Posted on March 14, 2014 by Jonathan London
Trong cộng đồng quốc tế, “lịch chính trị” (political
calendar) ở Việt Nam gần như không được thảo luận. Dù vậy, trong bối cảnh căng
thẳng khu vực đang gia tăng và các nỗ lực giải quyết căng thẳng thì thật mong
manh, cả thế giới nên biết rằng tháng giêng, tháng 2, và tháng 3 mỗi năm là
những tháng mà cảm xúc chính trị của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc đặc
biệt gay gắt. Hiểu rõ các lý do của điều này sẽ giúp cả thế giới hiểu rõ góc
nhìn của Việt Nam đối với xu hướng bành trướng của Trung Quốc hiện nay và những
khó khăn mà Hà Nội phải đối mặt trong việc xử lý chuyện đó.
Mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải
dài hàng nghìn năm và có những bất hòa gay gắt trong hàng thế kỷ qua. Tuy
nhiên, căng thẳng hiện nay giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mới xuất
phát từ rất gần đây. Khi Bắc Kinh len lén xúc tiến thực thi các yêu sách về chủ
quyền vừa thái quá vừa không có cơ sở pháp lý của mình, thì trong lịch Việt
Nam, có ba ngày nổi bật lên.
Ngày thứ nhất là ngày 19/1. Vào ngày này năm 1974, quân đội Trung Hoa lục địa đã tổ chức một cuộc
tấn công thảm sát và cướp những hòn đảo chính trong chuỗi đảo Hoàng Sa, nơi mà
Việt Nam đã khẳng định chủ quyền suốt hàng thế kỷ, cho đến tận thời kỳ thực dân
và hậu thực dân. Dù chọc điên tiết về hành vi của Bắc Kinh, sự phụ thuộc vào
Trung Quốc của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho Tổng Bí thư Lê
Duẩn khiến cho im lặng và kiềm chế trở thành gần như là lựa chọn duy nhất.
Ngày nay, 74 người lính trẻ của Việt Nam Cộng hòa,
những người đã hy sinh khi bảo vệ quần đảo của Việt Nam, được coi như anh hùng
dân tộc cả nước Việt Nam, nhưng không chính thức. Bất kể điều đó có khôn ngoan
hay không, trước sự phẫn nộ của nhiều người Việt Nam, Hà Nội nói chung vẫn trấn
áp các hoạt động tưởng niệm ở nơi công cộng.
Sau đó tới ngày 17/2. Ngày này năm 1979, Bắc Kinh tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn nhưng
đầy rủi ro, vào miền bắc Việt Nam. Trong một cuộc hội đàm Mỹ-Trung, Bắc Kinh
tiết lộ ý định ”dạy cho Việt Nam một bài học”, xuất phát từ việc Hà Nội đem
quân vào Campuchia vào năm 1978 – hành động xâm lược mà, như chúng ta có thể
nhớ, nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn. Thất bại về
mặt quân sự, cuộc chiến còn gây ra cái chết vô nghĩa của hàng trăm nghìn người
Việt Nam và Trung Quốc.
Trong bối cảnh của hiện nay, lúc Washington đang lo
ngại về việc Trung Quốc phát triển quân sự, cần nhớ rằng sự xâm lược của Bắc
Kinh vào Việt Nam phần lớn là có ý đồ ám chỉ họ sẵn sàng làm đồng minh với Mỹ
để cô lập Việt Nam và để đương đầu với mối nguy từ Liên Xô mà họ nhận thức
được. Thật vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng xuất phát điểm của việc Trung Quốc
hiện đại hóa quân sự như bây giờ là do một mối lo ngại mang tính hoang tưởng,
ám ảnh – hậu quả của thất bại ê chề trong cuộc chinh chiến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cuộc chiến xâm lược của Bắc Kinh vào năm
1979 vẫn được người ta tưởng nhớ, nhưng lại cũng không chính thức. Năm nay,
không đếm được có mấy nghìn người Việt Nam đeo huy hiệu hoa sim và đặt làm hình
nền trên Facebook hình ảnh bông hoa sim – vốn là loài hoa ở nơi mà hàng trăm
nghìn người Việt Nam đã chết hồi đó.
Cuối cùng, chính ngày hôm nay 14/3, năm 1988, là ngày Bắc Kinh đã tiến hành cuộc bỏ thầu bất chính gần đây
nhất của họ, lần này là một nỗ lực nhằm cướp đảo trong chuỗi đảo Trường Sa, kể
cả những hòn đảo mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lịch sử rõ ràng. Vào cái
ngày đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã nã súng vào ”những người anh
em xã hội chủ nghĩa” của họ trước khi đứng nhìn hàng chục người chết chìm, với
một thái độ tàn ác không thể chối cãi.
Tính đến nay, số giấy báo tử chính thức của Hà Nội
về vụ này vẫn dừng ở con số 64 người. Mặc dù có một số ý kiến ở Hà Nội cho rằng
con số thực phải lên đến gần 200 nhân mạng. Những nhân chứng trực tiếp kể lại
rằng vào cái ngày đó, quân đội Trung Quốc đã bao vây vài chục lính hải quân
Việt Nam đang trôi dạt khỏi chiếc tàu bị đánh chìm của họ, xả súng bắn vào họ,
không cho họ bơi đi thoát, và đứng nhìn họ chìm dần sau vài giờ.
Những vết thương đó không bị lãng quên ở Hà Nội, kể
cả trong bộ mấy đảng và nhà nước; Nhưng, cũng không ai được nói tới chúng. Và
cả sự phẫn nộ với lối hành xử trên biển của Bắc Kinh cũng vậy, rất ít khi được
nói tới. Dù kể từ năm 1988, ngư dân Việt Nam đã thường xuyên phải đối mặt với
vô số lần bị đánh đập, bắt giữ đòi tiền chuộc, bị sát hại.
Sự im lặng chính thức của Hà Nội, tại một trong
những quốc gia đã chiến đấu vì độc lập dữ dội nhất thế giới, là điều đáng kể.
Nó cũng thống nhất với một loạt những lý thuyết đã có từ lâu nhưng rất gây
tranh cãi, về cách ứng xử với Trung Hoa như thế nào là tốt nhất. Từ một góc
nhìn nọ, để giữ gìn độc lập và chủ quyền thì cần phải im lặng, phải tỏ sự tôn
trọng Bắc Kinh, và phải giữ cách hành xử của ”thằng em bé nhỏ”, hay thậm chí
của một nước chư hầu.
Không có gì ngạc nhiên, quan điểm này bị nhiều cộng
đồng người Việt ở Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới thấy rất khó chấp
nhận. Quan trọng hơn, đối với Hà Nội, vào thời điểm này, có lẽ đó là một cách
tiếp cận không còn tác dụng nữa.
JL
Xin nhắn các bạn đọc của tôi: bài này vốn được viết
bằng tiếng Anh nhằm giúp một tập thể độc giả quốc tế hiểu rõ hơn về tình trạng
của Việt Nam. Bài này sẽ được đang trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
(CSIS): Vietnam:
Days not Forgotten vào đúng ngày 14/3. Xin đừng ném đá về “tội”
không đề cập 4 tốt 16 chữ vàng!
No comments:
Post a Comment