Hoàng
Đức Doanh
Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Tư, ngày 19 tháng 3 năm
2014
Cuộc sống loài người luôn tiếp diễn, nhìn chung đa
số theo một trào lưu từ hoang dã đến văn minh, từ thô sơ đến hiện đại... Tuy
nhiên đường đi, nước bước hay nói bao quát hơn, Lịch sử của mỗi dân tộc có khác
nhau.
Đối với Việt nam, nếu tính từ nửa sau của thế
kỷ 20 đến nay khoảng hơn 60 năm thì có một số Chính sách, tư tưởng, ý thức,
cách cư xử rất khác nên gọi là Ngược so với trào lưu chung.
Dẫu sao, dù thế nào , lịch sử vẫn tiến về phía
trước. Nếu để mọi thứ rơi vào quên lãng thì đó là thiếu xót của thế hệ hôm nay.
Nhắc lại những thứ đáng nhớ là điều cần thiết, nhất là những điều gọi là Ngược
để lớp hậu sinh thấu hiểu về thế hệ cha anh, cũng như hôm nay chúng ta biết có
vụ án Lệ chi Viên đã từng xảy ra cách nay vài thế kỷ. Chuyện kể sau đây là nhỏ
nhặt nhưng rất đáng nhớ :
Chuyện này xảy ra tại miền Bắc, khi mà
đất nước chưa thống nhất : Một gia đình nông dân cả năm
trời nuôi được một con lợn (miền Nam gọi là heo) nặng chừng 50 - 60 kí là hết
cỡ lớn, đây là kết quả của sư chăm sóc, cám bã cả năm trời, nuôi thêm ngày nào
là tốn kém ngày ấy. Muốn bán, việc đầu tiên là tới Cửa hàng Thực phẩm huyện
đăng ký ngày họ cân, tiếp sau là tới Ủy ban xã làm đơn xin xác nhận nhà có đám,
cần mua thực phẩm chi dùng, có xác nhận rồi lại mang tới Cửa hàng để xin duyệt
số lượng được mua tùy theo đám trọng hay bình thường. Nếu là đám hỷ, đám hiếu
thì được duyệt nửa con, nếu là đám giỗ thì không quá 10 kí, còn như không có lý
do thì được mua vài kí về rán mỡ ăn dần. Được mua bao nhiêu họ tính tiền rồi
khấu trừ. Đến lúc này thì kết quả của cả năm trời mới được nắm trong tay theo
giá mà bên mua quy định. Nếu như tự động giết mổ thì coi như phạm pháp, nhẹ thì
phạt lao động công ích, nặng thì bắt giam... dù hình thức nào thì cũng coi như
con lợn mất trắng, bị tịch thu cho vào công quỹ hay đi đâu, chủ nhân của nó
không còn quyền hạn gì... coi như công sức một năm bằng con số không.
Câu chuyện thứ 2: Một nông dân được coi là lao đông chính, làm trong một vụ (6 tháng là 1
vụ) tổng cộng được 150 công ( mỗi công là 10 điểm được Đội trưởng ghi vào sổ
hàng ngày). Sau khi thu hoạch, lúa đã vào kho thì nhận 1 tờ phiếu thanh toán,
tờ phiếu có 2 phần, thanh toán lúa và tiền. Phần lúa là tổng thực thu chia cho
tổng số công , ví dụ được 0,8 kg/công (vụ nào được 1kg/công là trúng mùa) nhân
với 150 bằng 120 kg lúa , đây gọi là phần thu. Phần chi thì tất cả từ thủy lợi
phí, giông, phân, thuốc trừ sâu ... bằng X chia cho tổng số công Y bằng mỗi
công phải gánh chi là 3 đồng/ công. Đối trừ với phần thu 0,8 nhân với giá
3đồng/kg, nên phần thu trên 1 công là 0,8x 3= 2 đồng 4 hào vị chi phải bù vào 6
hào nhân với 150 bằng 90 đồng, Nộp vào 90 đồng thì được lĩnh 120 kg lùa. Người
ta nói "Lấy công làm lãi" ở đây phải nói :"Lấy công bù lỗ "
hoặc ngậm ngùi nói câu mỉa mai "lắm công, nhiều nợ". Nguyên do là có
cái Hợp Tác Xã nông nghiệp nên phải è cổ gánh những món nợ như trên, được mùa
hay mất mùa đều phải đóng tiền bù.
Bây giờ mà nghe 2 câu chuyện này còn
mấy ai tin, coi như xếp vào loại chuyện tiếu lâm. Dù là gì thì nó đã tồn tại
đến gần 30 năm trên miền Bắc XHCN.
Thế hệ ngày nay sẽ đặt câu hỏi : Sao nó vô lý, bất
công thế mà vẫn phải chấp hành ? rất khó giải thích mà chỉ nhấn mạnh, coi đây
là những cái Ngược trong trào lưu Xuôi. Đó là quốc sách nên mọi người đều phải
thực hiện. Các nước ở Đông Âu người ta phát hiện đường lối chính trị Ngược nên
người ta từ bỏ, họ đã bắt kịp trào lưu Xuôi đấy thôi. Nếu kể ra thì còn
nhiều cái vô lý hơn nữa :
1)
Sau cải cách ruộng đât hình thành 2 loại học sinh, phân biệt rõ ràng trong các
giấy tờ liên quan và trong đối xử : Con em bần, cố
nông và con cái địa chủ, phú nông. Ba mươi năm sau, (người còn người mất vì
trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt), nếu điểm lại con em bần cố nông nằm trong
danh sách hộ nghèo của từng địa phương có thể nói là toàn bộ, số người dính án
thì hầu hết trong số này, từ tội tham ô (con em địa chủ không thể được làm cán
bộ), hủ hóa (gian dâm), trộm cắp cho đến các tội hình sự khác. Nếu điểm danh
con cái địa chủ thì, lúc học giỏi hơn, ngoan hơn, khi trưởng thành nhiều người
thành đạt hơn, hầu hết trở thành những con người tử tế . Không vô lý! Nó chỉ vô
lý ở đúng 1 điểm là ; Phân biệt đối xử, lúc đó đã hoàn thành 2 cuộc CM là Dân
tộc và Dân chủ mà vẫn phân biệt đối xử ngay với trẻ em, chỉ một chút vô lý thôi
mà hậu quả lại trở về có lý :"Kìm kẹp, áp bức bao nhiêu chỉ tạo nên quyết
tâm vươn tới hoặc càng ưu tiên, càng học dốt và hỗn láo rồi khi trưởng thành sẽ
tạo ra 2 lớp người khác hẳn. Lớp
người dốt nát lên nắm quyền.
2)
Người xưa đúc kết :"Phi thương bất phú" thế
mà có thời kỳ (miền Bắc trước, miền Nam sau) người ta coi tầng lớp buôn bán là
những người bóc lột xấu xa, cân phải tiêu diệt ý nghĩ về buôn bán nằm trong
những cái đầu của người dân gọi là cải tạo tư tưởng, ai mà có hành động buôn
bán công khai đều là phi pháp. Chính điều cấm đoán phi lý này lại tạo ra phong
trào toàn dân đi buôn lậu, Người ta lợi dụng lãi xuất chênh lệch (hậu quả của
việc cấm đoán) người ta mang vài cân chè, 1--2 cân thuốc lào giấu vào quần áo,
toàn dân làm thế thì làm sao kiểm tra xuể, có bắt được ai thì người ta đã chuẩn
bị lý do từ trước, có giấy xác nhận tổ chức đám cưới... cứ thế cơ man nào là lý
do và đây cũng là nguồn kiếm thêm của chính quyền xã ...Nay thì lại trải thảm
đổ, cờ hoa đón rước các nhà buôn, các thành phần bóc lột, ưu tiên cho họ đủ
thứ. Lúc đó xuất hiện 2 câu nói khôi hài : Cả nước buôn lậu, toàn dân ăn cắp .
Chuẩn không cần chỉnh !
3)
Khẩu hiệu :"Dân cày có ruộng" Theo chính sách lúc đó gia
đình nào có diện tích ruộng vượt mức bình quân là phú nông, vượt gấp đôi, gấp
ba là địa chủ nên phải tịch thu để chia cho người ít ruộng. Đến nay thì chính
quyền làm ngược lại, có khác là trả tiền đền bù, ( ngày tịch thu của địa chủ
không có tiền đền bù) và nay không gọi là địa chủ (tuy nhiều đất hơn) mà gọi là
Doanh nghiệp . Địa chủ vẫn còn lại ít ruộng, nay nông dân thì hết sạch, nhận ít
tiền rồi lang thang ra thành phố mà kiếm ăn. Không biết cái nào Xuôi, cái nào
Ngược chỉ biết nó đối lập nhau và cái nào cũng đúng đắn, lúc nào cũng lãnh đạo
thiên tài.
4)
Trong giáo trình giảng dạy Đại học XHNV , bài dạy về Tôn giáo có câu khẳng
định:"Tôn giáo là thuốc phiện" . Chính vì có quan niệm về tôn giáo như vậy nên đề ra chính sách phá bỏ
Chùa, Đền, ngăn cấm tín ngưỡng . Nay thì ngược lại, xây Chùa tràn lan, bán vé
kinh doanh , khắp nơi hội hè, xô bồ lễ hội Một thời kỳ phát triển kinh doanh
Thuốc phiện hợp pháp chưa từng có, liệu đến khi nào chấm dứt ?
Nhiều thứ lắm, Xưa, Nay nó cứ đối lập nhau. Có một
thứ khác cũng đối lập nhưng quan trọng hơn, quan trọng nhất , đó là lòng yêu
nước. Qua các cuộc chiến tranh lòng yêu nước lên tới cao trào , đỉnh điểm nên
đều giành được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh với Pháp, với Mỹ, với Trung
quốc, với Khơme Đỏ. Xương, máu của dân tộc đổ ra, sự hy sinh to lớn ấy không gì
bù đắp. bốn mười năm đã qua mà màu trắng khăn tang vẫn phủ lên đầu dân tộc,
chưa xóa nhòa nỗi xót xa !
Tinh thần yêu nước ngày Xưa được tôn vinh là thế, mà
Nay sao lại đối xử ngược lại.
Đàn áp , bỏ tù những người dân phản đối Trung quốc
xâm lược. Dựa vào những Điều luật mơ hồ để buộc tội những người bất đông chính
kiến, tố cáo tham nhũng, sử dụng ngôn luận ôn hòa đòi Nhân quyền, Dân quyền,
góp tiếng nói phê phán những chính sách bất công, bất hợp lý đang phá nát quốc
gia, làm suy kiệt dân sinh, Đạo đức xuống cấp, Văn hóa băng hoại, nhố nhăng...
Tất cả là những tấm lòng yêu nước nồng nàn, những tấm lòng đầy trách nhiệm với
tương lai của dân tộc.
Một cách hành xử Ngược so với truyền thống giữ nước
của Việt nam. Không ai mong muốn trông thấy những hình ảnh hôm nay, đất nước
thân yêu nay sắp được đưa ra Mổ thịt. Thật là đau xót, chúng ta hiện là một Quốc gia độc lập mà
để người nước ngoài đang cày xới, về tư tưởng thì đang xiết chặt vòng kim cô có
tên là Nô lệ, chín mươi triệu dân bó tay trước một phe nhóm cầm quyền.
Hơn hai trăm tù nhân Lương tâm mà các
tổ chức quốc tế đã kiểm chứng là những người con ưu tú, dám dấn thân, đáng lẽ
quảng bá tư tưởng và hành động của họ để khơi dậy tinh thần yêu nước, Nhưng
không, vẫn là cách làm Ngược, cầm tù họ, sách nhiễu người thân hòng triệt tiêu
tinh thần yêu nước của Dân tộc
Đã sinh ra bao nhiêu điều Ngược nhưng chưa có cái
nào lớn và tác hại như cái Ngược hôm nay. Chỉ có kẻ bán nước mới thủ tiêu tinh thần yêu nước của
đân tộc mình, rồi đây Lịch sử sẽ phán xét.
Ngày 19/3/2014
Cưu chiến binh Hoàng Đức Doanh
ĐT 0987 527 178
No comments:
Post a Comment