Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp.
Bài viết này mạnh dạn nêu một số nhận định, phỏng đoán và liên hệ với Việt Nam.
Những biến cố lịch sử Ukraina
Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, có
chung biên giới với Liên bang Nga ở phía đông. Hình thành từ thế kỷ 9 sau công
nguyên, năm 1922 Ukraina trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ
nghĩa nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, Liên Xô
sụp đổ, Ukraina tách ra thành một quốc gia độc lập gồm 24 tỉnh, một nước cộng
hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương: Kiev và Sevastopol.
Cách mạng Cam lẽ ra đã có thể đưa Ukraina vào bước
ngoặt lịch sử để tiến mạnh trên đường dân chủ hóa. Tiếc rằng do đấu đá tranh
giành quyền lực giữa ông Viktor Yanukovych, ông Viktor Yushchenko và bà Yulia
Tymoshenko, chính trường Ukraina đã trở nên rối loạn.
Năm 2004, thủ tướng Viktor
Yanukovych tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu
cử để trở thành Tổng thống. Dựa vào phán xét kết quả bầu cử là gian lận của
Tòa
án Tối cao Ukraina, Viktor
Yushchenko đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Cam
và cùng bà Yulia
Tymoshenko lên nắm quyền, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Cuộc
đấu đá tiếp diễn, năm 2006 Yanukovych
được trở lại làm Thủ tướng cho tới cuộc
bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 thì phải nhường ghế cho Tymoshenko.
Đến cuộc bầu cử 2010, Viktor
Yanukovych lại đánh bại Tymoshenko để trở lại ghế tổng thống.
Nắm được quyền lực, không chăm lo xây dựng chính
quyền do dân, vì dân mà V. Yanukovych tha hóa biến chất rất nhanh. Bất mãn
trước một chính quyền độc tài, độc đoán với nạn tham nhũng tràn lan làm cho
kinh tế sa sút và chênh lệch giầu nghèo doãng rất xa, hàng loạt cuộc biểu tình
nổi lên ngày một nhiều nhưng chính quyền đã không những không biết soi vào đấy
để chỉnh đốn, cải tạo mà ra tay đàn áp. Cuộc đàn áp dã man sinh viên biểu tình
ở thủ đô Kiev đầu tháng 2 năm 2014 đã như đổ dầu vào lửa làm bùng phát quyết
liệt tinh thần phản kháng uy hiếp mạnh đến mức Tổng thống phải bỏ dinh thự chạy
trốn rồi chuồn khỏi đất nước.
Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina bỏ phiếu bãi
chức tổng thống vào ngày 22 tháng 2 năm 2014 với tỷ lệ phiếu thuận là 328 trên
340.
Nguyên nhân sụp đổ chính quyền Yanukovych
Mâu thuẫn xã hội đã âm ỷ trong nhiều tháng, nhiều
năm nhưng nó chỉ bùng phát dữ dội đủ làm cho chính quyền Yanukovych sụp đổ
tuồng như bất ngờ khi Tổng thống từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina
và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ
giúp từ phía Nga.
Ukraina như tấm bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu
Âu. Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu,
biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều rất kiêng
cữ đối với Nga. Ukraina lại có bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, nơi được xem
là cửa ngõ của hải quân và hàng hải Nga.
Trong bán đảo Crimea, Nga có căn cứ hải quân đóng
tại Sébastopol. Tại đây lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn :
1/ từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) để vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St
Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn
cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái
Bình dương.
Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới
2042. Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017
nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm cho tới 2042 với giá
chưa đến 100 triệu USD/ năm.
Để mua chuộc và “gìn giữ” Ukraina, năm 2013, tổng
thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của
Ukraina như một cách giúp đỡ nước này vực dậy nền kinh tế đã kiệt quệ. Không
chỉ “cứu đói”, Nga còn ra tay “cứu rét” cho Ukraina khi tuyên bố sẽ giảm giá
khí đốt 30%. Cử chỉ nghĩa hiệp - như bầy trải bữa cơm thịnh soạn trước cơn đói
lòng như vậy - nhẽ ra phải được nhân dân Ukraina hồ hởi đón nhận nhưng không
ngờ cánh tay người biểu tình càng giơ cao hơn, tiếng thét càng lớn hơn cả khi
người dân Ukraina gia nhập vào các đoàn biểu tình chống tham nhũng từng nổ ra.
Phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe rất rõ ở đây những khẩu hiệu thiêng
liêng đòi Tự do, Độc lập, Dân chủ.
Các nước xung quanh trước kia xem Nga như trung tâm
của nền văn minh Chính Thống Giáo để rồi từ đấy họ bị Nga lôi kéo vào chủ nghĩa
Mác. Hậu quả mà họ được nếm trải là một xã hội độc tài, bất công; tình trạng
tham nhũng lan tràn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; tài nguyên môi
trường trong nước bị phung phí hủy hoại; kinh tế kém phát triển; đời sống khó
khăn.
Để khống chế “con tin”, một mặt Nga dùng mọi phương
kế ngăn chận ảnh hưởng của Phương Tây với những giá trị tinh thần nhân bản cao
cả; một mặt dùng con bài năng lượng cùng với bộ máy quân sự hùng mạnh để đe dọa
lân bang.
Những diễn biến bên trong Ucraina hoàn toàn là vấn
đề nội bộ. Chưa ai cầu mà tổng thống Putin đã khẩn trương ra lệnh cho 150.000
binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraina. Ông lại yêu cầu
Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn
công nước láng giềng. 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea. Truyền hình
Ukraine vào tối 4/3 cho biết nhiều tay súng đã tìm cách chiếm một căn cứ tên
lửa phòng không ở phía Bắc thành phố Sevastopol.
Liên hệ với Việt Nam
Sau Chiến tranh Thế giới II (1939–1945), cuộc Chiến
tranh Lạnh đã dấy lên chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và
các quốc
gia vệ tinh của nó với các cường quốc thuộc thế
giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô
sụp đổ, 1991, Chiến tranh Lạnh biến tướng và tiếp diễn trong cuộc chạy đua vươn
tới bá chủ của ba đại cường quốc: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. Ba đại cường quốc
này thi nhau thành lập các liên minh liên kết và ép buộc các nước nhỏ, đặc biệt
là các lân bang trở thành chư hầu để tăng cường thanh thế, mở rộng tầm ảnh
hưởng, áp đảo đối phương.
Một số nước nhỏ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh
này. Tại đây, việc chọn nước nào trong ba nước trên làm đối tác chiến lược ưu
tiên số một có ý nghĩa trọng đại và nhiều khi trở thành mâu thuẫn gay gắt trong
nội bộ.
Ở Ukraina, như đã thấy, việc chọn Nga hay Phương Tây
đã trở thành yếu tố quyết định để nhân dân ủng hộ hay phế truất lãnh đạo. Miếng
mồi thơm 15 tỷ USD của ông Putin không xua tan được nỗi cay cực của nhân dân
Ucraina vì đã ghi sâu trong tâm khảm rằng chính họ là nạn nhân của Stalin khi
bị dùng làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm
1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói.
Tất nhiên, yếu tố quyết định đó không phải là duy
nhất. Bên cạnh đó còn nhiều nhiều yếu tố khác thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, đặc biệt là tham nhũng.
Việt Nam cũng đang chất chứa trong lòng nhiều yếu tố
Ukraina khuếch đại.
Tuy lâm cảnh nghèo khó nhưng Ukraine có thu nhập bình
quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của Ngân hàng Thế giới
là hơn 3.800 USD so với con số 1.800 của Việt Nam.
Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100
nước tham nhũng nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của Minh bạch Quốc tế tính
cho năm 2013, nếu Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước thì thứ hạng của
Việt Nam cũng đến 116.
Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra ở Việt
Nam quyết liệt hơn ở Ucraina rất nhiều. Nó thường trực. Nó thiên biến văn hóa,
xẩy ra mọi chốn mọi nơi. ĐCSVN gọi nó là cuộc đấu tranh “Chống Diễn biến Hòa
bình” và là nỗi ám ảnh gây bệnh tâm thần, đến nỗi Đảng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Chọn hướng ưu tiên ở phía Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang
là mâu thuẫn dễ dãn đến xung đột ngày càng lớn giữa nhân dân Việt Nam, đại đa
số đảng viên CSVN với một bộ phận lãnh đạo ĐCSVN. (Hy vọng rằng không phải tất
cả, chỉ một bộ phận thôi, mà bộ phận này cũng đang nhỏ dần).
Rước Trung
Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bauxite đã là tội lỗi tầy đình thời Nông Đức
Mạnh. Sau lại tiếp tục bán rừng đầu nguồn cho họ và kéo họ vào Khu kinh tế Vũng
Áng-Formosa, Nhiệt điện, Xi măng Hải Phòng... để mọc lên nhan nhản những làng
Trung Quốc, những phố đèn lồng đỏ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Dương…!
Có thể biểu dương thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi hôm
qua (11-3-2014), trong buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về
vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng
lao động ngoài Biển Đông.
Nhưng, sao những biểu hiện dù chỉ dè dặt như vậy còn
hiếm hoi quá. Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng mà miệng như ngậm hột thị, hầu như
không thấy hé răng đề cập đến vấn đề hệ trọng hàng đầu của đất nước hiện nay
bao giờ.
Tệ đến mức, khi Trung Quốc đã ngang ngược thành lập
thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa và trên biển của ta, Quốc hôi yêu cầu cho
nghe báo cáo tình hình thì ông Chủ tịch Quốc hội NPT dám trâng tráo tuyên bố
“Biển Đông không có gì mới”.
Càng tệ hại hơn khi TBT ĐCSVN chủ trương mở đường
cho Trung Quốc vào Việt Nam dẹp loạn.
(Văn bản ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào ngày
15-10-2011 ghi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa
hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn
công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối
hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. Và tôi
đã chất vấn: “Ai cho phép ông Trọng đem tài sản và xương máu của công an Việt
Nam sang tăng cường phối hợp để giữ gìn ổn định trong nước Trung Quốc? Ai cho
phép ông Trọng mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam để “tăng cường phối hợp và
ủng hộ lẫn nhau” trong cái gọi là “giũ gìn ổn định trong nước” của ta?).
Giữa nhân dân và một bộ phận trong lãnh đạo Đảng,
những nhận định và chủ trương ứng phó với Trung Quốc dường như khác biệt nhau
đến mức đối nghịch. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn đều bị ngăn
trở hoặc đàn áp dã man. Dẫu sao chắc chắn sẽ không thể nào dập tắt được ý chí
đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc.
So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham
nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh… đấu tranh vì
nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn
hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác.
Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến
lúc có thể tóm cổ hết những “con rệp”, những “con ong trong tay áo” và lật nhào
bọn Lê Chiêu Thống, Trân Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt
Nam.
Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2014
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0984 724 185
No comments:
Post a Comment