VOA
17.03.2014
Cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề
ly khai của Crimea là một trong nhiều thí dụ của một khu vực hoặc lãnh thổ tìm
cách tách ra khỏi quốc gia mà nó thuộc về. Các chuyên gia nói một số phong trào
ly khai được sự hậu thuẫn của luật quốc tế, nhưng nhiều phong trào thì không.
Thông tín viên VOA
Michael Bowman đã nói chuyện với một chuyên
gia luật học, và vị này nói rằng cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là bất hợp
pháp, và việc sáp nhập với Nga sẽ là bất hợp lệ.
Trên khắp thế giới, có nhiều nơi mà đa số dân chúng ủng hộ việc ly khai. Nhưng phần lớn không hội đủ tiêu chuẩn pháp lý quốc tế để làm như thế, theo ông John Bellinger, người đã phục vụ trong tư cách luật sư cấp cao của Bộ Ngoại giao dưới thời cựu Tổng thống Bush.
Ông Bellinger nói:
Trên khắp thế giới, có nhiều nơi mà đa số dân chúng ủng hộ việc ly khai. Nhưng phần lớn không hội đủ tiêu chuẩn pháp lý quốc tế để làm như thế, theo ông John Bellinger, người đã phục vụ trong tư cách luật sư cấp cao của Bộ Ngoại giao dưới thời cựu Tổng thống Bush.
Ông Bellinger nói:
“Trong khi luật pháp quốc tế nói chung nói đến
quyền tự quyết, thì nói chung luật pháp quốc tế ủng hộ nguyên tắc toàn vẹn lãnh
thổ của các quốc gia, và chỉ thừa nhận quyền của một dân tộc hay một nhóm người
được ly khai khỏi một quốc gia lớn hơn trong các tình huống rất hạn chế. Cụ
thể, nếu chính phủ của quốc gia lớn hơn đã dứt khoát từ chối các quyền hạn bên
trong quốc gia của nhóm người hay dân tộc đó hoặc có hành động vi phạm thô bạo
đến quyền của họ.”
Ông Bellinger nêu ra rằng cho dù người dân Crimea thân Nga có những lo ngại ra sao về việc đối xử với họ dưới chính quyền mới của Ukraina, thì những vụ vi phạm thô bạo còn phải được ghi nhận. Nói cách khác, mưu toan ly khai của Crimea là hoàn toàn quá sớm.
Moscow nêu ra rằng Crimea đã có thời là một phần của Nga, và rằng cảm nghĩ của dân chúng ở Crimea dứt khoát là thân Nga. Ông Bellinger nói không có điểm nào biện minh một cách hợp pháp cho việc ly khai.
Ông giải thích:
Ông Bellinger nêu ra rằng cho dù người dân Crimea thân Nga có những lo ngại ra sao về việc đối xử với họ dưới chính quyền mới của Ukraina, thì những vụ vi phạm thô bạo còn phải được ghi nhận. Nói cách khác, mưu toan ly khai của Crimea là hoàn toàn quá sớm.
Moscow nêu ra rằng Crimea đã có thời là một phần của Nga, và rằng cảm nghĩ của dân chúng ở Crimea dứt khoát là thân Nga. Ông Bellinger nói không có điểm nào biện minh một cách hợp pháp cho việc ly khai.
Ông giải thích:
“Các sự kiện lịch sử hay thậm chí ý muốn của quần chúng bên trong Crimea, như một vấn đề luật
pháp quốc tế, không quan trọng. Nếu không thì hệ thống quốc tế sẽ rạn nứt và
sụp đổ.”
Ông Bellinger nói việc Crimea ly khai có thể khuyến khích các nhóm hay tổ chức từ Tây Ban Nha cho đến đảo Chypre cho chí Ðông Á và xa hơn nữa.
Nga so sánh việc Crimea đòi ly khai với Kosovo, là tỉnh đã công bố độc lập tách khỏi Serbia năm 2008. Ông Bellinger nói hai trường hợp rất khác nhau:
“Kosovo là một tình hình có một không hai, một phần của cuộc ly khai toàn bộ ra khỏi nước Nam Tư cũ. Kosovo được đặt dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an trong thời gian trên 1 thập niên. Dân chúng Kosovo đã chịu đựng những vụ vi phạm nhân quyền thô bạo của người Serbia. Và sau một thời gian dài để sửa chữa tình hình, một đặc sứ của Liên Hiệp Quốc đã chính thức đề nghị độc lập cho Kosovo. Không có một tình huống nào như thế hiện diện ở Crimea.”
Ông Bellinger nêu ra rằng việc thực thi luật quốc tế có thể khó khăn, viện dẫn việc Nga phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an công bố cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là vô hiệu lực. Ông nêu ra nghị quyết của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án cuộc trưng cầu dân ý sẽ không mang tính cưỡng hành, cũng như bất kỳ phát hiện nào của Toà án Công lý Quốc tế.
Ông Bellinger nói việc Crimea ly khai có thể khuyến khích các nhóm hay tổ chức từ Tây Ban Nha cho đến đảo Chypre cho chí Ðông Á và xa hơn nữa.
Nga so sánh việc Crimea đòi ly khai với Kosovo, là tỉnh đã công bố độc lập tách khỏi Serbia năm 2008. Ông Bellinger nói hai trường hợp rất khác nhau:
“Kosovo là một tình hình có một không hai, một phần của cuộc ly khai toàn bộ ra khỏi nước Nam Tư cũ. Kosovo được đặt dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an trong thời gian trên 1 thập niên. Dân chúng Kosovo đã chịu đựng những vụ vi phạm nhân quyền thô bạo của người Serbia. Và sau một thời gian dài để sửa chữa tình hình, một đặc sứ của Liên Hiệp Quốc đã chính thức đề nghị độc lập cho Kosovo. Không có một tình huống nào như thế hiện diện ở Crimea.”
Ông Bellinger nêu ra rằng việc thực thi luật quốc tế có thể khó khăn, viện dẫn việc Nga phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an công bố cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là vô hiệu lực. Ông nêu ra nghị quyết của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án cuộc trưng cầu dân ý sẽ không mang tính cưỡng hành, cũng như bất kỳ phát hiện nào của Toà án Công lý Quốc tế.
------------------
Thứ hai 17 Tháng Ba 2014
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý
tại Crimée đã được Mátxcơva hoan nghênh. Tổng thống Putin cho biết là ông sẽ ra
trước viện Duma để phát biểu về hồ sơ này vào ngày mai, 18/03/2014. Dư luận Nga
tỏ ra rất hài lòng trong lúc phương Tây phản ứng bất bình và đe dọa trừng phạt.
Theo hãng tin Pháp AFP, ngay
sau khi thông qua việc xin sát nhập vào Liên bang Nga, Nghị viện Crimée đã
quyết định cử một phái đoàn đến Matxcơva ngay hôm nay để tiếp xúc với giới lãnh
đạo Nga. Viện Duma, tức Hạ viện Nga, được cho là sẽ thông qua luật cho phép sát
nhập vùng Crimée trong khoảng thời gian từ nay đến cuối tuần.
Phát biểu với hãng tin
Interfax, ông Sergei Neverov, phó chủ tịch Viện Duma xác nhận rằng định chế này
sẽ thông qua trong một « tương lai rất gần » một đạo luật cho phép Crimée gia
nhập Liên bang Nga.
Báo chí Nga không ngớt lời tán
dương kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Tờ Kommersant chạy tựa : « Vinh quang cho
Crimée ! », trong lúc nhật báo phổ thông đại chúng thân chính quyền thì tỏ ra
rất phấn khởi : « Crimée trở về mái nhà Nga ! »
Ngược lại với các phản ứng
trên, phương Tây không che giấu bất bình.
Trong một cuộc điện đàm với
đồng nhiệm Nga Vladimir Putin vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng
định trở lại rằng cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ công nhận cuộc trưng cầu
tại Crimée, và Hoa Kỳ cùng Liên Hiệp Châu Âu sẵn sàng bắt Nga trả giá thêm vì
đã vi phạm chủ quyền Ukraina.
Luân Đôn đánh giá cuộc trưng
cầu dân ý là một « trò hề », Paris xem đấy là một cuộc bỏ phiếu « dưới sự đe
dọa của lực lượng Nga xâm lược ». Canada cũng mỉa mai về tính chất « không
chính đáng » của « cái gọi là trưng cầu dân ý ».
No comments:
Post a Comment