Posted by chepsuviet
on 02/03/2014
Có lẽ lịch sử tố tụng hình sự
của nhà nước Việt Nam cộng sản sẽ lại có thêm một trang vô cùng thú vị, khi mà
có những công dân được cho là bị “bôi nhọ” nhưng không tự đứng ra kiện cáo, mà
lại xuất hiện một công ty … điện thoại tố cáo – thưa kiện “hộ”. Chỉ thế
thôi, mà có kẻ bị đi tù “mục xương”.
Những công dân này lại là các
nhà lãnh đạo chóp bu của chế độ CSVN.
Đó là nói về vụ án Nhà
báo-Blogger Trương Duy Nhất bị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT “phản ánh” những
hành vi “bôi nhọ” một số vị “lãnh đạo Đảng” (không rõ là đảng nào, hay băng
đảng nào?), và “nhà nước” …
Chỉ một ngày sau khi nhận được
công văn phản ánh (25/5/2013), cơ quan công an đã có ngay quyết định khởi tố vụ
án (26/5/2013).
Quyết định khởi tố vụ án, rồi
ra cáo trạng, và đem ra xử, các cơ quan tố tụng này hoàn toàn không dựa trên
một đơn thư kiện cáo nào của các “bị hại”, là các công dân đang giữ cương vị
lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước VN. Điều này được thể hiện rất rõ qua CÁO
TRẠNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRUY TỐ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT.
Vậy thì dư luận có
thể đặt một dấu hỏi to tướng, là liệu các vị lãnh đạo được các cơ quan tố tụng
cho là đã bị ông Trương Duy Nhất “bôi nhọ”, có thực sự cảm thấy mình bị “bôi
nhọ” hay không? Hay là
ngược lại, họ tán thành, thậm chí rất ủng hộ cái việc gọi là “bôi nhọ” đó? Với
hành động gọi là “bôi nhọ”, cùng với việc họ im lặng như tán đồng, sẽ chỉ làm
tăng thêm uy tín cho họ trong mắt dân chúng, tỏ ra là những nhà lãnh đạo công
minh, có tinh thần khích lệ dân chủ.
Nếu xét theo những lời lẽ các
vị này chỉ đạo, giáo huấn cho cán bộ, đảng viên, hay từng hứa với nhân dân mỗi
lần tiếp xúc, thì khả năng họ ủng hộ các hành động gọi là “bôi nhọ” của ông
Trương Duy Nhất là rất cao. Nói đơn giản là họ vẫn thường kêu gọi, khuyến khích
người dân, cán bộ, đảng viên có những tiếng nói “phản biện”, những đánh giá,
góp ý thẳng thắn cho từng “công bộc”, “đầy tớ của nhân dân” hòng giúp cho bộ
máy chính quyền được hoàn thiện. Lại thêm gần đây họ đã đi đầu trong việc bỏ phiếu
tín nhiệm đánh giá cán bộ, v.v.. thì những việc làm của ông Trương Duy Nhất
chính là “quán triệt”, hiện thực hóa những gì họ mong mỏi.
Vậy một khi họ ủng hộ những
hành động của Trương Duy Nhất, mà các cơ quan tố tụng lại đem ông ra xử tù, thì
chẳng khác nào gây ra một dư luận hiểu lầm họ – các vị lãnh đạo là những kẻ dối
trá, hai mặt. Chính vậy mới có lời cảnh báo ở đầu bài, rằng không khéo chính
các quan tòa sẽ lại mắc tội “bôi nhọ lãnh đạo”, chứ không phải ông Trương Duy
Nhất.
Nếu đã phân tích cặn kẽ như
trên mà các vị quan tòa, các cơ quan tố tụng vẫn không hiểu ra, thì xin lấy một
ví dụ thật dân dã, may ra họ hiểu:
A bảo B: thằng C nó chửi: “Đ.
mẹ thằng B!“ đấy! Đánh bỏ mẹ nó đi.
C bảo B: Tao không chửi mày, nó
bịa chuyện đấy!
A vẫn nhắc lại, còn hét toáng
lên cả làng đều nghe thấy: Rõ ràng tao nghe nó chửi: “Đ. mẹ thằng B!”
mà.
Lúc này thì B mới tỉnh ra, bảo
A: nãy giờ tao chỉ nghe mày chửi tao thôi, hai lần rồi, chứ có nghe nó chửi
đâu. Mày chơi xỏ lá tao. Tao phải cho mày một trận.
B cho A ăn đòn nhừ tử!
Vậy lời kết ở đây là: hy vọng các lãnh đạo được coi là
“bị hại” trong vụ này nhận ra mình chính là nhân vật “B”, còn các cơ quan tố
tụng là “A”, và Trương Duy Nhất là “C”.
No comments:
Post a Comment