Jamie Dettmer - VOA
17.03.2014
KYIV — Các giới chức bầu cử ở
Crimea cho biết 97% cử tri đã chọn việc tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào nước
Nga trong cuộc trưng cầu dân ý hôm chủ nhật. Theo tường thuật của thông tín
viên Jamie Dettmer của đài VOA tại Kyiv, dân chúng ở thủ đô của Ukraina cảm thấy tức giận nhưng vẫn có
thái độ tỉnh táo trước diễn tiến này.
Kết quả cuộc đầu phiếu hôm chủ nhật ở Crimea làm cho nhiều người Ukraina tán đồng nhận định của ông John McCain về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Khi đến thăm Kyiv hồi cuối tuần qua, vị thượng nghị sĩ Mỹ này nói rằng “việc đó giống hệt thời Liên Xô cũ.”
Các nhà hoạt động chính trị ở Ukraina có ý kiến khác nhau về những bước kế tiếp sau khi cử tri Crimea quyết định tách phần đất này ra khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga. Phải chăng họ nên chấp nhận sự chia cắt là một việc đã rồi để tiến về phía trước và tập trung sức mạnh vào việc xây dựng lại đất nước? Hay là họ phải tiếp tục chống cự, và nếu chống cự thì sẽ chống cự như thế nào?
Nhà lập pháp Lesya Orobets, một trong những nhân vật lãnh đạo cuộc cách mạng Maidan lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, cho rằng không thể mang Crimea đổi lấy hòa bình, nhưng sự kháng cự không thể thực hiện bằng đường lối quân sự.
"Không có chính phủ nào trên thế giới sẵn sàng giao chiến với Nga. Chúng tôi không thể thắng cuộc chiến tranh này về quân sự. Đó là điều không thể. Điều mà chúng tôi có thể thắng là cuộc chiến tranh ngoại giao và thông tin. Vì vậy chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực vào đó."
Chính phủ ở Kyiv đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ việc ngăn chặn một vụ sụp đổ kinh tế cho tới việc không để cho những khu vực khác có đông người gốc Nga tách khỏi Ukraina.
Ông Michael Willard là một người sinh sống lâu năm ở Ukraina và làm chủ công ty quan hệ công chúng ở Kyiv. Ông cho rằng người Ukraina không có lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận những gì đã xảy ra.
"Ukraina không có được một quân đội như Nga. Nếu họ đứng lên chống lại Nga thì đó là tự sát. Cuộc chiến đó có lẽ sẽ ngắn hơn cuộc chiến Gruzia và sẽ là một bi kịch. Trong tình hình như vậy, trong lúc không có nhưng lựa chọn khác, tôi nghĩ rằng có lẽ họ phải chấp nhận."
Tuy nhiên hiện giờ vẫn còn rất nhiều nguồn có thể gây xích mích và xung đột có thể xảy ra đối với việc xử trí những tài sản của nhà nước Ukraina ở bán đảo Crimea, trong đó có 19 chiến hạm hiện đang bị hải quân Nga phong tỏa tại bến cảng ở Hắc hải.
Ông Yuriy Meshkov từng làm Tổng thống Crimea từ năm 1994 đến năm 1995. Ông là một trong những người mạnh mẽ ủng hộ cho việc tái thống nhất với Nga.
Ông Meshkov nói rằng các chiến hạm đó và tất cả tài sản nhà nước của Ukraina giờ đây là của Nga và Nga không cần bồi thường gì cả.
Trong lúc quan tâm tới việc mất Crimea, người dân Ukraina cũng lo lắng nhiều hơn tới việc những khu vực khác ở miền đông và miền nam có nhiều người gốc Nga có thể tính tới việc sáp nhập vào Nga.
Cuối tuần qua, khoảng 5.000 người thân Nga đã biểu tình ở thành phố Donetsk ở miền đông. Những người này đã đập vỡ cửa lớn và cửa sổ để xông vào các tòa nhà chính phủ. Và tại thành phố cảng Odessa ở Hắc hải, hàng ngàn người thân Nga cũng đã xuống đường biểu tình.
Các nhà lãnh đạo mới của Ukraina tố cáo Moskova phái những kẻ khích động người Nga tới Ukraina để gây rối. Kremlin phủ nhận tố cáo đó và cảnh cáo là họ sẵn sàng phái binh sĩ tới vùng biên giới để bảo vệ người gốc Nga ở Ukraina, lý do mà họ đưa ra lúc ban đầu để chiếm Crimea.
Ông Brian Bonner, chủ biên tờ Kyiv Post, cho biết điều làm cho ông ngạc nhiên là thái độ tự chế của binh sĩ Ukraina.
"Một điều nổi bật là cho tới nay họ vẫn chưa chịu thua trước những hành vi khiêu khích và đã không nổ súng. Không ai muốn nổ súng trước ở đây và hãy cầu mong là không xảy ra những vụ nổ súng."
Tuy nhiên, trong lúc những mối căng thẳng dâng cao, một số người e rằng cuộc chiến ngôn từ có thể leo thang thành một vụ xung đột quân sự.
Kết quả cuộc đầu phiếu hôm chủ nhật ở Crimea làm cho nhiều người Ukraina tán đồng nhận định của ông John McCain về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Khi đến thăm Kyiv hồi cuối tuần qua, vị thượng nghị sĩ Mỹ này nói rằng “việc đó giống hệt thời Liên Xô cũ.”
Các nhà hoạt động chính trị ở Ukraina có ý kiến khác nhau về những bước kế tiếp sau khi cử tri Crimea quyết định tách phần đất này ra khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga. Phải chăng họ nên chấp nhận sự chia cắt là một việc đã rồi để tiến về phía trước và tập trung sức mạnh vào việc xây dựng lại đất nước? Hay là họ phải tiếp tục chống cự, và nếu chống cự thì sẽ chống cự như thế nào?
Nhà lập pháp Lesya Orobets, một trong những nhân vật lãnh đạo cuộc cách mạng Maidan lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, cho rằng không thể mang Crimea đổi lấy hòa bình, nhưng sự kháng cự không thể thực hiện bằng đường lối quân sự.
"Không có chính phủ nào trên thế giới sẵn sàng giao chiến với Nga. Chúng tôi không thể thắng cuộc chiến tranh này về quân sự. Đó là điều không thể. Điều mà chúng tôi có thể thắng là cuộc chiến tranh ngoại giao và thông tin. Vì vậy chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực vào đó."
Chính phủ ở Kyiv đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ việc ngăn chặn một vụ sụp đổ kinh tế cho tới việc không để cho những khu vực khác có đông người gốc Nga tách khỏi Ukraina.
Ông Michael Willard là một người sinh sống lâu năm ở Ukraina và làm chủ công ty quan hệ công chúng ở Kyiv. Ông cho rằng người Ukraina không có lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận những gì đã xảy ra.
"Ukraina không có được một quân đội như Nga. Nếu họ đứng lên chống lại Nga thì đó là tự sát. Cuộc chiến đó có lẽ sẽ ngắn hơn cuộc chiến Gruzia và sẽ là một bi kịch. Trong tình hình như vậy, trong lúc không có nhưng lựa chọn khác, tôi nghĩ rằng có lẽ họ phải chấp nhận."
Tuy nhiên hiện giờ vẫn còn rất nhiều nguồn có thể gây xích mích và xung đột có thể xảy ra đối với việc xử trí những tài sản của nhà nước Ukraina ở bán đảo Crimea, trong đó có 19 chiến hạm hiện đang bị hải quân Nga phong tỏa tại bến cảng ở Hắc hải.
Ông Yuriy Meshkov từng làm Tổng thống Crimea từ năm 1994 đến năm 1995. Ông là một trong những người mạnh mẽ ủng hộ cho việc tái thống nhất với Nga.
Ông Meshkov nói rằng các chiến hạm đó và tất cả tài sản nhà nước của Ukraina giờ đây là của Nga và Nga không cần bồi thường gì cả.
Trong lúc quan tâm tới việc mất Crimea, người dân Ukraina cũng lo lắng nhiều hơn tới việc những khu vực khác ở miền đông và miền nam có nhiều người gốc Nga có thể tính tới việc sáp nhập vào Nga.
Cuối tuần qua, khoảng 5.000 người thân Nga đã biểu tình ở thành phố Donetsk ở miền đông. Những người này đã đập vỡ cửa lớn và cửa sổ để xông vào các tòa nhà chính phủ. Và tại thành phố cảng Odessa ở Hắc hải, hàng ngàn người thân Nga cũng đã xuống đường biểu tình.
Các nhà lãnh đạo mới của Ukraina tố cáo Moskova phái những kẻ khích động người Nga tới Ukraina để gây rối. Kremlin phủ nhận tố cáo đó và cảnh cáo là họ sẵn sàng phái binh sĩ tới vùng biên giới để bảo vệ người gốc Nga ở Ukraina, lý do mà họ đưa ra lúc ban đầu để chiếm Crimea.
Ông Brian Bonner, chủ biên tờ Kyiv Post, cho biết điều làm cho ông ngạc nhiên là thái độ tự chế của binh sĩ Ukraina.
"Một điều nổi bật là cho tới nay họ vẫn chưa chịu thua trước những hành vi khiêu khích và đã không nổ súng. Không ai muốn nổ súng trước ở đây và hãy cầu mong là không xảy ra những vụ nổ súng."
Tuy nhiên, trong lúc những mối căng thẳng dâng cao, một số người e rằng cuộc chiến ngôn từ có thể leo thang thành một vụ xung đột quân sự.
No comments:
Post a Comment