03.03.2014
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc
tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam phóng thích blogger Trương Duy Nhất,
người bị cáo buộc tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà
nước’ theo điều 258 Bộ luật hình sự vì các bài viết chỉ trích chính phủ và phản
đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
Human Rights Watch nói phiên tòa xét xử ông Nhất dự kiến diễn ra ngày 4/3 tại Đà Nẵng chứng tỏ quyết tâm không lùi bước của nhà cầm quyền Việt Nam nhắm mục tiêu vào những người dân chỉ trích ôn hòa.
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:
“Phiên xử này cho thấy Hà Nội tăng đôi nỗ lực đàn áp bất cứ hình thức thể hiện quan điểm tự do nào của người dân. Ông Trương Duy Nhất là một blogger ôn hòa sắp bị biến thành một tù nhân lương tâm vì các điều luật có nội dung mơ hồ như 258 nhằm bóp nghẹt tiếng nói đang trỗi dậy của cộng đồng blogger tại Việt Nam. Chính phủ Hà Nội phải trả tự do cho ông Nhất và tất cả những ai bị giam cầm chỉ vì bất đồng quan điểm với nhà nước và đảng cộng sản. Cùng với cộng đồng quốc tế, Human Rights Watch chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho những nạn nhân này.”
Blogger Trương Duy Nhất, 50 tuổi, từng là phóng viên cho báo Công an Đà Nẵng (1987-1995) và báo Đại Đoàn Kết (1995-2011) trước khi tuyên bố thôi làm việc cho nhà nước và lập ra trang blog độc lập mang tên Một Góc nhìn khác.
Tháng 5 năm ngoái không lâu sau khi đăng bài trên blog kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng từ chức, ông Nhất bị bắt tại tư gia ở Đà Nẵng trong chiến dịch của nhà cầm quyền truy quét các blogger vi phạm điều 258 trong đó có blogger Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy.
Human Rights Watch nói phiên tòa xét xử ông Nhất dự kiến diễn ra ngày 4/3 tại Đà Nẵng chứng tỏ quyết tâm không lùi bước của nhà cầm quyền Việt Nam nhắm mục tiêu vào những người dân chỉ trích ôn hòa.
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:
“Phiên xử này cho thấy Hà Nội tăng đôi nỗ lực đàn áp bất cứ hình thức thể hiện quan điểm tự do nào của người dân. Ông Trương Duy Nhất là một blogger ôn hòa sắp bị biến thành một tù nhân lương tâm vì các điều luật có nội dung mơ hồ như 258 nhằm bóp nghẹt tiếng nói đang trỗi dậy của cộng đồng blogger tại Việt Nam. Chính phủ Hà Nội phải trả tự do cho ông Nhất và tất cả những ai bị giam cầm chỉ vì bất đồng quan điểm với nhà nước và đảng cộng sản. Cùng với cộng đồng quốc tế, Human Rights Watch chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho những nạn nhân này.”
Blogger Trương Duy Nhất, 50 tuổi, từng là phóng viên cho báo Công an Đà Nẵng (1987-1995) và báo Đại Đoàn Kết (1995-2011) trước khi tuyên bố thôi làm việc cho nhà nước và lập ra trang blog độc lập mang tên Một Góc nhìn khác.
Tháng 5 năm ngoái không lâu sau khi đăng bài trên blog kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng từ chức, ông Nhất bị bắt tại tư gia ở Đà Nẵng trong chiến dịch của nhà cầm quyền truy quét các blogger vi phạm điều 258 trong đó có blogger Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy.
Cáo trạng của Việt Nam nói những quan điểm ông Trương Duy Nhất thể hiện qua blog có thể làm dân chúng mất lòng tin vào đảng và nhà nước. Nếu bị kết tội, ông có thể lãnh án tới 7 năm tù.
Kể từ khi ba blogger Duy Nhất,
Viết Đào, và Nhật Uy bị bắt, Mạng lưới Blogger Việt Nam cùng các nhóm dân sự
mới thành lập đã tiến hành các chiến dịch vận động, kêu gọi quốc tế áp lực Việt
Nam hủy bỏ điều luật 258 dùng để hình sự hóa quyền tự do bày tỏ quan điểm của
công dân.
Blogger Nguyễn Lân Thắng thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam, một nhà hoạt động xã hội tham gia chiến dịch ‘Tuyên bố 258’ nói với VOA Việt ngữ:
“Sự việc của ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt vì điều 258 gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng blogger. Tôi nghĩ với bản án bỏ túi và những toan tính chính trị đằng sau thì chắc chắn sự thua thiệt vẫn thuộc về những người đấu tranh. Việc xét xử ông Nhất rất là phi lý và rất nhiều người ủng hộ ông ở Việt Nam đang rất quan tâm đến diễn tiến của phiên tòa này.”
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch lưu ý rằng quyền tự do biểu đạt tư tưởng được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam và tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR mới tháng rồi ở Geneva, các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã kêu gọi Hà Nội ngưng lạm dụng điều luật 258.
Human Rights Watch kêu gọi rằng nếu blogger Trương Duy Nhất không được phóng thích, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của Việt Nam cần chứng tỏ cho chính phủ Hà Nội thấy rằng họ không thể đàn áp dân chúng kiểu này mà không bị trừng phạt.
Blogger Nguyễn Lân Thắng thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam, một nhà hoạt động xã hội tham gia chiến dịch ‘Tuyên bố 258’ nói với VOA Việt ngữ:
“Sự việc của ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt vì điều 258 gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng blogger. Tôi nghĩ với bản án bỏ túi và những toan tính chính trị đằng sau thì chắc chắn sự thua thiệt vẫn thuộc về những người đấu tranh. Việc xét xử ông Nhất rất là phi lý và rất nhiều người ủng hộ ông ở Việt Nam đang rất quan tâm đến diễn tiến của phiên tòa này.”
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch lưu ý rằng quyền tự do biểu đạt tư tưởng được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam và tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR mới tháng rồi ở Geneva, các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã kêu gọi Hà Nội ngưng lạm dụng điều luật 258.
Human Rights Watch kêu gọi rằng nếu blogger Trương Duy Nhất không được phóng thích, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của Việt Nam cần chứng tỏ cho chính phủ Hà Nội thấy rằng họ không thể đàn áp dân chúng kiểu này mà không bị trừng phạt.
---------------------
BBC
Cập nhật: 09:50 GMT -
thứ hai, 3 tháng 3, 2014
Một ngày trước phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy
Nhất, tổ chức nhân quyền có tiếng Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả
tự do ngay cho ông.
Ông Trương Duy Nhất sẽ bị
xử tội 'Lợi dụng quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự
vào ngày 4/3 tại Đà Nẵng.
Trong thông cáo ra tại New
York, HRW nói phiên xử ông Nhất cho thấy rằng giới chức Việt Nam
"không ngơi nghỉ trong quyết tâm nhắm vào những người chỉ trích
một cách ôn hòa".
Tổ chức này nói trong blog
"Một góc nhìn khác" của mình, nhà báo Trương Duy Nhất
thường xuyên chỉ trích chính quyền và nêu quan ngại về yêu sách chủ
quyền của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, đồng thời nói họ phải chịu
trách nhiệm về tình trạng "hỗn loạn chính trị" và
"tham nhũng không kiểm soát nổi" ở trong nước.
Giám đốc khu vực châu Á
của HRW, Brad Adams, viết trong thông cáo: "Vụ xử Trương Duy Nhất
là một phần trong nỗ lực vô ích của chính phủ Việt Nam nhằm bịt
miệng cộng đồng blogger ngày càng sôi động ở trong nước".
Ông Adams viết: “Thay vì tạo
ra một người tù chính trị mới, chính quyền nên thả ông Trương Duy
Nhất và tất cả những người khác, vốn bị giam giữ chỉ vì không đồng
ý với chính phủ và Đảng CSVN".
Theo HRW, kể từ khi ông Nhất
và một số blogger khác bị bắt trong một đợt năm 2013, Mạng lưới
Blogger Việt Nam và một số tổ chức mới thành lập đã vận động chống
lại việc sử dụng Điều 258 Bộ Luật Hình sự để hình sự hóa quyền
tự do biểu đạt ý kiến.
Tại phiên xem xét định kỳ
về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ
cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những
người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.
Thông cáo của HRW viết:
“Nếu ông Trương Duy Nhất không được tự do thì các nhà tài trợ cho
Việt Nam cũng như các đối tác phát triển cần phải cho chính quyền
[Việt Nam] thấy rằng họ không thể tiếp tục bỏ tù người dân mà không
bị hậu quả gì như vậy".
-------------------------------------
RFA
03.03.2014
Một ngày trước phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy
Nhất, tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi
chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông, đồng thời gọi việc đưa ông ra xét xử chỉ
là một việc làm vô ích của chính phủ Việt Nam, nhằm bịt miệng cộng đồng blogger
và những người cất tiếng bày tỏ quan điểm khác với đảng và nhà nước.
Ngày mai, ông Trương Duy Nhất sẽ bị tòa án Đà Nẵng
xét xử về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, chiếu theo điều 258 của Bộ Luật
Hình Sự. Theo Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, việc chính phủ
đưa ông ra tòa chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam quyết tâm thực hiên chính sách
đàn áp, nhắm vào những người lên tiếng chỉ trích đảng và nhà nước theo đường
lối ôn hòa.
Human Rights Watch còn kêu gọi các quốc gia và những
tổ chức tài trợ cho Việt Nam phải có phản ứng trước việc chính quyền Hà Nội
tiếp tục bỏ tù người dân.
Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi sẽ theo dõi
sát vụ xử nhà báo Trương Duy Nhất để gửi đến quý vị những tin tức mới nhất sau
khi nhân được.
No comments:
Post a Comment