05.03.2014
Hoa Kỳ và các nước đồng minh Châu Âu tiếp tục bàn thảo về
cách ứng phó với những hành động của Nga ở Ukraina. Theo tường thuật của thông
tín viên Arash Arabasadi của đài VOA, hiện chưa rõ Washington và Brussels có
thể làm gì để cho Moscow thay đổi đường lối.
Căng thẳng ở Ukraina tiếp tục leo thang và ngày càng có nhiều chính khách Mỹ lên tiếng hô hào cho một phản ứng mạnh mẽ của Washington.
Nhưng ông Ian von Gordon, Giám đốc Phòng Công tác của Viện Huấn luyện Bảo vệ Ngoại giao, nói rằng điều đó có phần chắc sẽ không xảy ra.
"Hoa Kỳ, bất kể là có đưa ra những lời đe dọa như thế nào đi nữa, cũng sẽ không được xem xét một cách nghiêm túc. Việc đó sẽ giống như hành động giậm chân của một đứa trẻ lên hai."
Ông Gordon cho rằng tuy Hoa Kỳ có thể lên tiếng để bày tỏ sự chống đối, nhưng vấn đề Ukraina rốt cuộc vẫn là một vấn đề mà các nước Châu Âu phải lo liệu.
"Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên Châu Âu để họ nhận lãnh trách nhiệm đối với những vấn đề ở sân sau của họ."
Ông Michael O’Hanlon là người đứng đầu chương trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Brookings ở Washington. Ông cho rằng vào lúc này những sự đe dọa sử dụng sức mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ giới hạn ở mục tiêu gây áp lực lên tân chính phủ Ukraina, là chính phủ có chủ trương thân Tây phương.
"Ông ấy sẵn sàng làm cho họ lo lắng và làm cho họ tin là ông ấy có nhiều lựa chọn khác nhau. Trên cơ bản thì đây là một hình thức ngoại giao cưỡng ép để làm cho tân chính phủ ở Ukraina phải có thái độ tôn trọng nhiều hơn đối với các thành phần thân Nga ở Ukraina."
Ukraina là một nước bị chia rẽ. Phần đông những người ở miền tây nói tiếng Ukraina và ngã về các nước láng giềng trong Liên hiệp Châu Âu. Đa số những người ở các khu vực miền nam và miền đông nói tiếng Nga và muốn có những mối liên hệ chặt chẽ hơn với Moskova.
Ông Steven Bucci, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage, nhận định như sau về tình hình hiện nay ở Ukraina.
"Nước này đang đối mặt với mối rủi ro của một sự phân hóa hết sức nghiêm trọng."
Ông Bucci nói rằng Washington không có nhiều ảnh hưởng ở Ukraina.
"Chúng ta không có bao nhiêu sự lựa chọn để đối phó với vấn đề này, ngoại trừ việc sử dụng ngôn từ. Mà việc sử dụng ngôn từ trong trường hợp này, theo nhận xét của tôi, sẽ không có nhiều tác dụng."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ ba đã tới Kyiv để bày tỏ hậu thuẫn cho tân chính phủ Ukraina. Ông loan báo kế hoạch viện trợ 1 tỉ đô la cho Ukraina.
Theo lịch trình đã được ấn định, ông Kerry hôm nay sẽ họp với ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris để tìm cách giải quyết vấn đề Ukraina.
Căng thẳng ở Ukraina tiếp tục leo thang và ngày càng có nhiều chính khách Mỹ lên tiếng hô hào cho một phản ứng mạnh mẽ của Washington.
Nhưng ông Ian von Gordon, Giám đốc Phòng Công tác của Viện Huấn luyện Bảo vệ Ngoại giao, nói rằng điều đó có phần chắc sẽ không xảy ra.
"Hoa Kỳ, bất kể là có đưa ra những lời đe dọa như thế nào đi nữa, cũng sẽ không được xem xét một cách nghiêm túc. Việc đó sẽ giống như hành động giậm chân của một đứa trẻ lên hai."
Ông Gordon cho rằng tuy Hoa Kỳ có thể lên tiếng để bày tỏ sự chống đối, nhưng vấn đề Ukraina rốt cuộc vẫn là một vấn đề mà các nước Châu Âu phải lo liệu.
"Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên Châu Âu để họ nhận lãnh trách nhiệm đối với những vấn đề ở sân sau của họ."
Ông Michael O’Hanlon là người đứng đầu chương trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Brookings ở Washington. Ông cho rằng vào lúc này những sự đe dọa sử dụng sức mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ giới hạn ở mục tiêu gây áp lực lên tân chính phủ Ukraina, là chính phủ có chủ trương thân Tây phương.
"Ông ấy sẵn sàng làm cho họ lo lắng và làm cho họ tin là ông ấy có nhiều lựa chọn khác nhau. Trên cơ bản thì đây là một hình thức ngoại giao cưỡng ép để làm cho tân chính phủ ở Ukraina phải có thái độ tôn trọng nhiều hơn đối với các thành phần thân Nga ở Ukraina."
Ukraina là một nước bị chia rẽ. Phần đông những người ở miền tây nói tiếng Ukraina và ngã về các nước láng giềng trong Liên hiệp Châu Âu. Đa số những người ở các khu vực miền nam và miền đông nói tiếng Nga và muốn có những mối liên hệ chặt chẽ hơn với Moskova.
Ông Steven Bucci, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage, nhận định như sau về tình hình hiện nay ở Ukraina.
"Nước này đang đối mặt với mối rủi ro của một sự phân hóa hết sức nghiêm trọng."
Ông Bucci nói rằng Washington không có nhiều ảnh hưởng ở Ukraina.
"Chúng ta không có bao nhiêu sự lựa chọn để đối phó với vấn đề này, ngoại trừ việc sử dụng ngôn từ. Mà việc sử dụng ngôn từ trong trường hợp này, theo nhận xét của tôi, sẽ không có nhiều tác dụng."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ ba đã tới Kyiv để bày tỏ hậu thuẫn cho tân chính phủ Ukraina. Ông loan báo kế hoạch viện trợ 1 tỉ đô la cho Ukraina.
Theo lịch trình đã được ấn định, ông Kerry hôm nay sẽ họp với ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris để tìm cách giải quyết vấn đề Ukraina.
----------------------------------
05.03.2014
NATO và Nga đồng ý gặp nhau hôm
nay, thứ Tư, để bàn về cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Cuộc họp tại Brussels sẽ là
cuộc tiếp xúc công khai đầu tiên giữa liên minh phòng thủ của các nước phương
Tây với các đặc sứ của Nga kể từ khi các lực lượng Nga tiến vào bán đảo Crimea
của Ukraina hồi cuối tuần trước.
Hôm qua, NATO nói rằng sự hiện diện quân sự của Nga tại Ukraina tác động nghiêm trọng đến an ninh và ổn định của khu vực Âu châu-Ðại tây dương.”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry dự trù sẽ họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris trong ngày hôm nay.
Ông Kerry đã đến thủ đô Kiev ngày hôm qua để họp với các giới chức Ukraina, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ muốn vụ khủng hoảng giảm bớt cường độ.
"Ngoại giao và tôn trọng chủ quyền, chứ không phải sức mạnh đơn phương, là cách thức tốt nhất để giải quyết những tranh chấp như thế này trong thế kỷ 21. Tổng thống Obama và tôi muốn nói rõ với Nga và cả thế giới rằng chúng tôi không muốn có chiến tranh. Có một phương cách tốt hơn để Nga bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ tại Ukraina."
Tại một bữa tiệc gây quỹ tối hôm qua, Tổng thống Obama nói Nga vi phạm luật pháp quốc tế và đang sử dụng quân đội “để tìm cách ép buộc người dân Ukraina.” Trước đó, ông nói với các phóng viên báo chí rằng cộng đồng quốc tế muốn bảo đảm là quyền của người Ukraina phải được tôn trọng.
"Tôi nghĩ rằng mọi người đều nhận thấy Nga có những lợi ích chính đáng tại quốc gia láng giềng đang bị xáo trộn này, nhưng điều đó không có nghĩa là Nga có quyền dùng vũ lực như là một phương tiện để phát huy ảnh hưởng bên trong quốc gia này."
Tổng thống Obama kêu gọi Nga đối thoại với chính phủ lâm thời Ukraina, và để cho các quan sát viên quốc tế xác định xem người sắc tộc Nga ở Ukraina có đang bị đe dọa như cáo buộc của Moscow hay không.
Trong cuộc họp báo ở Moscow sau những phát biểu của Tổng thống Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin bênh vực cho sự can thiệp quân sự của Nga tại Crimea.
Nhà lãnh đạo Nga nói rằng ông giữ quyền bảo vệ cho người Nga ở Ukraina. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng các thành phần vũ trang ngăn chận các đơn vị quân đội Ukraina trong khu vực là thuộc các “lực lượng tự vệ địa phương,” chứ không phải là binh sĩ Nga.
Tổng thống Obama phản bác rằng Moscow không có quyền hợp pháp để can thiệp bằng quân sự, và ông nói rằng Tổng thống Putin “hình như có một nhóm các luật sư khác đang diễn giải luật pháp theo một cách khác.”
Chính quyền của Tổng thống Obama cũng loan báo một khoản hỗ trợ năng lượng trị giá 1 tỉ đôla cho Ukraina, quốc gia đang bên bờ vực phá sản.
Bán đảo Crimea được nhà cựu lãnh đạo Liên Xô năm 1954 là ông Nikita Khrushchev đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina. Bán đảo này vẫn thuộc Ukraina khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Crimea có một đường biên giới ngắn với Nga ở điểm cực đông, và cảng Sevastapol ở Crimea là căn cứ của Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Ða số cư dân ở Crimea là người sắc tộc Nga, nhưng nơi này cũng là quê hương của người sắc tộc Tatar theo Hồi giáo thường tỏ ra khinh khi Nga.
Các giới chức Ukraina nói rằng Moscow đã đưa 16.000 binh sĩ đến Crimea kể từ tuần trước.
Những xáo trộn ở Ukraina bắt đầu hồi tháng 11 năm ngoái, khi Tổng thống Viktor Yanukovych rút khỏi một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp Âu châu để quay sang thắt chặt hơn các quan hệ với Nga và nhận sự hỗ trợ kinh tế từ Moscow. Ðộng thái đó đã gây ra những cuộc biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kyiv và nhiều nơi khác trên khắp Ukraina, và cuối cùng đã buộc Tổng thống thân Nga Viktot Yanukovych trốn khỏi Kiev, chạy sang Nga vào cuối tháng 2.
Hôm qua, NATO nói rằng sự hiện diện quân sự của Nga tại Ukraina tác động nghiêm trọng đến an ninh và ổn định của khu vực Âu châu-Ðại tây dương.”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry dự trù sẽ họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris trong ngày hôm nay.
Ông Kerry đã đến thủ đô Kiev ngày hôm qua để họp với các giới chức Ukraina, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ muốn vụ khủng hoảng giảm bớt cường độ.
"Ngoại giao và tôn trọng chủ quyền, chứ không phải sức mạnh đơn phương, là cách thức tốt nhất để giải quyết những tranh chấp như thế này trong thế kỷ 21. Tổng thống Obama và tôi muốn nói rõ với Nga và cả thế giới rằng chúng tôi không muốn có chiến tranh. Có một phương cách tốt hơn để Nga bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ tại Ukraina."
Tại một bữa tiệc gây quỹ tối hôm qua, Tổng thống Obama nói Nga vi phạm luật pháp quốc tế và đang sử dụng quân đội “để tìm cách ép buộc người dân Ukraina.” Trước đó, ông nói với các phóng viên báo chí rằng cộng đồng quốc tế muốn bảo đảm là quyền của người Ukraina phải được tôn trọng.
"Tôi nghĩ rằng mọi người đều nhận thấy Nga có những lợi ích chính đáng tại quốc gia láng giềng đang bị xáo trộn này, nhưng điều đó không có nghĩa là Nga có quyền dùng vũ lực như là một phương tiện để phát huy ảnh hưởng bên trong quốc gia này."
Tổng thống Obama kêu gọi Nga đối thoại với chính phủ lâm thời Ukraina, và để cho các quan sát viên quốc tế xác định xem người sắc tộc Nga ở Ukraina có đang bị đe dọa như cáo buộc của Moscow hay không.
Trong cuộc họp báo ở Moscow sau những phát biểu của Tổng thống Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin bênh vực cho sự can thiệp quân sự của Nga tại Crimea.
Nhà lãnh đạo Nga nói rằng ông giữ quyền bảo vệ cho người Nga ở Ukraina. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng các thành phần vũ trang ngăn chận các đơn vị quân đội Ukraina trong khu vực là thuộc các “lực lượng tự vệ địa phương,” chứ không phải là binh sĩ Nga.
Tổng thống Obama phản bác rằng Moscow không có quyền hợp pháp để can thiệp bằng quân sự, và ông nói rằng Tổng thống Putin “hình như có một nhóm các luật sư khác đang diễn giải luật pháp theo một cách khác.”
Chính quyền của Tổng thống Obama cũng loan báo một khoản hỗ trợ năng lượng trị giá 1 tỉ đôla cho Ukraina, quốc gia đang bên bờ vực phá sản.
Bán đảo Crimea được nhà cựu lãnh đạo Liên Xô năm 1954 là ông Nikita Khrushchev đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina. Bán đảo này vẫn thuộc Ukraina khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Crimea có một đường biên giới ngắn với Nga ở điểm cực đông, và cảng Sevastapol ở Crimea là căn cứ của Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Ða số cư dân ở Crimea là người sắc tộc Nga, nhưng nơi này cũng là quê hương của người sắc tộc Tatar theo Hồi giáo thường tỏ ra khinh khi Nga.
Các giới chức Ukraina nói rằng Moscow đã đưa 16.000 binh sĩ đến Crimea kể từ tuần trước.
Những xáo trộn ở Ukraina bắt đầu hồi tháng 11 năm ngoái, khi Tổng thống Viktor Yanukovych rút khỏi một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp Âu châu để quay sang thắt chặt hơn các quan hệ với Nga và nhận sự hỗ trợ kinh tế từ Moscow. Ðộng thái đó đã gây ra những cuộc biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kyiv và nhiều nơi khác trên khắp Ukraina, và cuối cùng đã buộc Tổng thống thân Nga Viktot Yanukovych trốn khỏi Kiev, chạy sang Nga vào cuối tháng 2.
-------------------------------
04.03.2014
Trong lúc căng thẳng quân sự dâng cao giữa Nga và
Ukraina, Moskva đang gia tăng áp lực kinh tế đối với chính phủ Kyiv nợ nần
chồng chất.
Nga cho biết bắt đầu từ tháng sau họ sẽ chấm dứt việc giảm 33% giá khí đốt thiên nhiên vẫn đang được bán cho Ukraina.
Tập đoàn Gazprom của Nga cho biết họ ngưng giảm giá bởi vì Ukraina đã không thanh toán hóa đơn khí đốt và đang mắc nợ công ty năng lượng này hơn 1,5 tỉ USD.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc tăng giá khí đốt "không liên quan gì" đến vụ đối đầu ở bán đảo Crimea của Ukraina. Ông nói: "Chúng tôi cho họ tiền. Họ không trả đúng hạn."
Gazprom đã cấp cho Ukraina một khoản vay 3 tỉ USD để trang trải khoản nợ. Hãng tin AFP cho hay Liên minh châu Âu sẽ cung cấp cho Ukraina 2 tỉ USD để trả nợ tiền khí đốt, một phần trong gói hỗ trợ kinh tế mà EU đang soạn thảo để hỗ trợ Kyiv.
Ukraina nói rằng họ đang cạn tiền và cần 35 tỉ USD trong 2 năm tới để thanh toán nợ của mình.
Nga cho biết bắt đầu từ tháng sau họ sẽ chấm dứt việc giảm 33% giá khí đốt thiên nhiên vẫn đang được bán cho Ukraina.
Tập đoàn Gazprom của Nga cho biết họ ngưng giảm giá bởi vì Ukraina đã không thanh toán hóa đơn khí đốt và đang mắc nợ công ty năng lượng này hơn 1,5 tỉ USD.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc tăng giá khí đốt "không liên quan gì" đến vụ đối đầu ở bán đảo Crimea của Ukraina. Ông nói: "Chúng tôi cho họ tiền. Họ không trả đúng hạn."
Gazprom đã cấp cho Ukraina một khoản vay 3 tỉ USD để trang trải khoản nợ. Hãng tin AFP cho hay Liên minh châu Âu sẽ cung cấp cho Ukraina 2 tỉ USD để trả nợ tiền khí đốt, một phần trong gói hỗ trợ kinh tế mà EU đang soạn thảo để hỗ trợ Kyiv.
Ukraina nói rằng họ đang cạn tiền và cần 35 tỉ USD trong 2 năm tới để thanh toán nợ của mình.
No comments:
Post a Comment