Sunday 9 March 2014

MƯỜI XU THẾ ĐỊNH HÌNH CHẤU Á TRONG NĂM 2014 (Evan A. Feigenbaum, Carnegie Endowment/EAF)




Evan A. Feigenbaum, Carnegie Endowment/EAF

Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Mar 8, 2014

Một năm 2014 đầy thách thức đang chờ đợi châu Á ở phía trước. Rủi ro chính trị sẽ tăng lên, căng thẳng an ninh sẽ gia tăng và sự hoài nghi sẽ tiếp tục bùng phát về việc liệu các chính phủ lớn ở châu Á có đủ quyết tâm đối với các chính sách cải cách tăng trưởng hay không. Mười xu hướng này sẽ định hình một châu Á đầy biến động trong mười hai tháng tới và thậm chí còn xa hơn nữa.

Đầu tiên, tin tốt là: Mối quan hệ của châu Á với nền kinh tế thế giới đang thay đổi theo cách kịch tính và tích cực.  Trong nhiều thập kỷ qua, các nước G7 đã thành công bước cửa ngõ của châu Á – bao gồm việc mua hàng hóa xuất khẩu từ châu Á và đầu tư mạnh vào các nền kinh tế ở châu lục này. Nhưng châu Á hiện đang trở thành một nhân tố chính trong những câu chuyện tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến. Và tại những một số nước khác đã tiêu thụ hàng hóa từ châu Á, chính người châu Á đang đầu tư và tiêu thụ nhiều hơn từ hải ngoại. Lấy Hoa Kỳ làm một dẫn chứng: Hiện nay, người châu Á là những người tiêu thụ chính các sản phẩm ngô và đậu tương của Mỹ (dùng làm thức ăn cho gia súc), thịt lợn (dùng làm thức ăn), và khí tự nhiên (cho các nhà máy điện). Không những vậy, họ cũng đang mua cổ phần trong các công ty và các nguồn lực của Hoa Kỳ.

Nhưng đây là tin xấu: Những thách thức chiến lược trọng tâm của châu Á ngày nay là cú va chạm giữa kinh tế và an ninh. Các nước tương tự đang cùng nhau kinh doanh, đầu tư và phát triển bị bủa vây bởi những căng thẳng an ninh và các mối quan hệ ngoại giao bất thường. Một trong những yếu tố chính là Trung Quốc. Vấn đề này được nêu ra một cách thẳng thừng, rằng ý đồ chiến lược lâu dài của Bắc Kinh đang gây không ít lo ngại đối với nhiều nước trong khu vực. Vì vậy, như một hàng rào chống lại chiến lược phát triển của Trung Quốc, nhiều nước châu Á đang tăng cường chính sách phòng thủ đồng thời phối hợp sâu sắc với phía Hoa Kỳ trong mặt trận chính trị. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu đối với nhiều nền kinh tế lớn của châu Á. Tuy nhiên, chỉ riêng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thì không thể giúpgiảm nhẹ cơ chế xung đột.

Những căng thẳng có thể sẽ diễn ra trong các vấn đề chung mang tính toàn cầu. Tuyên bố hồi tháng Mười một của Bắc Kinh về Khu vực Nhận diện Phòng không ở Hoa Đông đã đặt ra những câu hỏi sâu rộng hơn về việc cạnh tranh tuyên bố chủ quyền ở châu Á. Điều này có thể động chạm tới hàng hóa công cộng và tài sản chung toàn cầu – bao gồm không phận, không gian mạng và các đại dương. Bắc Kinh và Washington nói riêng dường như đang nói chuyện qua lại với nhau – Trung Quốc nói chủ yếu về chủ quyền và các tuyên bố lãnh thổ trong khi Hoa Kỳ phần lớn đặt nặng về quyền lợi và thông lệ quốc tế. Tranh chấp sẽ tăng lên vượt quá các thông điệp về tự do hàng hải và những diễn giải phân kỳ của luật pháp quốc tế.

Bằng con mắt cạnh tranh với Trung Quốc, Tokyo được trông đợi sẽ tiếp tục phục hồi lại năng lực ngoại giao với các nước châu Á trong năm 2014. Chỉ một năm bắt đầu lại nhiệm kỳ, Thủ tướng Shinzo Abe đã đi châu Á không ngừng, lôi kéo Ấn Độ và cam kết khoản viện trợ 20 tỷ USD cho các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tokyo có lịch sử lâu dài trong việc ngoại giao mạnh mẽ với người bạn châu Á. Nhưng nỗ lực của ông Abe sẽ kích thích sự cộng hưởng, đặc biệt khi đối mặt với chiến lược tăng cường cảnh giác giữa Tokyo và Bắc Kinh. Tokyo sẽ xem xét việc mở rộng công cụ của mình, tận dụng những dự án tài chính, thương mại, viện trợ, sự trao đổi người với người và thậm chí hợp tác an ninh. Tuy nhiên, tiếng vang này sẽ duy trì được bao lâu tại các nước Đông Nam Á –  những đất nước  từ lâu đã tìm cách thúc đẩy sự cân bằng giữa Bắc Kinh và Tokyo –  lại là một câu hỏi khác. Điều này sẽ đặc biệt trả lời cho việc liệu ông Abe có thành công trong nỗ lực biến Trung Quốc trở thành một lá chắn để thúc đẩy mối quan hệ giữa Tokyo với các nước trong khu vực châu Á hay không.

Quyết định hành xử ông Jang Song-thaek hồi tháng Mười hai – người dượng của Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un – và sự thanh lọc trong chính quyền độc tài này đã đặt ra câu hỏi cơ bản về sự ổn định của chế độ Bình Nhưỡng. Và không loại bỏ nguy cơ sẽ tiếp tục gia tăng tại đây trong năm 2014. Bình Nhưỡng có thiên hướng hành động khiêu khích vì họ cho rằng nếu làm như vậy thì sẽ đặt ra sự lựa chọn khó khăn đối với tất cả các nước ở Đông Bắc Á. Thời gian qua, Trung Quốc đã cho thấy họ cố gắng ra sức cưỡng chế Bắc Triều Tiên trong khi Seoul và Washington đặt cược rằng đòn bẩy Trung Quốc có thể hạn chế hành vi của Bình Nhưỡng. Trong khi đó, những bóng ma của lịch sử đã làm điêu đứng nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc khuyến khích hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Cái bóng Trung Quốc đang dần trỗi dậy phía sau Seoul nhưng Nam Hàn cũng đã cẩn thận để không dựa quá nhiều về phía Tokyo. Và nếu các biến động ở Bắc Triều Tiên không thể mang hai đồng minh của Mỹ lại để cùng phối hợp trong lĩnh vực an ninh và kế hoạch dự phòng thì điều gì khác sẽ mang hai nước này lại với nhau?

Trong khi đó về  phần mình thì Washington phải đưa ra những lựa chọn trong năm 2014 nhằm kiểm định vai trò truyền thống của Hoa Kỳ ở châu Á. Trong những năm gần đây, vai trò an ninh chính ở châu Á của Hoa Kỳ cũng được tăng cường, nhưng các đồng minh của Washington nói riêng sẽ tiếp tục lo lắng và theo dõi xem liệu Hoa Kỳ có đảo ngược được những ảnh hưởng suy yếu trong thế trận quốc phòng và liệu nước này có tạo ra các khoản đầu tư dài hạn trong hoàn cảnh thách thức mới ở khu vực châu Á hay không. Vì sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ đã phần nào suy giảm nên cho đến nay vẫn chưa rõ liệu vai trò của họ có bền vững khi hay không.

Một thử nghiệm khác cho thấy phương pháp lãnh đạo cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp mang lại hiệp định thương mại toàn cầu và khu vực. Một loạt các hiệp định thương mại ưu đãi trong khu vực hiện cũng trở nên cạnh tranh hơn vì châu Á trở nên ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng bao gồm Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ hậu thuẫn và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực châu Á (RCEP), trong đó không bao gồm Hoa Kỳ. Nhiều người xem TPP và RCEP là đối thủ cạnh tranh hiện nay. Và trong những năm gần đây, một số người ở Bắc Kinh đã xem xét TPP một cách thận trọng và cho đó như một phần trong chiến lược ngăn chặn [Trung Quốc] của Hoa Kỳ. Nhưng mọi thứ có thể thay đổi vào năm 2014 khi Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm đến TPP. Điều này cho thấy đây không phải là cuộc cạnh tranh giữa các mô hình có tầm nhìn ngắn hạn. Chỉ ó điều khoảng cách giữa yêu cầu của TPP và các thoả thuận nội địa của Trung Quốc hiện rất lớn. Nhưng nếu TPP được ký kết vào năm 2014 thì nó sẽ thiết lập một tiêu chuẩn cạnh tranh mới ở châu Á.

Nỗ lực cải cách của Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn vì mô hình tăng trưởng của nước này đã bắt đầu suy yếu. Bắc Kinh kết thúc năm 2013 bằng việc thông qua một chương trình cải cách kinh tế sâu rộng gồm các cam kết tự do hóa tài chính, sửa chữa mạng lưới an toàn xã hội của Trung Quốc, bảo vệ quyền sở hữu tại nông thôn và đặt nặng năng lực lượng thị trường. Nhưng những cải cách nhằm mục đích cung cấp cho thị trường một vai trò quyết định hơn không thể thành công trừ khi nhà nước bắt đầu giảm một số chức năng chủ chốt trong nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên chiến với ‘quyền lợi’ đó vốn là điều đang cản trở cải cách thị trường phát triển. Tuy nhiên, quyền lợi lớn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc là bản thân nhà nước có vai trò quá lớn trong khu vực, như kiểm soát giá cả, và điều đó sẽ tốt hơn nếu để cho thị trường tự quyết. Những thay đổi lớn nhất có khả năng xảy ra là hướng tới giá thị trường và đẩy mạnh các bước tự do hóa lãi suất. Trong khi đó, các cuộc cạnh tranh lớn nhất sẽ vượt trên những hạn chế về di cư trong nước và các khoản trợ cấp cung cấp cho các công ty nhà nước.

Các nhà đầu tư toàn cầu thiếu kiên nhẫn và sự phẫn nộ của các cử tri trong nước sẽ đẩy và kéo một số chính phủ ở châu Á theo hướng cạnh tranh trong năm 2014. Ở Ấn Độ, cải cách thuế, bảo hiểm và mua lại đất đai đã bị đình trệ, niềm tin đã bị đánh chìm, và một cuộc bầu cử quốc gia cấp phát có vẻ như không mang lại bất kỳ viễn cảnh có lợi nào cho các sáng kiến ​​táo bo hơn. Tokyo phải đối mặt với thái độ hoài nghi rằng chương trình nghị sự kinh tế của Thủ tướng Abe  có thể cung cấp một chiến lược phát triển dài hạn – chiến lược có thể đưa Nhật Bản trở lại một nền kinh tế bền vững. Niềm tin của các nhà đầu tư cũng sẽ được mang thử nghiệm ở Thái Lan, nơi mà xung đột chính trị vẫn tiếp diễn. Trong khi đó tại Indonesia, nơi tăng trưởng chậm lại đã được quản lý chủ yếu thông qua chính sách tiền tệ chứ không phải bằng cải cách chính sách. Ở Malaysia, chính phủ đã ghi điểm nhờ cắt giảm trợ cấp, tăng giá thuế quan và di chuyển để giới thiệu các loại thuế tiêu thụ mới nhằm giải quyết vốn thâm hụt ngân sách của nước này.

Áp lực kinh tế và chiến lược mới cũng sẽ xuất hiện ở lục địa châu Á trong năm 2014. Nền kinh tế Trung Á sẽ gặp thêm một số thử thách trong bối cảnh Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, các sáng kiến ​​đầu tư và cơ s h tng mi ca Trung Quc, nhng n lc ca Nga trong vic m rng liên minh thuế quan ưu đãi ca mình, và qu đạo không chc chn ca Iran. Cho đến nay, s hp tác kinh tế đã lớn hơn nhiều so với bên ngoài khu vực giữa bản thân các quốc gia Trung Á với nhau. Tuy nhiên, việc hợp tác hiện rất quan trọng bởi các nền kinh tế đất liền dựa vào quyền hạn xung quanh để trao đổi hàng hoá và tài nguyên. Và áp lực ngày càng tăng đối với các chính phủ ở Trung Á để đổi lấy những lợi ích kinh tế lâu dài hơn.

Hai thập kỷ qua, châu Á đã bất chấp những dự báo ảm đạm của những người tin rằng tương lai của khu vực sẽ giống như các cuộc xung đột trong quá khứ của châu Âu. Nhưng các nước châu Á đã thành công trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh để phát triển và thịnh vượng cùng nhau trong khi vẫn giữ các tranh chấp của họ trong tầm kiểm soát. Câu hỏi đặt ra là quỹ đạo tích cực đó sẽ kéo dài được bao lâu. Nếu các nước châu Á thử đặt ra những thử nghiệm khó khăn mới này để nỗ lực xây dựng một tương lai chung thì trong năm tới đây cả khu vực sẽ chứng kiến nhiều sự mới lạ.

Evan A. Feigenbaum là Cộng tác viên không thường trú của Chương trình Châu Á, Quỹ nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info


No comments:

Post a Comment

View My Stats