Monday 24 March 2014

KHI CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRỞ THÀNH NỖI ÁM ẢNH CỦA DÂN LÀNH (Văn Phan - Sống News)




Văn Phan / Sống News
03/24/2014 01:12 AM

Không ai nói với ai, nhưng giờ đây, hình ảnh của 1 nhân viên hay một toán nhân viên CSGT ở xuất hiện trên đường ở Việt Nam đang trở thành nỗi ám ảnh của dân lành.

"Bây giờ đi đường, thấy bóng áo vàng là lạnh người. May thì bị moi tiền, không thì bị đánh, bị bắt, hoặc bị vu là khả nghi rồi chịu đủ thứ chuyện", chị T, một nhân viên bán hàng thời trang ở quận 1 cho biết. Chị cũng cho biết bạn bè chị vẫn luôn bàn vệ chuyện lạm quyền của công an Việt Nam như một điều khinh, nhưng giữ trong lòng hoặc chỉ trò chuyện kín, chứ không nói ra công khai, vì sợ hại bản thân.

Hầu như vụ tố cáo công an nào, dù có đủ chứng cứ, vẫn luôn bị các cấp lãnh đạo cao đánh lãng, kéo dài thời gian cho xã hội lắng xuống, tệ hơn, là sau đó còn nói ngược, kết tội người bị hại.

Mới đây, ngày 17-3, cô Đoàn Thị Kim Anh (sinh năm 1990, ngụ phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) gửi đơn tố cáo đến Công an tỉnh Bình Dương về việc Cảnh sát Giao thông chận cô giữa đêm khuya, đường vắng và có hành động cợt nhã, khiến cô hoảng sợ, lao xuống đường và chấn thương.

Cô Kim Anh

Theo lời của cô Kim Anh kể, vào khoảng 9g30 tối, cô chạy xe đi mua thức ăn tối và bị chận lại bởi một người mặc sắc phục CSGT (cấp bậc trung sĩ) và một người mặc trang phục thanh niên xung phong. Sau đó cô bị 2 người này dẫn đi mà không nói đi đâu, mặc dù cô yêu cầu cho biết lý do họ đưa cô đi, nhưng cả hai cười và không trả lời. Quá hoảng sợ, cô Kim Anh nhảy xuống xe và bị thương.

Bào Người Lao Động cho biết một bà chủ quán tạp hóa trên đường Huỳnh Văn Lũy chứng kiến sự việc kể lại rằng: “Con bé nhảy xuống, té lăn giữa đường. Người nhà tôi liền ra đỡ vào lề thì cô bé mặt mày tái mét bảo "cứu con với, cứu con với". Chúng tôi đã chườm nước đá, sơ cứu cho con bé”. Cô Kim Anh sau đó được người nhà đưa đi bệnh viện với tình trạng chấn thương ở vai, chảy máu vùng tay chân. Nhờ có nón bảo hiểm nên phần đầu cô Kim Anh không bị chấn thương dù đập rất mạnh xuống đường.

Thấy không êm, hai nhân viên nhà nước đó bỏ đi.

Sự việc rành rành như vậy, nhưng khi báo Người Lao Động chất vấn, ông Lê Thái Minh Châu, Đội trưởng Đội CSGT Thủ Dầu Một bác bỏ sai lầm của nhân viên. Đã vậy ông Châu còn nói là "vì phạm luật và không năn nỉ được nên cô này tự nhảy xuống xe".

Nói ngược và vu vạ cho nạn nhân đã trở thành một hiện tượng của dân lành sau khi tiếp xúc với hệ thống công an CSVN nói chung. Một quyền lực vĩ đại bao che cho hệ thống này đã được lập ra, và rõ ràng có những cam kết từ bên trong nên hầu như bất cứ công an viên nào của nhà nước CSVN cũng đang hành xử như một đạo quân kiểm soát dân chúng trong vùng chiếm đóng.

Hình : http://songnews.net/images/upload/image.jpg

Sự kiện lạm quyền và áp bức dân chúng của hệ thống công an nói chung, có phải như đã xuất hiện từ ngày 02/04/2012, khi Tổng bí thơ Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với lãnh đạo chủ chốt Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân. Câu nói nổi tiếng của ông Trọng lúc đó, được ghi lại rằng "Lực lượng công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ" giống như phát pháo lệnh, phát động phong trào cường quyền, nhẫn tâm và vô lương của công an CSVN.

Và khi thanh kiếm và lá chắn đó trở thành nỗi ám ảnh của dân chúng, thì đó là chế độ gì?

Văn Phan / Sống News
/Ảnh nạn nhân Kim Anh: báo Người Lao Động/



No comments:

Post a Comment

View My Stats