Sunday,
March 9, 2014
Tình
hình xung đột Nga-Ukraine và cuộc khủng hoảng chính trị ở Crimea đang diễn tiến
rất nhanh. Dường như nhiều người Việt Nam đã bắt đầu lo sợ về một kịch bản
tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có nhiều
hiểu biết về câu chuyện Nga-Ukraine, chưa nói đến chuyện rút ra ''bài học kinh
nghiệm'' và chuẩn bị cho Việt Nam khỏi rơi vào tình cảnh Ukraine lúc này.
Bài
viết dưới đây trên trang Global Post (Mỹ) của tác giả Sarah Dougherty, ngày
3/3/2014, là nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng có được một số kiến thức căn bản về
bối cảnh địa chính trị, lịch sử... của Crimea.
-------------
TÀI LIỆU VỠ LÒNG ĐỂ BẠN HIỂU VỀ KHỦNG HOẢNG CRIMEA
Các sự việc ở Crimea đang xảy ra rất nhanh, đến nỗi
thật khó mà bắt kịp tình hình. Đài Al Jazeera đã nói: ''Bán đảo tự trị của
Ukraine đã trở thành trung tâm chú ý trong cuộc xung đột địa chính trị toàn cầu
mới''. Chỉ trong vài ngày qua:
- Quân du kích thân Nga đã chiếm được cơ sở hạ tầng
chủ chốt;
- Matxcơva đã ra lệnh can thiệp quân sự;
- Kyiv đã huy động quân đội phòng vệ;
- Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bắt đầu bàn về
hậu quả.
Đã có nhiều phân tích xuất sắc về những gì đã và
đang xảy ra kể từ khi phong trào biểu tình Euromaidan đem đến một chính thể mới
ở Kyiv. (…) Nhưng ngay kể cả khi có những bài phân tích ấy, bạn có thể vẫn thấy
lúng túng vì một số khái niệm. Do đó, sau đây sẽ là một từ điển tra cứu nhanh
để bạn có được một số thông tin nền tảng.
Crimea
Crimea là một bán đảo thuộc Ukraine, nằm ở Biển Đen
và có những mối liên hệ về địa lý, lịch sử, chính trị với nước Nga. Nó cũng là
điểm nóng xung đột giữa Ukraine và Nga. Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng
2 triệu dân: người Nga ở miền nam (chiếm 58%), người Ukraine ở miền bắc (24%),
và người Hồi giáo Tatar (Tác-ta) ở miền trung (12%).
''Nga vốn là thế lực thống trị ở Crimea trong suốt phần
lớn quãng thời gian 200 năm qua, kể từ khi họ thôn tính khu vực vào năm 1783''
– BBC cho biết. Vào năm 1954, Crimea được chuyển giao lại cho Ukraine – khi đó
là một phần của Liên Xô. Việc này bị một số người thuộc sắc dân Nga xem như là
''một sai lầm lịch sử''.
Năm 2010 bầu cử tổng thống, dân chúng trong khu vực
bỏ phiếu ủng hộ nhiệt tình Viktor Yanukovych, và nhiều người tin tưởng rằng vị
tổng thống vừa bị phế truất này là nạn nhân của một cuộc đảo chính bất hợp
pháp. Trong những ngày gần đây, phe biểu tình ủng hộ Matxcơva đã tuần hành ở
vài thành phố, kêu gọi Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Matxcơva
có khoảng 6.000 quân đội đóng tại địa bàn, và theo báo cáo thì họ đã ''kiểm
soát hoàn toàn các hoạt động'' trên bán đảo.
Địa
vị pháp lý của Crimea
Về mặt pháp lý, Crimea là một phần của Ukraine,
nhưng hưởng quy chế bán tự trị, nghĩa là họ có thể bầu quốc hội riêng và chỉ
định thủ tướng riêng, đóng tại thủ phủ Simferopol. Do vậy, tên chính thức của
họ là Cộng hòa Tự trị Crimea. Vào ngày 27/2 vừa qua, trong một phiên họp diễn
ra khi tòa nhà trụ sở đang bị các tay súng đeo mặt nạ chiếm đóng, Quốc hội
Crimea đã chỉ định một nhà lãnh đạo không chính thức, thân Nga, là ông Sergei
Aksenov.
Crimea không có quyền tiến hành chính sách đối ngoại
riêng, nhưng Aksenov tự xưng là ''tổng tư lệnh của toàn bộ lực lượng vũ trang
và cảnh sát'' ở Crimea, và yêu cầu Nga giúp vãn hồi trật tự trong khu vực. Ngày
1/3, Quốc hội Nga ra lệnh can thiệp quân sự vào Ukraine để bảo vệ các lợi ích
của Nga và những người nói tiếng Nga.
Ly
khai
Kể từ khi khủng hoảng chính trị Euromaidan nổ ra,
ngày càng có nhiều yêu cầu đòi Crimea phải tách khỏi Ukraine, đặc biệt trong
cộng đồng sắc dân Nga, là những người phản đối lãnh đạo mới của Kyiv. Có vài
điều khiến cho kịch bản ly khai này khả thi: sự hiện diện của quân đội và các
lực lượng bán vũ trang của Nga, những tuyên bố công khai của chính quyền địa
phương, và sự ủng hộ rộng lớn của dư luận làm cơ sở hậu thuẫn. Nhưng ngay cả
đối với những người dân Crimea muốn ly khai (và nhiều người không muốn), việc
Crimea ly khai khỏi Ukraine, trong khi củng cố các lực lượng chống Nga trên
phần còn lại của Ukraine, có thể làm khu vực bị cô lập thêm trên phương diện
kinh tế.
Michael Hikari Cecire viết cho Eurasianet: ''Nhìn
vào bức tranh tổng thể, vở kịch địa chính trị ưa thích của Nga không phải là
gặm dần Crimea; mà là tái sáp nhập cả nước Ukraine vào hệ thống Á-Âu của điện
Kremlin''.
Người
Tatar ở Crimea
Cộng đồng người Tatar Hồi giáo nói tiếng Turk ở
Crimea – những người dân bản địa đầu tiên trên bán đảo – cấu thành khoảng 12%
dân số. Họ ủng hộ lãnh đạo mới ở Kyiv, và họ vẫn còn nhớ một lịch sử dài bị Nga
áp bức và dập tắt một cách đẫm máu mọi đề nghị ly khai. Vào năm 1944, lãnh tụ
Xô Viết Josef Stalin trục xuất toàn bộ 200.000 người Tatar ở Crimea đến Trung
Á, cưỡng bức họ phải làm việc cho Đức quốc xã, và tái định cư người Nga vào
những ngôi nhà của người Tarta. Gần nửa số dân Tatar đã chết trong năm đầu tiên
bị ép lưu vong.
Khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết người dân Tatar trở về
Crimea và do là một sắc dân, họ giúp Crimea giành được quyền tự trị lớn hơn ở
Ukraine. Mặc dù cộng đồng Tatar bị kẹt ở giữa trong xung đột quyền lực giữa
Matxcơva và Kyiv, nhưng không bên nào thừa nhận tình hình này cũng như quyền
của người Tatar.
Thủ
phủ Simferopol
Simferopol, thủ đô hành chính của Crimea, là trung
tâm của các cuộc đối kháng giữa người ủng hộ Kyiv và người ủng hộ Matxcơva.
Tuần trước, mọi sự leo thang nhanh chóng khi những người vũ trang nói tiếng Nga
kiểm soát Quốc hội và tổ hợp cơ quan hành chính của Crimea, sân bay, đồng thời
phong tỏa mọi con đường nối với thủ phủ Simferopol. Ngày 2/3, người ta thấy
hàng trăm lính Nga được triển khai từ Sevastopol, thẳng tiến đến Simferopol. Tờ
Guardian đưa tin: ''Quân đội Nga đã bao vây ít nhất hai căn cứ quân sự ở Crimea
và đang kéo đến những căn cứ khác để tiếp cận hoặc chiếm vũ khí'', trong đó có
cả căn cứ Perevalnoe, nằm cách Simferopol 20 km.
Thành
phố Sevastopol
Sevastopol, thành phố cảng ở Crimea, có một căn cứ
hải quân lớn của Nga, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân và do Nga thuê từ
Ukraine. Nó giúp Nga phát huy ảnh hưởng trên Biển Đen, phần phía đông Địa Trung
Hải, các khu vực Balkan và Trung Đông. Trong vài năm gần đây, Nga đã sử dụng
căn cứ này để tiến hành các chiến dịch ở Gruzia, Lybia, Syria và Ấn Độ Dương.
Sevastopol cũng là nơi đồn trú của Lực lượng Hải
quân Ukraine, một hạm đội 10 chiến hạm. Chỉ huy hải quân Ukraine, Denys
Berezovsky, người mới được chỉ định gần đây, đang đối mặt với nguy cơ bị buộc
tội phản quốc do đã giao nộp trụ sở cho các lực lượng thân Nga. Có khoảng
380.000 cư dân ở Sevastopol, bao gồm cả 15.000 công chức Nga và binh sĩ nghỉ
hưu. Mới đây, hội đồng thành phố đã lập ra một thị trưởng mới là công dân Nga
Aleksei Chaliy, còn cảnh sát trưởng của thành phố thì tuyên bố rằng các nhân
viên cảnh sát sẽ không thực hiện ''mệnh lệnh tội ác'' nào từ Kyiv.
Hạm
đội Biển Đen
Hạm đội Biển Đen của Nga đón trụ sở tại căn cứ hải
quân Sevastopol, cùng với 15.000 lính hải quân Nga. Hạm đội có vài chục chiến
hạm, trong số đó nhiều chiến hạm được đóng từ thời Xô Viết. Mark Galeotti đánh
giá về hạm đội này trên tờ Washington Post: ''Một tàu tuần dương tên lửa dẫn
đường, tên là Matxcơva, đã rất cũ kỹ; một tuần dương hạm chiến đấu chống tàu
ngầm – cực kỳ lạc hậu; một tàu khu trục lớn và hai tàu khu trục nhỏ, có vẻ linh
hoạt hơn; tàu đổ bộ; và một tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel''. Theo các điều
khoản của hợp đồng cho Nga thuê địa điểm, mọi hoạt động quân sự bên ngoài căn
cứ đều phải được sự cho phép của Ukraine. Tuy nhiên, mặc dù Matxcơva khẳng định
rằng Hạm đội Biển Đen tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận đó, nhưng theo tờ Guardian,
hai chiến hạm Nga chống tàu ngầm đã từng xuất hiện trên vịnh Sevastopol.
Hiệp
ước Kharkiv 2010
Hiệp ước Kharkiv 2010 gia hạn cho Nga thuê căn cứ
đến năm 2042. Hiệp ước do vị tổng thống mà hiện giờ đã bị phế truất của Ukraine
– ông Viktor Yanukovych – ký kết để đổi lấy khí đốt giá rẻ từ Nga. Tờ Thời báo
Kinh doanh Quốc tế cho biết: ''Hiệp ước Kharkiv đã bị những người Ukraine thân
châu Âu phê phán nặng nề. Phe đối lập hiện nay đã đe dọa hủy bỏ Hiệp ước
Kharkiv và trục xuất Hạm đội Biển Đen vào năm 2017''.
Bản
ghi nhớ Budapest 1994
''Bản ghi nhớ Budapest về Bảo đảm An ninh'' là một
thỏa thuận ngoại giao, được ký kết giữa Ukraine, Nga, Mỹ và Anh vào năm 1994.
Theo bản ghi nhớ này, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ – và đó
là một phần trong tiến trình dỡ bỏ vũ khí hạt nhân ở các nước cộng hòa thuộc
Liên Xô cũ. Đổi lại, ba quốc gia kia cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Ukraine. Theo Forbes, với hành vi xâm lược Crimea, ''Putin đang
phát tín hiệu cho thấy rằng mọi thỏa ước ký kết trong giai đoạn Nga còn đang
yếu, vào những năm 1990, là vô giá trị và vô hiệu lực''.
Khối
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
NATO – một liên minh chính trị và quân sự gồm 28
nước thành viên – đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán khẩn cấp, kéo dài, ở cấp
cao, và đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ về ''tình hình nghiêm trọng ở
Ukraine''. Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen lên án Nga đe dọa hòa bình và
an ninh ở châu Âu và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời kêu gọi Nga
''không leo thang nữa''.
Do Ukraine không phải thành viên NATO, cho nên Mỹ và
châu Âu không có nghĩa vụ và cũng không chắc sẽ can thiệp quân sự. Thay vì thế,
NATO nhấn mạnh vào một giải pháp chính trị: ''Chúng tôi kêu gọi cả hai bên ngay
lập tức tìm ra một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại, thông qua việc điều
động các nhà quan sát quốc tế dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
hoặc OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu)''.
G7
và G8
G7 bao gồm bộ trưởng tài chính của 7 quốc gia công
nghiệp hàng đầu: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada. G8 là diễn đàn
của chính phủ bảy nước G7, cộng thêm Nga.
Các nước đối tác của Nga trong G8 đã đình chỉ việc
chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh, mà theo kế hoạch là sẽ diễn ra tại Sochi
vào tháng 6 tới. Thay vì chuẩn bị họp, họ ra một tuyên bố lên án hành động của
Nga và kêu gọi Nga ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp, có giới quan sát quốc tế
hoặc trung gian hòa giải quốc tế, thông qua Liên Hợp Quốc hoặc Tổ chức An ninh
và Hợp tác châu Âu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu với chương
trình Gặp gỡ báo chí của NBC rằng, nếu Nga không rút quân khỏi Ukraine, họ sẽ
bị khai trừ khỏi G9 và có nguy cơ bị trừng phạt kinh tế. ''Putin có thể sẽ bị
phong tỏa tài sản, doanh nghiệp Mỹ có thể rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga,
đồng rúp có thể bị rối loạn nhiều hơn nữa''.
Nam
Ossetia và Abkhazia / Gruzia
Các sự biến ở Crimea gợi nhớ đến năm 2008, hồi Nga
gây chiến với Gruzia xoay quanh hai vùng đất ly khai. Sau khi Gruzia tiến hành
một chiến dịch nhằm vào Nam Ossetia, Nga đã triển khai quân đến Nam Ossetia và
Abkhazia để bảo vệ những người nói tiếng Nga. NATO từ chối can thiệp, và xung
đột chấm dứt nhờ vai trò trung gian hòa giải của Pháp.
BBC cho rằng lợi ích liên quan trong vụ Crimea này
lớn hơn nhiều: ''Matxcơva căm ghét cái mà họ xem là sự thân thiết của EU và
NATO với Ukraine. Đây không phải chỉ là một xung đột địa chính trị nhằm tranh
giành ảnh hưởng tại sân sau của Nga. Tổng thống Putin đang tìm cách giữ mảnh
đất mà ông ta cho là có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa với nước Nga''.
Transnistria
/ Moldova
Các biến cố gần đây cũng gợi nhớ đến những năm đầu
thập niên 1990, khi Transnistria tuyên bố độc lập, tách khỏi Moldova. Nga hậu
thuẫn cho Transnistria, vì nơi này có cộng đồng người Nga lớn. Do đó, một cuộc
chiến tranh khu vực ngắn đã nổ ra. Tờ Atlantic viết: ''Nga hiện giờ đóng quân
trên rẻo đất dọc biên giới Ukraine, và viện trợ tài chính cho Transnistria. Mọi
cuộc đàm phán để giải quyết tình thế hiện nay của Transnistria đều bị đóng
băng''.
No comments:
Post a Comment