Gia Minh,
PGĐ Ban Việt ngữ
2014-03-19
2014-03-19
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị kết án 3 năm
tù treo tại phiên phúc thẩm hồi ngày 16 tháng 8 năm ngoái, vừa có đơn đề nghị
Giám đốc Thẩm hủy bản án phúc thẩm mà cô đang phải chịu, về tội danh tuyên
truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Do chính
quyền phạm luật
Cô cho biết từ tháng 12 năm ngoái cho đến nay cô bị
địa phương là xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cản trở việc đi
lại không theo đúng luật.
Vào ngày 18 tháng 3 cô có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự do. Trước hết cô cho biết về sự vi phạm của địa phương.
"Tôi được biết Điều 4, khoản 7, điểm C trong Bộ Luật Thi hành án có qui định khi tôi đi khỏi địa phương dưới 30 ngày, tôi không cần phải viết đơn như yêu cầu, mà tôi chỉ cần gửi thông báo đến cho người trực tiếp quản lý tôi, thông báo về việc tôi sẽ vắng mặt tại địa phương thôi. (Người yêu cầu là bà Hội trưởng Hội phụ nữ xã Hàm Trí).
Thế nhưng từ đó đến nay tôi không có rời khỏi địa phương, nếu có đi xa
thì chỉ ra đến thành phố Phan Thiết trong vòng mấy tiếng đồng hồ rồi về thôi
chứ không đi đâu xa nữa hết."
Gia
Minh: Qua những hành xử của địa phương xã như thế và
những điều về luật pháp mà Phương Uyên biết thì câu ‘Phép vua thua lệ làng’
trong trường hợp này ra sao?
Nguyễn
Phương Uyên: Thực chất tôi có một lần đề cập câu này với bà
Nguyễn thị Gái, hội trưởng Hội Phụ nữ xã Hàm Trí. Tuy nhiên câu đó chỉ đúng nửa
vời thôi vì họ chỉ là chính quyền thôi chứ không đại diện cho dân chúng trong
một làng như ngày xưa. Nói chung theo tôi đó là một sự lạm quyền, hơn nữa đó
cũng không phải là ‘lệ làng’ vì đây là nhận sự chỉ đạo xuyên suốt từ trên
xuống. Quá trình giải quyết giấy tờ cho tôi họ luôn luôn phải xin chỉ đạo và
tham mưu với cấp trên; như vậy không thể kết luận là ‘lệ làng’ được. Có một sự
xuyên suốt từ cấp trên cho đến cấp dưới và đến người trực tiếp quản lý tôi.
Gia
Minh: Ngoài việc bị ngăn chặn đi lại như vậy, còn việc
liên lạc với bên ngoài để tìm hiểu thông tin qua mạng Internet thì thế nào?
Nguyễn
Phương Uyên: Dù ở quê nhưng cũng có thể bắt wi-fi. Gia đình tôi
cũng muốn làm thủ tục bắt wi-fi nhưng theo như mẹ tôi nói thì người ta không
chịu bắt. Trước khi tôi ra khỏi tù, gia đình cũng có đề nghị họ lắp wi-fi rồi
nhưng họ không giải quyết. Sau đó biện pháp giải quyết là xài tạm 3G, thế nhưng
3G cũng chập chờn lắm.
Không biết nhà mạng có can thiệp gì không nhưng 3G
của tôi thường xuyên bị gián đoạn. Có thể dài đến cả ngày tôi không thể sử dụng
Internet của 3G được.
Gia
Minh: Mặc dù có những trở ngại như thế, nhưng Nguyễn
Phương Uyên có thể cập nhật được tình hình của đất nước và trên thế giới, nhất
là tình hình những người đang tham gia đòi hỏi những quyền căn bản của con
người tại Việt Nam không?
Nguyễn
Phương Uyên: Không chỉ tôi mà gia đình tôi luôn quan tâm đến vấn
đề của quốc gia. Đặc biệt hơn nữa những vấn đề gần đây khi mà chiếc máy bay của
Malaysia bay sang Trung Quốc bị mất tích, thì với lực lượng tìm kiến đông đảo
của Trung Quốc có bay vào Việt Nam, chúng tôi cũng quan tâm xem thử động thái
của họ là gì! Ngoài việc cập nhật tin tức của nước mình, chúng tôi cũng cập
nhật tin tức của các quốc gia bạn, như Ukraina hay Venezuela chẳng hạn.
"Cái
khó ló cái khôn"
Gia
Minh: Ngoài những thông tin về Việt Nam, tin của phong
trào đòi hỏi quyền con người của Việt Nam và tin quốc tế, song song với công
việc giúp gia đình, Phương Uyên có kế hoạch tự học ra sao khi bị ‘giữ’ như thế?
Nguyễn
Phương Uyên: Bên cạnh việc học tiếng Anh như từng chia xẻ với
các bạn, tôi cũng tham gia các khóa học cộng đồng; tôi cũng đọc thêm các sách
về Triết học, lịch sử, văn hóa thế giới đương đại…
Gia
Minh: Hẳn nhiên việc bị giới hạn trong một không gian
nhỏ như thế, và trước đây được tự do thu thập thông tin, học hỏi; trong tình
hình hiện nay người ta hay nói ‘cái khó ló cái khôn’, thì thực tế hiện nay theo
Phương Uyên có những gì tác động tích cực cho bản thân không?
Nguyễn
Phương Uyên: Nó tạo điều kiện cho bản thân tôi trở nên nhanh
nhạy hơn, ví dụ vượt qua những khó khăn tôi vẫn tiếp cận được với những trang
mạng bị chặn; bên cạnh đó nữa trước đây tôi chỉ quan tâm đến vấn đề học là
chính, nhưng trong khoảng thời gian sau này tôi có tiếp xúc với những kiến thức
khác hơn và đặc biệt quan tâm về vấn đề chính trị hơn; từ đó tạo cho kiến thức
về xã hội (của tôi) vững chắc hơn. Một điểm nữa là trước khi đi tù cộng sản,
những kiến thức về pháp luật của tôi không được rõ ràng và luôn e dè phải đối
mặt với chính quyền, cũng như công an, an ninh…
Nhưng sau này tôi đã có thể vững vàng hơn một chút
về kiến thức pháp luật của mình, và biết được mình có những quyền hạn gì, có thể
‘thích nghi’ những điều luật đó ra sao để làm tốt các điều luật không vi phạm
quyền con người và phát huy được quyền con người của mình.
Gia
Minh: Ngoài những người đồng chí hướng, còn những bạn
học trước đây nay có liên lạc với Phương Uyên hay không?
Nguyễn
Phương Uyên: Ban đầu các bạn có nhắc, nhưng các bạn chưa có nghĩ
kỹ về hậu quả sau đó nếu tiếp xúc với Uyên; và Uyên cũng lo lắng cho vấn đề an
toàn của các bạn nên cũng không liên lạc thường xuyên; hiếm khi có những cuộc
trò chuyện.
Gia
Minh: Qua trải nghiệm những điều xảy ra đối với bản
thân, nếu có dịp được nói chuyện với những người đồng trang lứa hoặc trẻ hơn
thì Phương Uyên sẽ nói gì với họ?
Nguyễn
Phương Uyên: Qua những trải nghiệm, tôi cũng muốn nhắn nhủ với
các bạn trẻ rằng tuổi trẻ là tương lai của đất nước, mình phải biết được điều
đó để làm chủ cho vận mệnh đất nước; không nên tiếp tục tự vô cảm và vị kỷ cá
nhân để tình trạng đất nước trở nên xấu đi. Và đứng ở vị thế người làm chủ đất
nước, bên cạnh việc học để có kiến thức về một ngành nghề và có công việc tốt
trong tương lai, vấn đề quan tâm đến chính trị và vận mệnh đất nước là rất quan
trọng.
Gia
Minh: Cám ơn Nguyễn Phương Uyên đã dành cho Đài cuộc
nói chuyện hôm nay.
--------------------------------
NGUYỄN
PHƯƠNG UYÊN - VRNs
Đăng ngày: 17.03.2014
No comments:
Post a Comment