Thứ ba 11 Tháng Ba 2014
Kịch bản chia cắt đất nước Ukraina đang ngày càng trở nên rõ nét với sự hỗ
trợ của một bộ phận người Ukraina thân Nga, những người đang muốn quay lại núp
bóng Matxcơva. Kịch bản trên đang được cụ thể hoá ở Crimée và sẽ được sáng rõ
hơn sau cuộc trung cầu dân ý tại nước Cộng hoà tự trị Crimée vào ngày
16/03/2014. Ý đồ ly khai của Crimée đã được Matxcơva cũng như cá nhân Tổng
thống Vladimir Putin đón nhận hồ hởi trước sự bất lực của Kiev cũng như phương
Tây.
RFI phỏng vấn ông Pierre Lorrain,
nhà báo, nhà văn Pháp và là một chuyên gia về Nga.
Hỏi : Điều gì đang diễn ra trong đầu
ông Vladimir Putin ? Hành động và lập trường của Tổng thống Nga về Ukraina
trong những ngày qua có phản ánh những gì ông ta đang toan tính ?
Pierre Lorrain : Quả thực là rất khó có thể đặt
mình vào vị trí của Vladimir Putin do ông ta rất có nghệ thuật trong việc gây
bất ngờ những người đối mặt ông. Đơn giản là bởi vì người ta có cảm giác như
ông ta là người suy tính xa hơn một chút so với điểm chung của các nhà chính
trị trên thế giới hiện nay. Những gì đang diễn ra tại Ukraina, đặc biệt là tại
Crimée, đã được ông ta suy tính chín mùi từ lâu nay rồi.
Thực tế là ông Putin đã lên gân rất mạnh. Đe doạ can
thiệp quân sự vào Ukraina, kiểm soát toàn bộ vùng Crimée với sự ủng hộ và và
hợp tác của chính quyền địa phương đã đặt phương Tây trước một sự bất trắc khó
xử. Người ta không biết hành động thế nào trước sự việc đó bởi vì ngày nay
người ta không thể tự nhiên phản ứng.
Nói tóm lại, điều mà ông Putin muốn thì đã rõ ràng từ lâu
nay rồi, đó là vùng Crimée ít nhất phải độc lập với Kiev. Nếu còn ở lại trong
lòng Ukraina thì Crimée, theo quy định năm 1992, vẫn được hưởng quyền tự trị
rộng rãi. Đây là điều tối thiểu.
Tiếp đó là khả năng Crimée trở thành một nước Cộng hoà
độc lập như kiểu Kosovo. Tình hình hiện nay gần giống như vậy. Đó là dân gốc
Nga rất đông và việc vùng đất này nằm trong một nước là điều ông ta không muốn
lắm. Khả năng thứ ba là sáp nhập, tức là Crimée đề nghị được sáp nhập vào nước
Nga và Nga đã chấp nhận.
Hỏi : Có phải Vladimir Putin đang theo
đuổi đường lối « nước Nga hùng cường » ?
Pierre Lorrain : Không phải trong logic của một
nước Nga hùng cường nhưng là của một nước Nga biết bảo vệ lợi ích của mình và
có khả năng làm được việc đó. Trong khi phương Tây bảo vệ các lợi ích của họ
theo cách tương tự ở các khu vực như người ta vẫn gọi là sân sau của họ mặc cho
sự phản đối của Matxcơva. Phương Tây cũng đặt được gần như những gì họ muốn.
Người ta đã thấy điều đó ở Libya, ở Irak. Cách đây hơn hai chục năm thì người
ta cũng đã thấy điều đó ở Panama. Khi ấy Hoa Kỳ bằng sức mạnh quân sự đã
bảo vệ quyền được đi qua con kênh Panama trước sự chống đối của nhà độc tài
Noriega. Nhưng những gì phương Tây được phép làm thì dường như lại là điều cấm
đối với Nga. Và thế là Vladimir Putin nói thẳng ra rằng « Không, chúng ta
cũng có quyền bảo vệ các lợi ích của chúng ta ».
Hỏi : Điều gì đã khiến chiến lược của
Putin thoát ra khỏi ngoài tầm các nước phương Tây ?
Pierre Lorrain : Đơn giản là bởi vì đối mặt với
Putin, chúng ta, các nước phương Tây, không đưa ra được cách thức của một chính
sách nhất quán. Thật phi lý, chẳng hạn như việc khởi phát đàm phán một kế hoạch
thoát ra khỏi khủng hoảng ở Kiev. Chính các bộ trưởng của châu Ấu, nhất là
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, đã bảo lãnh cái kế hoạch thoát ra khỏi khủng
hoảng hôm 21/2 vừa rồi. Kế hoạch này đã bị đối lập dù đã ký hôm 22/2 bỏ rơi.
Thế rồi cũng chính chúng ta lại nói : « không có gì nghiệm trọng cả, cho qua ».
Không, không thể cho qua được trong những điều kiện như thế bởi vì như vậy ta
sẽ tự động dấn vào một cuộc khủng hoảng quốc tế. Chúng ta không phải là duy
nhất trên thế giới và Putin đã nhắc lại với các nước phương Tây là đã quá nhẹ
nhàng bỏi rơi thoả thuận đã ký, thoả thuận đó ngoài ra còn được Nga tán đồng.
Hỏi : Dường như Vladimir Putin đang
tiến hành một chính sách tồi tệ nhưng điều đó cũng không làm ông ta sợ ?
Pierre Lorrain : Không phải là một chính sách tồi
tệ. Ông đưa ra những phương tiện để hoàn thành điều mà ông ta coi là kế hoạch
hay sứ mệnh của mình. Nhưng đó là là phương tiện, tức là ông ta lên gân thách
đố mạnh đến mức mà chúng ta không thể theo. Chúng ta không có khả năng để theo
bởi vì chúng ta không sẵn sàng để triển khai hàng chục sư đoàn dọc biên giới
Ukraina đẻ ngăn chặn những đe doạ có thể. Hơn nữa, khi nhìn các phản ứng của
các chính khách châu Âu người ta thấy họ đều chia sẻ với nhau phân tích rằng ta
có thể dựa vào sự kiện tại Kiev vì đơn giản là chính phủ lâm thời ở Kiev có thể
thoả mãn được một số phong trào hay đảng phái, hay thâm chí cả phương Tây, thế
nhưng chính phủ đó không thoả mãn được một số khác. Chúng ta đang ở trong một
tình hình rất phức tạp và Putin là người diễn giải tình hình đó một cách rất
đơn giản và tận dụng được nhiều nhất ở tình hình đó.
Hỏi : Vladimir Putin như vậy là đã vượt
lên trước các nước phương Tây trong vụ việc này. Liệu các biện pháp trừng phạt
được các nước phương Tây thông báo có thể chặn lại bước tiến của Putin trong hồ
sơ này ?
Pierre Lorrain : Rất khó. Chẳng hạn như Canada đã
trục xuất các quân nhân Nga đang theo học trong các trường quân sự Canada. Ngay
lập tức Nga tuyên bố hợp đồng sản xuất chung với tập đoàn công nghiệp
Bombardier của Canada sẽ có thể bị xem xét lại. Tất cả mọi người, trong thế
giới hiện nay đều dựa vào nhau. Người ta không thể đưa ra biện pháp trừng phạt
mà lại không phải chịu hậu quả. Đặc biệt là ở châu Âu, chúng ta lệ thuộc rất
nhiều vào khí đốt của Nga, cho dù vẫn có một số người không thực sự tính đến
thực tế này. Với Đức, Nga là một khách hàng chủ chốt cũng như với Pháp trong
một số lĩnh vực.
No comments:
Post a Comment