Trần Từ Mai
Posted by News on March 18th, 2014
Nhân một số biến cố đáng lưu
tâm xảy ra trên thế giới trong ít hôm gần đây (lực lượng an ninh tại thủ đô
Ukraine quỳ xin lỗi dân chúng vì đã theo lệnh vị Tổng thống độc tài và tham
nhũng bắn vào cuộc biểu tình của dân Ukraine ít hôm trước đó; Nga viện cớ “bảo
vệ kiều dân” để can thiệp vừa quân sự vừa chính trị vào bán đảo Crimea, tìm
cách tách Crimea ra khỏi Ukraine hầu sáp nhập vào Nga …), một vài thân hữu nhắc
người viết những dòng này nhớ lại một bài thơ có vẻ như báo trước vận nước được
xuất hiện từ đầu thế kỷ trước, với những câu như:
–Thất phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
(Bao giờ những người thô tục, lỗ mãng lạy những người học trò
Thì những người muốn đất nước tốt đẹp hơn thắng những người cầm quyền độc tài)
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
(Bao giờ những người thô tục, lỗ mãng lạy những người học trò
Thì những người muốn đất nước tốt đẹp hơn thắng những người cầm quyền độc tài)
–Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang xe.
(Đáng cười cho bọn đứng nhìn từ một bên,
Ván cờ đã tàn [sự thua được đã rõ] còn muốn đem [quân] xe sang sông),
(cố can thiệp một cách vô ích, không đổi được tình thế).
Cờ tàn mà lại toan đường sang xe.
(Đáng cười cho bọn đứng nhìn từ một bên,
Ván cờ đã tàn [sự thua được đã rõ] còn muốn đem [quân] xe sang sông),
(cố can thiệp một cách vô ích, không đổi được tình thế).
Đó là những câu gần cuối trong
một bài thơ ý nghĩa thâm thúy, dùng khá nhiều điển cố với lời văn rất đẹp, cho
thấy tác giả là một nhà thơ có tài, ở trình độ kiến thức cao. Bài thơ này xuất
hiện từ đầu thế kỷ trước, được truyền tụng ở nhiều nơi trước 1945 và trong giai
đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954), được in ra ở Hà Nội trong khoảng
1950-1954, ở Sàigòn năm 1964, được phổ biến ở hải ngoại trong khoảng năm
1980-1981, và trên Internet trong những năm gần đây. Chúng tôi muốn nói bài thơ
được biết đến như lời “giáng bút” của Liễu Hạnh công chúa khi vua Thành Thái
muốn hỏi về vận nước năm Nhâm Dần 1902.
Toàn bài như sau:
Hoành Sơn lấp lối ra vào
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương
Cung mây đã sẵn trời giương
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu
Tên trao ba mũi phục thù
Nào hay Khắc Dụng bày trò cho con
Ngọn cờ lấp ló đầu non
Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về
Dặm trường lai láng máu dê
Con quay ngã trắng, ba que cuộc tàn
Trời Nam lại trổi đế vương
Chân nhân đâu phải là phường thày tăng
Đồng dao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ
Bao giờ trổ ngọn thử ly
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm
Đang khi sấm gió ầm ầm
Ấy là khí vận để găm trị bình
Thất phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang xe
Thôi thôi mặc lũ người hề
Gió mây ta lại đi về gió mây.
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương
Cung mây đã sẵn trời giương
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu
Tên trao ba mũi phục thù
Nào hay Khắc Dụng bày trò cho con
Ngọn cờ lấp ló đầu non
Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về
Dặm trường lai láng máu dê
Con quay ngã trắng, ba que cuộc tàn
Trời Nam lại trổi đế vương
Chân nhân đâu phải là phường thày tăng
Đồng dao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ
Bao giờ trổ ngọn thử ly
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm
Đang khi sấm gió ầm ầm
Ấy là khí vận để găm trị bình
Thất phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang xe
Thôi thôi mặc lũ người hề
Gió mây ta lại đi về gió mây.
Những chữ in nghiêng có dị bản
như sau:
Câu 1: rấp
Câu 4 : rắp
Câu 5 : treo
Câu 7 : nhô nhấp
Câu 11: Cõi, dựng
Câu 12: không
Câu 14: cũng
Câu 15: bẻ
Câu 16: Xin ai
Câu 17: Rồi đây
Câu 18: khí số, chăm
Câu 19: Vũ phu, lại
Câu 20: Sông ô
Câu 22: thí, đấm
Câu 4 : rắp
Câu 5 : treo
Câu 7 : nhô nhấp
Câu 11: Cõi, dựng
Câu 12: không
Câu 14: cũng
Câu 15: bẻ
Câu 16: Xin ai
Câu 17: Rồi đây
Câu 18: khí số, chăm
Câu 19: Vũ phu, lại
Câu 20: Sông ô
Câu 22: thí, đấm
Bài thơ này thuộc loại “không
dễ hiểu” vì:
–Những từ nói một cách ẩn dụ,
ngụ ý: “cáo” gào giả vương, “mèo” bon bon chạy về …
–Những từ đòi hỏi chút kiến thức về lịch sử, văn hóa Trung Hoa: “Khắc Dụng bày trò,” “ngọn thử ly,” “vân lôi” …
–Những từ đòi hỏi chút kiến thức về lịch sử, văn hóa Trung Hoa: “Khắc Dụng bày trò,” “ngọn thử ly,” “vân lôi” …
Trên cương vị một người muốn
được góp phần vào việc làm rõ ý nghĩa một bài thơ diễn đạt một cách quá kín
đáo, chúng tôi xin trình bày cách hiểu của mình tới các bậc thức giả cùng những
vị quan tâm đến vận mệnh đất nước. Việc định giá trị cho bài thơ (có thực bài
này mang ý nghĩa tiên đoán hay không, và nếu có thì giá trị của sự tiên đoán ấy
đạt tới mức nào), xin được nhường lại những bậc có kiến thức cao hơn.
Lai lịch bài thơ:
Tương truyền bài này do vua
Thành Thái (vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, sinh năm 1879, mất năm 1954, ở ngôi
từ 1889 đến 1907, có tư tưởng chống Pháp, bị họ đưa đi đầy ở đảo Réunion), được
Liễu Hạnh công chúa (một trong bốn vị thánh “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt
Nam) “giáng bút” tặng khi nhà vua muốn hỏi về vận nước. Cũng theo lời tương
truyền, chuyện ấy xảy ra vào năm Nhâm Dần 1902, trước khi nhà vua ra Hà Nội dự
lễ khánh thành cầu Long Biên (tên thời Pháp là “cầu Doumer,” theo tên của Toàn
quyền Paul Doumer thời ấy). Có thuyết cho rằng vị vua được Liễu Hạnh công chúa
tặng bài thơ là vua Tự Đức (vua thứ 4 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ 1847 đến 1883).
Cho tới nay, chưa thấy xuất hiện một bản viết nào của bài thơ này ở dạng chữ
nôm (tất cả các bản hiện có đều ở dạng chữ quốc ngữ), chúng tôi thấy giả thuyết
“vua Thành Thái” hợp lý hơn, vì nếu để vua Tự Đức có thể đọc, ắt cần một bản
bằng chữ nôm. (Khi ngài còn làm vua, chữ quốc ngữ chưa được thông dụng).
Trong khoảng năm 1944, đầu 1945
(trước khi Việt Minh cướp được chính quyền), người viết những dòng này được
nghe lần đầu tiên một vài câu ở dạng truyền khẩu: Hoành Sơn lấp lối ra vào,
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương …Khi ấy các bậc trưởng thượng trong gia
đình cùng những vị khách tới thảo luận băn khoăn không rõ “cáo gào giả vương”
muốn nói điều gì. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, những câu “Dặm trường
lai láng máu dê, Con quay ngã trắng, ba que cuộc tàn,” và “Chân nhân đâu phải
là phường thầy tăng”… rất được truyền tụng. (Nhiều thân hữu sống ở Hà Nội, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An … trong thời
gian kháng chiến chống Pháp cũng được nghe những câu ấy). Mãi đến mùa Hè năm 1954,
sau biến cố Điện Biên Phủ, khi đang ở Bạch Mai (vùng ngoại ô phía Nam của Hà
Nội), chúng tôi mới có dịp được nghe và trông thấy toàn bài.
Bản in đầu tiên đã tìm được là
do cụ Thiên Phúc Nguyễn Phúc Ấm sưu tập, và do nhà xuất bản Hương Sơn (6 Đại lộ
Gia Long, Hà Nội) phát hành trong những năm 1950-1954. Bài này ở sau phần “Sấm
Trạng Trình,” in ở cuối một tập sách về các phép bấm độn Lục Nhâm, Thái Ất. Ở
Sàigòn năm 1964, nhà xuất bản Đông Nam Á phát hành một tập Sấm Trạng Trình khác
do Hoàng Hoa Lệ chú giải. Bài này cũng được in ở sau phần sấm ký Trạng Trình.
Cả hai tài liệu trên đều đã được đưa lên Internet, qua các trang mạng
vnthuquan.net, tientri.net, thegioivohinh.com … Một dị bản của bài thơ (nhưng
không khác nhiều lắm) được phổ biến qua các trang mạng
halongvandan.worldpress.com, giahoithutrang.blogspot.com,
nguyenthaihocfoundation.org … Bài này cũng được tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong
(Arlington, Virginia) in lại với lời chú giải trong khoảng năm 1980-1981. Chúng
tôi rất tiếc đã không giữ được tập báo này, nhưng được biết một số thư viện ở
Hoa Kỳ vẫn còn giữ một sưu tập Văn Nghệ Tiền Phong. Văn bản của các bản được
phổ biến có một vài chỗ khác nhau như trên đã thấy.
Tuy được truyền khẩu từ trên
100 năm nay và được in ra từ hơn 60 năm, có lẽ do một số điển cố và từ chuyên
môn khá khúc mắc, cho tới nay chưa thấy xuất hiện một bản giải thích đầy đủ và
tương đối rõ cho bài thơ này. Những hàng sau đây chỉ là chút đóng góp khiêm
nhượng của một người yêu thơ và văn học Việt Nam, người cố gắng giải thích chưa
dám chắc là mình đã nghĩ đúng. Kính mong các bậc thức giả chỉ cho những chỗ
thiếu sót hay sai lầm.
Thử giải thích những chữ khó:
Hoành Sơn
lấp lối ra vào:
Hoành Sơn là rặng núi từ Trường
Sơn chạy ra biển, giữa ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, chắn ngang
đường giao thông từ Bắc vào Nam. Theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, chúa Nguyễn Hoàng từng vượt qua núi này trên đường vào Nam dựng nên cơ
nghiệp nhà Nguyễn. Nay “Hoành Sơn bị ngăn lấp, không đi được nữa.” Với một vị
vua nhà Nguyễn, câu thơ mở đầu đã gây một chấn động mạnh (điều xấu sắp xảy tới
cho một địa điểm liên quan tới việc dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn). Câu này như
cũng báo trước chuyện đất nước chia đôi, vì khi Việt Nam bị tách làm hai sau
hiệp định Genève 1954, ranh giới Bến Hải không quá xa Hoành Sơn.
Quốc kêu
Vọng đế, cáo gào giả vương:
Điều xấu được nhắc đến trong
câu thơ trên là “nhà Nguyễn chấm dứt.” “Vọng đế” là một biệt hiệu của vua nước
Thục, tên thật là Đỗ Vũ. Theo sách Hoàn Vũ Ký của Trung Hoa, sau khi mất nước,
hồn vị vua ấy không tiêu tan, hóa thành chim đỗ quyên (chim quốc quốc). “Tiếng
quốc kêu, đó là vị vua mất nước. Cáo gào thét, đó là một vua giả” (không phải
vua nhưng quyền hành như vua). Câu này cũng cho biết khi nhà Nguyễn mất ngôi,
sẽ có “một con cáo” (hay một người khôn ngoan, quỷ quyệt như cáo) gào lên đòi
có quyền giống như vua. Đầu năm 1945, các bậc trưởng thượng của người viết
những dòng này không biết tiếng “cáo” ấy để chỉ ai. Cho tới nay, thiết nghĩ tất
cả người Việt chúng ta đều đã biết.
Cung mây
đã sẵn trời giương:
Khi những chuyện ấy xảy ra (nhà
Nguyễn mất ngôi, cáo làm vua giả), thì hay hay dở cho đất nước? Câu này mách
cho ta biết: “Cung đã được giương ra trên trời” (mây trên trời có hình cung
tên), dấu hiệu của một thời ly loạn.
Non sông sắp
đổi một trường Xuân Thu:
“Xuân Thu” là một thời đại
trong lịch sử Trung Hoa, từ năm 722 đến năm 481 trước công nguyên. Ở giai đoạn
này, thiên tử nhà Chu suy yếu, không còn khả năng lãnh đạo nên các chư hầu
tranh giành, thôn tính lẫn nhau. Nói chung, “thời Xuân Thu” có nghĩa như một
thời đại loạn.
Tên trao
ba mũi phục thù
Nào hay
Khắc Dụng bày trò cho con:
Lý Khắc Dụng (李克用–Li Keyong) nguyên thuộc họ Chu Tà (朱邪—Zhuye), sinh năm 856, mất năm 908, là thủ lãnh của bộ tộc Sa Đà (Shatuo), một sắc tộc thiểu số ở phía Bắc Trung Hoa, thuộc giống Tây Đột Quyết (Western Turkic), xuất xứ từ miền Trung Á. Khi nhà Đường gần sụp đổ vì loạn Hoàng Sào (vua Đường phải bỏ kinh đô chạy vào đất
Thục), ông đem quân khôi phục kinh đô Tràng An, phá tan quân giặc khiến Hoàng
Sào phải tự tử. Với công lớn, ông được phong tước vương, ban “quốc tính” (dùng
họ Lý của vua Đường). Ít lâu sau Chu Ôn, một tướng cũ của Hoàng Sào nhưng đã
hàng nhà Đường, được vua Đường quá tin cậy (đổi tên thành Chu Toàn Trung và cho
thêm quyền hành) giết vua Đường để cướp ngôi. Nhiều người khuyên Lý Khắc Dụng
tự lập làm vua nhưng ông từ chối. Không công nhận ngôi vua của Chu Ôn, ông tiếp
tục giữ niên hiệu vua Đường trong phần đất ông trực tiếp cai trị để tỏ lòng
trung với nhà Đường. Theo truyền thuyết, trước khi mất, ông giao cho con là Lý
Tồn Úc (李存勖—Li Cunxu) ba mũi tên để “giết ba kẻ đại thù,” một trong ba kẻ ấy là Chu Ôn, người đã giết vua để tiếm ngôi. Sau Lý Tồn Úc
thành công, lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Đường, tuyên bố “phục hưng lại nhà
Đường” tuy không hề có liên hệ huyết thống.
Nhiều người cho rằng Lý Khắc
Dụng khéo che giấu tham vọng chứ thật ra không trung với nhà Đường. Ông góp phần vào việc
tạo hoàn cảnh khiến Chu Ôn có thể giết vua cùng tôn thất nhà Đường, để sau này
con ông lên ngôi vua dễ hơn. “Tên trao ba mũi phục thù” chỉ là chút thủ đoạn
nhỏ Lý Khắc Dụng bày ra, nhằm giúp Lý Tồn Úc có danh nghĩa mạnh thêm trong việc
tranh thắng với Chu Ôn, hầu thay nhà Đường làm chủ nước Trung Hoa. Cũng vì mối
nghi kỵ ấy nhà Hậu Đường không bền, chỉ được 13 năm (923-936) trước khi bị nhà
Hậu Tấn diệt.
Nhưng đó mới chỉ là vai trò của
Lý Khắc Dụng trong lịch sử Trung Hoa. Người viết những dòng này thật tình chưa
hiểu rõ ý nghĩa hai câu trên khi đưa vào hoàn cảnh Việt Nam sau khi nhà Nguyễn
mất ngôi năm 1945. Phải chăng tác giả muốn nói: Đất nước hóa “một trường Xuân
Thu” vì có nhiều kẻ quỷ quyệt, xảo trá, giả nhân nghĩa để đánh lừa mọi người,
chứ thật ra không nhân nghĩa chút nào? Hay tác giả muốn nói: Non sông Việt vào
tình trạng Xuân Thu vì dân Việt quá khờ khạo, cả tin: thấy Lý Khắc Dụng trao
tên, dặn con báo thù cho nhà Đường đã vội cho là trung nghĩa, “nào hay” đó chỉ
là “bày trò”? Xin được thỉnh giáo các bậc cao kiến.
Ngọn cờ
lấp ló đầu non
Thạch
thành mèo nọ bon bon chạy về:
“Ngọn cờ khi ẩn khi hiện trên
núi” có vẻ như “chiến khu lập trên núi.” “Thạch Thành” theo nghĩa đen là một
địa danh, tên một huyện ở Tây bắc tỉnh Thanh Hóa, theo nghĩa bóng (bức thành
bằng đá) có thể chỉ hang núi. Cắm cờ, lập chiến khu trên núi, khi vận nhà
Nguyễn hết, “một con mèo” từ bức thành bằng đá (hay từ huyện Thạch Thành, Thanh
Hóa?) bon bon chạy về nắm quyền (ngụ ý nắm được quyền một cách dễ dàng). Lãnh
tụ CS Hồ Chí Minh có rất nhiều lý lịch với nhiều năm sinh khác nhau (1888,
1889, 1890, 1892, 1894) nhưng hầu như ai cũng biết rằng ngày sinh được tuyên bố
“chính thức” (19 tháng 5 năm 1890) không phải ngày sinh thật. Theo nhiều vị bô
lão ở Nam Đàn, Nghệ An, “người con trai thứ hai của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
(tức ông Nguyễn Sinh Côn, hay Cung, sau đổi tên ra Nguyễn Tất Thành), sinh năm
Tân Mão.” Trong cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên (trang 316), nhà biên khảo Vân Đằng
Thái Thứ Lang cung cấp lá số của một người sinh năm Tân Mão 1889, và cho biết
đó là “một lá số gian hùng,” cùng đến năm Bính Thân 1956 người ấy “đã có sự nghiệp
lớn” nhưng “hại dân hại nước.” Vân Đằng Thái Thứ Lang có một ông bác ruột, một
vị Phó Bảng danh tiếng, một học giả uyên bác, kẹt trong vùng kháng chiến từ
1946 và được HCM nể trọng. Sự kiện ông biết tuổi thật của ông HCM không phải là
điều đáng ngạc nhiên.
Dặm trường
lai láng máu dê
Con quay
ngã trắng, ba que cuộc tàn:
Câu thơ trên cho biết sau khi
ông HCM nắm được quyền, chiến tranh xảy ra và người Pháp chết rất nhiều. Nghĩa
chữ Hán của con dê là “dương,”đồng âm với chữ “dương” là biển, đưa tới từ “dương
nhân” để chỉ người ngoại quốc. Câu thơ sau muốn nói: Khi cuộc chiến kết thúc,
người Pháp sẽ thua (con quay bị ngã có màu trắng), sau đó, cờ ba gạch của phe
Quốc gia không xuất hiện ở miền Bắc nữa.
Trời/Cõi
Nam lại trổi/dựng đế vương
Chân nhân đâu/không phải là phường thày tăng
Đồng dao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới/cũng kỳ:
Chân nhân đâu/không phải là phường thày tăng
Đồng dao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới/cũng kỳ:
Tuy cờ của phe Quốc gia không
còn ở miền Bắc nhưng một quốc gia được lập nên ở miền Nam. Quốc gia này có
nhiều nhược điểm. Một số tăng sĩ Phật giáo tưởng mình là “chân nhân,” có khả
năng cứu đời (trong khi thực ra mình không có). Nhiều người “trắng răng” dắt
nhau lên “non xanh.” Khi bài thơ này được đưa ra ở đầu thể kỷ trước (1902) đa
số dân Việt, nhất là ở nông thôn, còn để răng đen. Mấy tiếng “bọn trắng răng” đồng
nghĩa với “người thành thị.” Trong quốc gia mới thành lập ở miền Nam ấy, lạ
thay, một số người thành thị lại dắt nhau vào non xanh! Không rõ câu này có
dùng để ám chỉ một số khá đông thanh niên trí thức nhiều đô thị miền Nam đã –
vì nhiều lý do khác nhau — “ra bưng” hay “nhảy núi,” giúp CS chống phá chính
thể miền Nam? “Đồng dao” là lời hát của trẻ con. Với hai câu 13-14, “trẻ con
cũng biết như thế là kỳ lạ,”
tác giả tỏ ý chê bai và khiển trách.
tác giả tỏ ý chê bai và khiển trách.
Bao giờ
trổ/bẻ ngọn thử ly
Ai ơi/Xin ai nhớ lấy sấm ky kẻo lầm:
Ai ơi/Xin ai nhớ lấy sấm ky kẻo lầm:
Vì có nhiều mâu thuẫn nội bộ
trong lúc phải đối phó với một lực lượng mạnh hơn đang nhất quyết tìm cách tiêu
diệt mình, quốc gia mới thành lập ở miền Nam ấy không tồn tại được lâu. Hai câu
15-16 khuyên: bao giờ thấy “ngọn thử ly” mọc lên (hay khi bẻ ngọn ấy), hãy nhớ
lấy lời sấm. Lời sấm ra sao, tác giả không nói rõ. Then chốt của hai câu này
nằm trong ba tiếng “ngọn thử ly.”
“Thử ly” 黍離 là tên một bài thơ trong Kinh Thi, bài thứ 65 của toàn tập, bài thứ nhất trong phần “Vương phong,” phần các thơ của nhà Chu sau khi kinh
đô đã dời về phương Đông. (Trong cuốn Thi Kinh Tập Truyện do cụ Tạ Quang Phát
dịch sang tiếng Việt, Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục xuất bản ở Sàigòn năm
1969, bài này ở tập I, các trang 315-321). “Thử” ở đây là một loại lúa nếp, thân
cao. “Ly ly” là xum xuê, rườm rà. Sau khi nhà Chu đã dời về phương Đông (và suy
đi rất nhiều), những người đi qua kinh đô hoang phế ở phương Tây thấy lúa đã
mọc trên nền cung miếu cũ mà ngậm ngùi, thương cho một triều đại không còn.
“Bao giờ có một triều đại mất rồi nhưng được người ta nhớ tiếc, hãy nhớ lấy lời
sấm.” Vì câu này nối sau những câu về một quốc gia dựng nên ở miền Nam, triều
đại “mất rồi mới được nhớ tiếc” ấy phải chăng là Việt Nam Cộng Hòa? Bốn câu đầu
của bài thơ đã cho biết bao giờ nhà Nguyễn mất và cáo làm vua giả, đất nước sẽ
thành “một trường Xuân Thu.” Vậy năm 1975, Việt Nam thống nhất làm một, đã hết
“Xuân Thu” chưa? Theo bài thơ này thì chưa. Chế độ xua quân chiếm miền Nam là
chế độ do “cáo” lập nên. Chiến dịch đánh tới Sàigòn là một chiến dịch mang tên
“cáo.” Vậy “Xuân Thu” chưa hết. Những người hăm hở nhảy ra lập công, “nối vòng
tay lớn” (như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngày 30-4-1975) là đã “lầm.”
Đang
khi/Rồi đây sấm gió ầm ầm
Ấy là khí vận/số để găm/chăm trị bình:
Ấy là khí vận/số để găm/chăm trị bình:
“Xuân Thu” sẽ chấm dứt sau một
cơn “sấm gió ầm ầm.” Nói cách khác, lúc “sấm gió ầm ầm”chính là lúc khí vận/khí
số của đất nước chuyển từ “Xuân Thu” sang thái bình, thịnh trị. Người viết
những dòng này tự thấy chưa đủ khả năng giải thích mấy từ này, chỉ xin tạm đưa
ra giả thuyết:
“Sấm gió ầm ầm” có thể được
hiểu theo nghĩa đen: thiên tai, động đất, giông bão lớn, đưa tới nạn lụt, sóng
thần…, gây hại tới hoa lợi, mùa màng. Có thể được hiểu theo nghĩa bóng: lòng
dân sôi sục, phẫn uất tới cao độ. Có thể được hiểu theo nghĩa rộng: biến cố
chính trị, xáo trộn lớn ở một quốc gia gần và có ảnh hưởng đáng kể tới Việt
Nam. Có khi ba yếu tố trên cùng xảy tới một lúc, hỗ trợ lẫn cho nhau. Hai câu
trên có thể cũng ngụ ý: Với những người có lòng với đất nước, khi thấy “sấm gió
ầm ầm” chớ nên sợ hãi. Đó là lúc vận khí của sông núi chuyển từ “Xuân Thu” sang
bình trị. Xin được thỉnh giáo các bậc cao kiến.
Thất
phu/Vũ phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng:
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng:
“Thất phu” nguyên nghĩa là một
người tầm thường, không có địa vị, chức vụ gì, nhưng đôi khi được hiểu như một
người thô tục, lỗ mãng. Vũ phu là loại người thô bạo, dùng sức mạnh để lấn hiếp
người khác. Thư sinh là người đọc sách, thường được gán cho đặc tính “trói gà
không chặt.” Thất phu, nhất là vũ phu, thường chỉ hiếp đáp thư sinh. Họ chịu
“lạy” thư sinh là chuyện bất bình thường. Nhưng khi chuyện ấy xảy ra thì những
người “vân lôi” sẽ thắng “mấy anh Thủy Hoàng” (phe nhóm cai trị một cách độc
đoán, tàn bạo như Tần Thủy Hoàng). Then chốt của hai câu này (cũng như của toàn
thể bài thơ) nằm trong hai chữ “vân lôi.”
“Vân lôi” 雲雷 là tiếng trong văn chương để chỉ quẻ Truân 屯, quẻ thứ ba trong Kinh Dịch, sau quẻ Càn (Kiền) để chỉ trời và quẻ Khôn để chỉ đất. Sau khi có trời đất, muôn vật sinh sôi nảy nở, nhưng buổi đầu thường gian nan, khó khăn, nên quẻ Truân tượng trưng sự gian
nan, khó khăn trong buổi đầu. Trong các bản Kinh Dịch chuyển sang tiếng Anh,
các học giả Tây phương (như Richard Wilhelm, Raymond Van Over …) diễn ý quẻ này
là “Sprouting” (việc nảy mầm) hay “Initial difficulties”(những khó khăn trong
buổi đầu). Theo lời “Thoán” của Văn vương, quẻ Truân nói đến người có tài, có
hoài bão giúp đời, nhưng gặp lúc hỗn loạn, khó khăn, không nên hấp tấp. Khi gặp
quẻ Truân, nên “giữ vững điều chính” (trau giồi đức độ, khả năng, cương quyết
không làm điều sai trái). Quẻ cũng cho biết: “lợi kiến hầu” (“kiến” ở đây là
kiến tạo, “cử những người giỏi lên tước hầu”) nghĩa bóng là tìm những người tài
giỏi, chung lý tưởng, hoài bão … để có thể chung lo với mình. Khi chuyển Kinh
Dịch sang quốc văn, tới phần về quẻ Truân, cụ Phan Bội Châu bàn thêm như sau:
“Một người có tài đức mà gặp
buổi thiên hạ đương truân, không lẽ chẳng ra cứu đời. Nhưng muốn cứu đời không
lẽ một sức mình mà làm xong, tất phải tìm nhiều bạn hiền giúp đỡ” (Phan Bội Châu.
Chu Dịch. Sàigòn : Khai Trí, 1969. Cuốn I, trang 134).
Quẻ Truân
được viết với quẻ Khảm ☵ (là nước) ở trên, quẻ Chấn ☳ (là sấm) ở dưới, nên có danh hiệu đầy đủ là “Thủy Lôi Truân.” Sấm động mạnh, nước sẽ hóa ra mây. Cụ Phan Bội Châu dịch đoạn này như sau: “Mây có rồi, sấm có rồi, thế nào cũng đến ngày
mưa tới” (sách đã dẫn, trang 137). Nhưng quẻ Truân khuyên không nên vội (chưa
biết mưa tới lúc nào) mà phải chuẩn bị cho thật chu đáo, “đúng thời” hãy hành
động. Lời “Đại tượng” (biểu tượng tổng quát) của quẻ này nói: “Vân lôi truân,
quân tử dĩ kinh luân 雲雷屯君子以經綸” (Gặp quẻ Truân, người quân tử đem tài sức ra giúp đời, đưa mọi vật từ hỗn loạn trở về trật tự). Trong một bản chuyển Kinh Dịch sang Anh ngữ rất được phổ biến ở Tây phương, hai dịch giả Chin Lee và Kay Wong tóm tắt ý chính của quẻ Truân như
sau, ”Though in the beginning difficulties prevail, the superior man will bring
order out of chaos” (I Ching : Book of Change. Translated by Chin Lee and Kay
Wong. San Clemente, CA : K. King Co., 1977. Page 23).
Trong Việt Nam Thi Văn Hợp
Tuyển, giáo sư Dương Quảng Hàm trích giảng một bài thơ khuyết danh, “Nhân
nguyệt vấn đáp” (Người và trăng hỏi đáp nhau). Hai câu 43-44 của bài ấy là:
Nguyệt lại hỏi đến người quân tử
Buổi vân lôi hai chữ kinh luân.
Nho sĩ, trí thức thời xưa rất thông thạo Kinh Dịch. Chỉ cần nghe hai tiếng “vân lôi,” người ta lập tức nghĩ đến ngay cả câu: “Vân lôi truân, quân tử dĩ kinh luân.”
Buổi vân lôi hai chữ kinh luân.
Nho sĩ, trí thức thời xưa rất thông thạo Kinh Dịch. Chỉ cần nghe hai tiếng “vân lôi,” người ta lập tức nghĩ đến ngay cả câu: “Vân lôi truân, quân tử dĩ kinh luân.”
Cho nên hai câu thơ:
Thất phu (hay Vũ phu) mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
chỉ có thể có nghĩa: “khi nào mấy anh thất phu (hay vũ phu) … phải quỳ lạy những học sinh, sinh viên (vì họ quá đông, vì khí thế của họ mạnh mẽ, chẳng hạn như ở thủ đô Kiev của Ukraine cuối tháng 2-2014 vừa qua), thì những người có hoài bão làm cho đất nước tốt đẹp hơn sẽ thắng những kẻ cầm quyền độc tài.”
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
chỉ có thể có nghĩa: “khi nào mấy anh thất phu (hay vũ phu) … phải quỳ lạy những học sinh, sinh viên (vì họ quá đông, vì khí thế của họ mạnh mẽ, chẳng hạn như ở thủ đô Kiev của Ukraine cuối tháng 2-2014 vừa qua), thì những người có hoài bão làm cho đất nước tốt đẹp hơn sẽ thắng những kẻ cầm quyền độc tài.”
Nực cười
cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang (đấm/thí) xe:
Cờ tàn mà lại toan đường sang (đấm/thí) xe:
“Lũ bàng quan” là những người
đứng nhìn từ bên cạnh (người ngoài). Tuy ván cờ đã tàn, sự được thua đã rõ, họ
còn cố can thiệp để mong đem lại kết quả theo ý họ, hoặc bằng áp lực quân sự
trực tiếp (sang xe, đấm xe), hoặc bằng cách mua chuộc, đưa quyền lợi ra nhử
những người ham lợi nhỏ để tránh cho khỏi bị thua (thí xe). Theo bài thơ, họ sẽ
chỉ làm trò nực cười, vì khi cờ đã tàn, không cách gì có thể cứu vãn được nữa.
Thôi thôi
mặc lũ người hề
Gió mây ta lại đi về gió mây:
Tác giả bài thơ (Liễu Hạnh công chúa?) không bận tâm với “lũ người hề” ấy, lại thảnh thơi vui với gió mây.
Gió mây ta lại đi về gió mây:
Tác giả bài thơ (Liễu Hạnh công chúa?) không bận tâm với “lũ người hề” ấy, lại thảnh thơi vui với gió mây.
Tóm nghĩa bài thơ ra văn xuôi:
Sau khi giải xong những điển cố và từ ngữ khúc mắc, ta thấy nghĩa bài thơ hiện ra rất rõ:
“Hoành Sơn bị ngăn lấp. Nhà
Nguyễn sắp mất. Một con cáo gào lên để có quyền như vua mà không phải là vua.
Mây trên trời thành hình cung tên. Đất nước sắp chịu cảnh hỗn loạn, chiến
tranh. Có những kẻ giảo quyệt, giả bộ nhân nghĩa chứ thực ra không phải như thế
(Lý Khắc Dụng bày trò).
Sau khi cắm cờ, lập chiến khu
trên núi, một con mèo từ hang đá chạy về nắm quyền một cách dễ dàng. Chiến
tranh xảy ra, người ngoại quốc chết nhiều. Người Pháp sẽ thua (con quay ngã
trắng), cờ ba gạch thất thế.
Một quốc gia lập nên ở miền Nam. Có những tu sĩ tưởng lầm mình là chân nhân. Nhiều trí thức thành thị làm một chuyện kỳ lạ là dắt nhau vào núi.
Bao giờ một chế độ phải đợi sau
khi mất mới được nhớ tiếc không còn hiện hữu nữa (“ngọn thử ly”), hãy nhớ lấy
lời sấm. (Đất nước rơi vào tình trạng “Xuân Thu” khi “cáo” lên ngôi. Với biến
cố 1975, đất nước chưa thoát khỏi “Xuân Thu” vì chế độ của “cáo” vẫn còn đó).
Xuân Thu sẽ chuyển sang bình trị khi “sấm gió ầm ầm” nổi lên. Khi những anh
thất phu (hay vũ phu) lạy những người học trò, những người muốn đất nước tốt
đẹp hơn (vân lôi) sẽ thắng kẻ cầm quyền độc tài. Ván cờ đã tàn, đáng cười cho
những kẻ còn muốn can thiệp một cách vô ích. Không bận tâm đến “lũ người hề,” ta
lại vui với gió mây.
Theo tinh thần 6 câu cuối của
bài “giáng bút”này, chế độ do “cáo” dựng nên chắc chắn sẽ sụp đổ sau một cơn
“sấm gió ầm ầm.” “Lũ bàng quan” chỉ làm trò “nực cười” khi tìm cách ngăn cản.
Liễu Hạnh công chúa không bận tâm tới “lũ người hề” ấy.
Nhận xét:
Nên có thái độ dè dặt:
Tuy có để tâm đến sấm ký như
một phần của văn học dân gian, và cho rằng chúng ta nên đọc, nên biết qua những
câu sấm liên quan đến lịch sử, người viết những dòng này vẫn nghĩ nên có thái
độ dè dặt khi bàn tới ý nghĩa những tác phẩm thuộc loại này. Việc thảo luận chỉ
nên ở phạm vi “trà dư tửu hậu.” Ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa trước kia, sấm
ký thường được sáng tác với mục đích chính trị, nhất là khi người đặt ra có ý
muốn thay đổi triều đại. Câu thơ chiết tự “Hòa đao mộc lạc, Thập bát tử thành” 禾刀木落, 十八子成 (ghép lại thành “lê”梨 rụng, “lý” 李 thành) đã do những người ủng hộ Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn đặt ra để vận động cho việc đưa ông lên làm vua thay nhà Tiền Lê. Những chữ “Lê Lợi vi quân …” trên lá cây đã do chính Nguyễn Trãi dùng bút viết bằng mỡ cho kiến đục. Khi khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đưa ra
câu sấm “Tây sơn Biện Nhạc vi vương.” Khi nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tuy
Phan Bá Vành cho loan truyền câu ca dao “Trên trời có sao tua rua, Ở dưới hạ
giới có vua Ba Vành,” “vua” vẫn bị bắt và bị chém. Nhiều đoạn thơ gọi là “sấm
Trạng Trình” không đáng được tin vì ở thể song thất lục bát, một thể thơ đến
thế kỷ 17-18 mới thông dụng ở Việt Nam, trong khi Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491-1585) mất từ thế kỷ thứ 16. Nhiều phe nhóm, đoàn thể chính trị đã
“chế tác” ra sấm để vận động, lôi kéo quần chúng. Bài viết này chủ yếu là một
cố gắng trong phạm vi văn học, cốt để làm rõ nghĩa một số từ khúc mắc trong một
bài thơ hay và đáng được chú ý, đang phổ biến rộng rãi trên Net.
Tuy nhiên, khi thử đặt câu hỏi,
“Nếu đây không đích thực là một bài giáng bút từ Liễu Hạnh công chúa, thì ai đã
mạo danh bà đưa ra bài thơ này?” người viết thấy cần phải suy nghĩ thêm.
Bài thơ “giáng bút” có phải là
một trường hợp mạo danh?
Những người bị nghi đầu tiên là
những người Cộng sản. Trong bài có nhiều câu hữu ích cho họ: nhà Nguyễn sẽ mất
ngôi, người Pháp sẽ thua (con quay bị ngã có màu trắng), phe Quốc gia thất bại
(“ba que cuộc tàn”), khiến ta có cảm tưởng rất có thể họ đứng sau bài thơ này.
Nhưng nếu quả thực bài thơ này do họ đặt ra, sẽ không có chuyện gọi người cầm
đầu của họ là “cáo” (vốn mang nghĩa xấu), sẽ không có câu: khi cáo làm vua giả,
non sông hóa “một trường Xuân Thu” (không tốt đẹp gì). Và trong bài thơ này,
phổ biến trễ nhất trước 1945, không có lý do để họ loan báo sẽ có một quốc gia
dựng nên ở miền Nam sau khi họ đã thắng người Pháp. Những câu 17-20 bất lợi cho
họ rõ ràng. Thiết nghĩ những người Cộng sản nên được “trắng án” trước mối hoài
nghi này.
Dễ bị ngờ thứ hai là các đảng
phái quốc gia, phe Quốc gia chống Cộng. Nhưng nếu tạo dựng ra bài này, không lẽ
các vị lại tự miệt thị, tự gây hại cho mình qua mấy tiếng “ba que cuộc tàn”?
Một khi đã nhận thấy họa Cộng sản còn tai hại hơn người Pháp, tại sao lại có
những câu báo trước người Pháp sẽ thua? Đưa thêm 14 câu (từ câu 11 trở đi) với
mục đích gì? Cho phổ biến bài này trước 1945, các tổ chức, đoàn thể quốc gia
không có lợi chút nào.
Câu “Chân nhân đâu phải là
phường thầy tăng” với giọng khinh miệt và chê trách cho thấy tác giả bài này
cũng không phải một tăng sĩ hay một tổ chức, đoàn thể Phật giáo. Ta khó tìm
được lý do tại sao một tăng sĩ hay một đoàn thể Phật giáo lại mạo danh Liễu
Hạnh công chúa, đưa ra bài thơ này để chê bai, miệt thị chính tập thể của mình.
Với những từ “Khắc Dụng, thử
ly, vân lôi”… bài thơ này có thể là sản phẩm của một nho sĩ hay một nhóm nho
sĩ. Nhưng phân tích kỹ hơn, ta thấy như sau:
Giới nho sĩ, trí thức theo Nho
học của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20 (sau năm 1902, trước năm 1945) có thể
coi như thuộc một trong ba thành phần:
Thành phần thứ nhất là các nho
sĩ yêu nước. Các cụ hoặc cộng tác trong phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu
(trường hợp các cụ Đặng Tử Kính, Tiểu La Nguyễn Thành …), hoặc phong trào Duy
Tân của cụ Phan Châu Trinh (trường hợp các cụ Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế,
Huỳnh Thúc Kháng …). Từ 1907, các cụ bận rộn với Đông Kinh Nghĩa Thục (nhất là
các cụ Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc …). Chăm lo
sáng tác thơ văn yêu nước để kêu gọi mọi người thức tỉnh cùng thực hiện “duy
tân,” các cụ không có lý do mất khá nhiều thời giờ làm ra cùng tìm cách phổ
biến một bài thơ đầy tính cách huyền bí, không ích lợi thực tiễn ngay lúc đó
như bài thơ này. Nếu muốn dùng sấm ký để vận động quần chúng, sấm ký ấy hẳn phải
có mục đích chống Pháp (mối quan tâm chính của các cụ vẫn là cuộc đô hộ của
người Pháp). Họ chỉ được nhắc đến trong vẻn vẹn 10 chữ của bài thơ khá dài này.
Chuyện họ bị thua chỉ được nói phớt qua, xen giữa nhiều chuyện khác với ngụ ý
những chuyện khác mới thực sự quan trọng. Tóm lại, bài thơ này không ở trong
mục tiêu sáng tác của các cụ.
Thành phần thứ hai là giới nho
sĩ tạm chấp nhận cuộc đô hộ của người Pháp, chuyên tâm với văn chương, học
thuật, dịch thuật …, cộng tác với Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí. Ta
có thể kể các cụ Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Hữu
Tiến, Nguyễn Bá Học … Mối quan tâm của các cụ không ở những điều huyền hoặc,
quá xa xôi, liên quan đến “chuyện đất nước” mà các cụ đã tạm gác qua một bên.
Các cụ không có lý do để sáng tác cùng tìm cách phổ biến bài thơ này.
Thành phần thứ ba là giới nho
sĩ “bất đắc chí” như Từ Diễn Đồng, Phan Điện, Hoàng Trà…, vào xã hội khi nho
học đã suy tàn. Các vị này để lại nhiều bài thơ ngắn, ngậm ngùi than thở hay
châm biếm thời cuộc (“Năm cửa chỉ còn chòi cửa Bắc, Cột cờ sao thấy lá cờ Tây?
…”). Ta cũng không tìm được động cơ khiến các vị băn khoăn, bận tâm đến những
chuyện quá xa vời, kể cả sau khi người Pháp đã thua, như chủ ý của bài thơ này.
Một yếu tố đáng nói nữa là xã
hội Việt Nam trước 1945 trọng nếp sống tâm linh. Liễu Hạnh công chúa là một
trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam (cùng Tản Viên sơn thần, Phù Đổng
thiên vương, Chử Đồng Tử) và rất được kính ngưỡng. Cùng với Hưng Đạo đại vương,
bà là vị được thờ phụng ở nhiều nơi hơn cả. (“Tháng Tám giỗ Cha [Hưng Đạo đại
vương], tháng Ba giỗ Mẹ” [Liễu Hạnh công chúa]). Các đền thờ “Mẫu Liễu Hạnh,”
hay “Thánh Mẫu” được coi là rất linh thiêng:
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh.
Không kể những phe phái, tổ
chức chính trị mà ta đã dùng phương pháp loại suy gạt sang một bên như phía
trên, với những người bình thường, ít ai dám không dưng đặt ra một bài thơ dài,
khá công phu, để rồi “gán” cho Liễu Hạnh công chúa là tác giả. Bà được biết đến
như một vị tiên, một “Thánh Mẫu,” nhân từ với người kém may mắn nhưng rất
nghiêm khắc với kẻ thất kính. Theo Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm trong Vân Cát
Thần Nữ (sự tích vị thần nữ thôn Vân Cát, tức Liễu Hạnh công chúa): “Tiên Chúa
thường hiển hiện phép màu, giúp lành, trị ác. Dân vùng kính sợ …, dựng đền thờ
cúng” (Đoàn Thị Điểm. Văn Tuyển. Bùi Hạnh Cẩn dịch, khảo cứu, biên soạn. Hà Nội
: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2002. Trang 127). Trong dân gian, ít ai dám “giỡn” với
bà. Thêm vào đó, như ta đã thấy, làm được một bài thơ như bài “giáng bút” này không
dễ chút nào. Người viết phải có kiến thức về lịch sử cùng văn hóa Trung Hoa
(Kinh Thi, Kinh Dịch). Đứng về phương diện văn chương, đây là một bài thơ hay.
Lời văn thanh nhã, lưu loát, chữ dùng súc tích, âm điệu uyển chuyển, với những
vế tiểu đối tề chỉnh:
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương.
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương.
Điểm then chốt là chỉ trong 22
câu thơ đầu, tác giả đã vừa bình luận, vừa báo trước những biến cố chính của
lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay một cách gọn ghẽ, khá đầy đủ, đúng trình tự,
và vô cùng xuất sắc: Nhà Nguyễn mất, cáo từ hang núi lên ngôi, người Pháp thua,
một quốc gia dựng nên ở miền Nam, cùng những lý do khiến quốc gia ấy sụp đổ…
Đây khó có thể là một sự mạo danh. Và dù không phải Liễu Hạnh công chúa đã thực
sự “giáng bút,” với tầm nhìn và cách diễn đạt như thế, tác giả bài thơ này cũng
không phải một người tầm thường.
Tìm hiểu thêm về Liễu Hạnh công chúa:
Theo tín ngưỡng dân gian được
ghi lại trong Quảng Cung Linh Từ Phả Ký, Quảng Cung Linh Từ Bi Ký và Cát Thiên
Tam Thế Thực Lục hiện được lưu giữ tại nhiều đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Nam
Định, bà nguyên là một vị tiên, “con gái thứ hai của Thượng Đế,” xuống trần vì
một sơ xuất nhỏ trên thiên cung (đánh vỡ chén ngọc), vào làm con những gia đình
“tu nhân tích đức”(một hình thức thưởng công của Thượng Đế cho những gia đình
này). Bà đã đầu thai và tái sinh ở Việt Nam ba lần.
Lần thứ nhất, bà sinh ra vào
thời Hậu Lê (thế kỷ thứ 15), tại xã La Ngạn, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, làm
con một gia đình họ Phạm. Là một người con chí hiếu, tuy rất xinh đẹp, được nhiều
người cầu hôn, bà không lập gia đình để săn sóc cha già mẹ yếu. Sau khi cha mẹ
khuất núi, bà “giúp dân đắp đê, làm cầu, khơi ngòi dẫn nước, giúp tiền bạc cho
người nghèo, chữa bệnh cho người đau ốm, tu sửa nhiều ngôi chùa.” Bà còn “chiêu
tập những dân phiêu tán, lập ra làng xã, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…”
Bà “về trời” năm 40 tuổi, khi trời nổi cơn giông với mây bay, gió cuốn.
Vì thương nhớ cha mẹ và quê
hương cõi trần, bà tái sinh vào đời Lê Trung hưng (thế kỷ 16) ở thôn Vân Cát,
xã An Thái, sau đổi tên thành Tiên Hương (quê hương của tiên), nay thuộc huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lần này bà là con một gia đình họ Lê. Bà cũng rất xinh
đẹp, có tài văn thơ, thành hôn với một người họ Trần, sinh một trai, một gái,
nhưng hết hạn, “về trời” năm 21 tuổi. Thương cha mẹ, chồng con, bà xin Thượng
đế cho trở lại nhân gian để hướng dẫn, an ủi cha mẹ và chồng. Sau đó bà hiển
linh, trao đổi nhiều vế đối xuất sắc với Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cùng
làm một bài thơ liên ngâm với ông cùng hai người bạn văn của ông. Những thơ và
câu đối ấy cho thấy bà rất có văn tài.
Vì lòng chung thủy, bà tái sinh
thêm một lần nữa vào thế kỷ 17 ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa để gặp lại
người chồng kiếp trước, cũng tái sinh. Lần này bà cũng có văn tài, làm thơ hay,
sinh được một con trai, khích lệ chồng trong việc học. Sau người chồng thi đỗ,
làm quan trong viện Hàn lâm. Cuộc sống thế gian của bà lần này chỉ có 18 năm.
Tác giả quan trọng đầu tiên
viết về Liễu Hạnh công chúa không ai khác hơn là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748)
như trên đã nói. Trong cuốn Truyền Kỳ Tân Phả của nữ sĩ họ Đoàn, cuộc sống thế
gian của Liễu Hạnh công chúa trong hai lần tái sinh ở thế kỷ 16 và 17 được chép
trong truyện “Vân Cát thần nữ.” Đoàn Thị Điểm cũng sưu tập được những sáng tác
của Liễu Hạnh công chúa, kể cả những câu đối và bài thơ liên ngâm với Trạng
nguyên Phùng Khắc Khoan cùng các văn, thi hữu của ông.
Sự kiện Liễu Hạnh công chúa đầu
thai cùng tái sinh tới ba lần ở Việt Nam cho thấy bà rất giàu tình cảm, trọng
tình nghĩa, thương người, thương dân, và có nhiều thiện cảm với đất nước, dân
tộc Việt. Nếu có vì lời khẩn cầu của vua Thành Thái (một vị vua yêu nước) mà bà
tìm cách báo trước vận mệnh đất nước, cũng là điều hợp lẽ tự nhiên. Bài thơ
“giáng bút” rất có giá trị văn chương như chúng ta đã thấy, đúng là tác phẩm
của một bậc có văn tài, không phải ai cũng làm được.
Một điểm đáng chú ý nữa là
trong bài thơ “giáng bút,” Liễu Hạnh công chúa không chỉ mách cho biết những
chuyện sắp xảy ra mà còn gửi tình cảm vào đó. Ta có thể cảm nhận thấy nỗi ngậm
ngùi của bà trong hai câu 3-4:
Cung mây đã sẵn trời giương
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu.
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu.
Khi nhắc đến quốc gia dựng nên
không được lâu ở miền Nam, bà có giọng bực bội, trách móc:
Chân nhân đâu phải là phường thầy tăng.
Chân nhân đâu phải là phường thầy tăng.
Sau khi đất nước đã thống nhất
năm 1975, bà đổi sang giọng tha thiết khi cảnh báo mọi người: chưa hết “Xuân
Thu” đâu:
Bao giờ trổ ngọn thử ly
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm.
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm.
Quan trọng nhất là khi mách cho
biết “thư sinh” sẽ còn phải trực diện với “thất phu” (hay “vũ phu”), bà chuyển
sang ngôn từ chủ quan (dùng tiếng “ta”) với giọng mạnh mẽ và dứt khoát:
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng.
Tiếng “ta” ở đây cho thấy bà tỏ
tinh thần đồng cảm, tự nhận ở cùng phía với những người ôm hoài bão “vân lôi,”
và thách thức, khinh miệt “mấy anh Thủy Hoàng.”
Dân tộc Việt vẫn tin ở “hồn
thiêng sông núi,” ” anh linh tiền nhân.” Với ba kiếp sống kỳ diệu ở Việt Nam và
được sùng bái liên tục từ thế kỷ thứ 15, Liễu Hạnh công chúa là một thành phần
quan trọng của “khí anh linh” ấy. Ta không ngạc nhiên khi nhớ lại rằng bài
“giáng bút” này là tác phẩm của một vị trong cuộc sống thế gian đã từng “giúp
dân đắp đê, làm cầu, khơi ngòi dẫn nước, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa
bệnh cho người đau ốm” và “chiêu tập những dân phiêu tán, lập ra làng xã, dạy
dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…” Khi vận nước chuyển biến, nếu một vị như thế
đứng về phía những thanh niên yêu nước thì cũng là lẽ đương nhiên.
Kết luận:
Như đã trình bày trên, bài thơ
“giáng bút” của Liễu Hạnh công chúa là một tác phẩm vô cùng đặc biệt, đáng được
chú ý cùng tìm hiểu kỹ hơn. Có cơ duyên được nghe một số câu của bài này lần
đầu tiên năm 1944 ở tuổi lên 8, được biết toàn bài (cùng bắt đầu băn khoăn, day
dứt) năm Giáp Ngọ 1954 ở tuổi 18, người viết những dòng này có hoàn cảnh thao
thức về ý nghĩa của bài thơ ấy đã được một chu kỳ hoa giáp vừa đúng 60 năm.
Nhân những chuyện xảy ra gần đây bên Ukraine với nhiều chi tiết đáng lưu ý, có
phần nào phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nên xin theo lời khuyên của một số
thân hữu, chép lại cách hiểu của mình để trình tới các bậc cao kiến cùng những
bậc có lòng với đất nước. Xin thành kính góp lời nguyện cầu, mong vận nước sớm
thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, thoát tình trạng “Xuân Thu,” để thế hệ
của những Phạm Chí Dũng, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Lân Thắng …
cùng các bạn của họ, những bậc có hoài bão “vân lôi” được Liễu Hạnh công chúa
dự báo sự xuất hiện từ trên 100 năm trước, có thể sớm góp tay xây lại tương lai
cho Việt Nam.
Tuy bắt đầu cầm bút với mục
đích đơn giản là góp phần làm rõ nghĩa một bài thơ, nhưng tới đây, người viết
không tránh khỏi bùi ngùi. Phải chăng một dân tộc cũng có vận mệnh? Theo những
câu 2-4, phải chăng “cáo” phải được lên ngôi vua giả để đưa đất nước vào hoàn
cảnh Xuân Thu? Những câu 11-16 cho thấy tuy một quốc gia được lập nên ở miền
Nam sau khi người Pháp thua năm 1954, phải chăng quốc gia ấy phải sụp đổ để dân
Việt trở nên khôn ngoan hơn? Những câu 17-20 cho thấy tuy đã chịu đau khổ quá
nhiều trong mấy chục năm qua, phải chăng dân tộc Việt vẫn còn phải cố gắng thêm
một lần nữa, không được xuôi tay, nếu muốn có một tương lai tốt đẹp hơn?
Những sự kiện đã xảy ra có thể
là do “nghiệp” hay “cộng nghiệp.” Tuy nhiên, người thường dân Việt Nam vẫn tin,
“Đất có tuần, dân có vận.” Vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng từng viết,
”Nhật nguyệt hối rồi lại minh.” Thiết nghĩ một dân tộc từng có những tiền nhân
anh kiệt như Trưng Nữ Vương, Triệu Lệ Hải Bà Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ …, những tiền bối anh linh như Hưng Đạo đại vương,
Liễu Hạnh công chúa … ắt không thể kém hèn, chịu nhục quá lâu.
Người viết những dòng này chân
thành cầu mong vận nước sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp hơn, đúng như
lời báo trước của Liễu Hạnh công chúa.
No comments:
Post a Comment