BBC
Cập nhật: 15:53 GMT -
thứ hai, 10 tháng 3, 2014
Nga lên án tình trạng “vô luật pháp” ở miền đông Ukraine,
nói dân quân cánh hữu “đồng lõa” với chính quyền mới ở Kiev.
Trong một thông cáo, bộ ngoại
giao Nga nói các tay súng đeo mặt nạ đã bắn vào người biểu tình hòa bình hồi
tuần rồi.
Nga cũng cáo buộc Ukraine không
tôn trọng tự do truyền thông sau khi bảy nhà báo Nga bị tạm giữ.
Ukraine và phương Tây lại cáo
buộc Nga dùng tuyên truyền sai lạc để biện hộ cho việc điều quân tại Crimea
thuộc Ukraine.
Moscow cũng bị cáo buộc khích
động bất ổn ở đông nam Ukraine, mặc dù Kremlin bác bỏ.
Hôm Chủ nhật, hàng chục ngàn
người tại Ukraine tổ chức các cuộc biểu tình vừa thân Nga vừa chống Nga.
Tại Sevastopol, Crimea, các
nhóm ủng hộ Moscow đã đánh các nhà hoạt động ủng hộ Ukraine, theo một phóng
viên BBC có mặt ở đó.
Dự kiến vào hôm 16/3 sẽ diễn ra
trưng cầu dân ý tại Crimea để hỏi về khả năng gia nhập Liên bang Nga.
Tuyên bố hôm thứ Hai của bộ
ngoại giao Nga nói các tay súng “có trang bị tốt” đã nổ súng vào người “biểu
tình hòa bình” tại Kharkiv hôm 8/3.
Đụng độ tại Sevastopol
Tại Kharkiv đã diễn ra nhiều
cuộc biểu tình chống lẫn nhau, và một số vụ đã xảy ra bạo lực.
Nga cũng nói bảy phóng viên
người Nga bị cảnh sát tạm giữ ở Dnipropetrovsk, cũng ở miền đông.
Tuyên bố cũng nói Nga ngạc
nhiên vì “sự im lặng đáng xấu hổ của các đối tác phương Tây, nhóm nhân quyền và
truyền thông nước ngoài”.
Trước đây Ukraine đã bác bỏ cáo
buộc tương tự của Nga, nói rằng Nga bóp méo sự thật để biện minh cho sự có mặt
quân sự tại Crimea.
Kiev chỉ ra rằng người của Tổ
chức An ninh và Hợp tác châu Âu không được dân quân thân Nga cho vào Crimea và
một số phóng viên bị dân quân đánh tại khu vực tự trị này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
khẳng định ông có quyền bảo vệ lợi ích của Nga và quyền của người gốc Nga tại
đó.
Hôm Chủ nhật, ông nói cuộc
trưng cầu dân ý tại Crimea là hợp pháp.
Tuy vậy, Thủ tướng Đức Angela
Merkel nói qua điện thoại với ông Putin rằng bà xem cuộc bỏ phiếu là phi pháp.
Các lãnh đạo của Mỹ và EU cảnh
báo Moscow sẽ chịu trừng phạt nếu quân Nga còn ở lại Crimea.
Thái độ Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình (phải) nói Trung Quốc muốn có
giải pháp chính trị và ngoại giao
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện qua
điện thoại với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
“Điều khẩn cấp nhất là mọi bên
bình tĩnh và kiềm chế,” theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Con đường chính trị và ngoại
giao phải được dùng để giải quyết khủng hoảng,” ông Tập được dẫn lời.
Ông Tập nói Trung Quốc sẵn sàng
liên lạc với tất cả các bên, kể cả Mỹ.
Ông nói với bà Merkel rằng tình
hình Ukraine “rất nhạy cảm” và cần được cân nhắc cẩn thận.
Tuần rồi, Trung Quốc nói trừng
phạt không phải là cách hay nhất để giải quyết xung đột.
Bắc Kinh cũng nói nước này tiếp
tục phát triển “hợp tác thân thiện” với Ukraine, và nói Trung Quốc tôn trọng
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
No comments:
Post a Comment