhìn ra vấn đề, góp ý và phản biện. Lãnh đạo và chính quyền lý ra phải
biết thể hiện cái năng lực biết đối thoại và cầu thị, tiếp thu và cộng tác chứ
không phải chỉ là bảo lưu cái “Tôi” bằng mọi giá như đe doạ, bắt giữ, kết tội
và bỏ tù.
2- Cáo trạng thể hiện đậm nét
nếp tư duy đối đầu quyết liệt giữa chính quyền, người lãnh đạo và công dân. Tôi
hy vọng rằng ông sẽ giúp sửa bản cáo trạng sai trái này bằng cách cho các căn cứ
tranh luận được mang ra toà tranh tụng một cách khách quan và công khai như
chuẩn mực tối thiểu của tư pháp nhân loại văn minh hôm nay. Như vậy ông sẽ giúp
thay đổi tư duy tư pháp Việt Nam, giúp cho tinh thần thượng tôn công lý và đối
thoại vượt qua sự thao túng của áp đặt và đối đầu. Giúp cho các phiên toà Việt
Nam không còn bị coi là giả tạo với các án bỏ túi.
3- Cáo trạng thể hiện rõ sự sợ
hãi của nhà cầm quyền trước sức nóng của tự do ngôn luận. Nhà cầm quyền nếu căm
ghét và khiếp sợ đến phải ra tay giam cầm một ngòi bút thì làm sao có nổi năng
lực trị được thù trong (lợi ích nhóm và tham nhũng) và giặc ngoài đang hoành
hành. Làm sao lòng dân có thể tin được là chế độ đó, lãnh đạo đó sẽ có đủ minh
tâm và đảm lược kiến tạo ra cuộc sống no ấm cho quảng đại quần chúng trong
tương lai gần cũng như vỗ bàn đàng hoàng phân định, xác quyết được lợi ích
chính đáng của Việt Nam với quốc tế và khu vực.
4- Tiếng nói của ông Trương Duy Nhất theo cáo trạng không hề lạc lõng mà
lại có lượng truy cập và phản hồi lớn. Phải hiểu như vậy là ông Nhất đang thở
cùng nhịp với đông đảo quần chúng nhân dân.
Uy tín của các cá nhân và tổ
chức sẽ sụp đổ trước nhất nếu chỉ được xây dựng như toà lâu đài cát tức bằng
những lời tụng ca nhảm nhí. Nhà cầm quyền sáng suốt lý ra phải tuyên công ông
chứ không phải buộc tội vì ông đã tự nguyện làm một việc không lương là quả cảm
đo lường, bắt mạch cảm ứng xã hội với chính sách để lãnh đạo thức thời biết sớm
điều chỉnh. Một người có tư duy độc lập, nặng lòng với thời cuộc, luôn trăn trở
với sự phát triển chung của đất nước là cái mà Việt Nam cần trao huy chương chứ
không phải là cáo trạng.
5- Nước có độc lập, dân có tự
do thì mới kiến tạo ra hạnh phúc. Quyền tự do ngôn luận, một quyền cơ bản của
nhân quyền chính là cứu cánh cho sự phát triển của các dân tộc, đặc biệt là các
dân tộc nhỏ và nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng giàu về tài nguyên con người
như Việt Nam hôm nay. Ông Trương Duy Nhất chỉ tâm huyết thực thi trọn vẹn lòng
yêu Tổ Quốc, quyền con người, quyền công dân của mình. Cách qui tội ông theo
bản cáo trạng mới là sự phạm tội nghiêm trọng, thực sự gây nguy hại cho sự phát
triển của toàn xã hội trong ngắn, trung cũng như dài hạn.
Cuối cùng tôi khẩn thiết trông
chờ ông sáng suốt thực thi công lý, để phiên toà xét xử ông Trương Duy Nhất hôm
4/3/2014 tới là điểm son của ngành tư pháp Việt Nam. Để thế giới không tiếp tục
qui kết chính quyền Việt Nam là luôn chà đạp ngay chính các luật lệ mà mình tự
đề ra. Để Việt Nam hôm nay xứng đáng với truyền thống văn hiến của cha ông,
không thể bị nhìn tiếp như một học sinh cá biệt và chậm tiến trong lớp học về
quyền con người của nhân loại.
Xin chuyển tới ông lời chào
trân trọng!
Canada 1/3/2014
Xin gửi kèm ông theo lá thư này là danh sách những người
ký tên ủng hộ:
Loc Tien Nguyen, Editor-Chief
The Vietnamese Magazin & society
VANCOUVER, BC, CANADA
778- 452-0288
The Vietnamese Magazin & society
VANCOUVER, BC, CANADA
778- 452-0288
Thu Hai Irick
4875 Union St
Burnaby, BC, Canada
604-297-0788
4875 Union St
Burnaby, BC, Canada
604-297-0788
Phạm Ngọc Cương
2901 Queen St E.
Brampton ON, Canada L6T OC7
416-893-6288
2901 Queen St E.
Brampton ON, Canada L6T OC7
416-893-6288
Phạm Phương Lan
77 City Centre Dr
Mississauga ON, Canada L5B 1M5
416-890-9973
77 City Centre Dr
Mississauga ON, Canada L5B 1M5
416-890-9973
No comments:
Post a Comment