19.03.2014
Đã quá muộn để người dân Việt Nam được thốt lên
tiếng lòng họ trong phòng họp kín Quốc hội. Cũng đã quá muộn để 500 nghị sĩ dân
bầu cứu vãn được quyền đại diện của họ trong tâm hồn và trái tim dân chúng.
Đã quá muộn!
Đầu năm 2014, lần đầu tiên thuật ngữ “điều trần” được một số nhà nghiên cứu và quan chức Việt Nam mô tả cho một hoạt động tại Quốc hội và cũng là một cách hiểu biến tấu của từ “giải trình”. Nếu chỉ xét về mặt từ ngữ, có thể ghi nhận đây là một cú nhích nhẹ nhàng về thế giới ngôn ngữ học phương Tây, nhưng lại rất gần với sự kiện Nhà nước Việt Nam vừa tham gia buổi điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) vào đầu tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, nơi mà một số giới quan sát quốc tế đã phải tôn xưng phong cách điều trần của phái đoàn Việt Nam là “nói như vẹt”.
Mới đây, “dân sẽ được tham gia thoải mái” lại là một cách diễn đạt khác thường của giới quan chức và các nhà lập pháp khi diễn tả về không khí bàn tròn của Bộ Xây dựng với một số người dân liên quan đến một quy định về cách tính diện tích căn hộ của ngành này. Tuy thế, sự kiện cần được lịch sử phán xét nghiêm khắc hơn nhiều là từ năm 1975 đến nay mới bắt đầu diễn ra động thái cơ quan lập pháp tạm thời thừa nhận và có thể chấp nhận cho dân chúng tham gia đối thoại trực tiếp. Trong khi đó, lịch sử ở các quốc gia phát triển đã được ấn định như một cơ chế thường xuyên về sự tham gia của dân chúng vào các cuộc họp hội đồng dân biểu từ cấp địa phương đến cấp trung ương.
Thời gian quá dài với gần bốn chục năm, nhưng tiếng nói của người dân lại quá ngắn trong vô số nỗi thất vọng về những gì mà những người nghiễm nhiên được bầu đã mang đến cho họ. Bản Hiến pháp 2013 là một thách thức trực tiếp và biến thành một trái cấm chỉ có nhìn không có ăn đối với đại đa số cử tri thấp cổ bé họng.
Cơn xấu hổ rùng mình
Một phản ứng hoàn toàn bất ngờ đối với đảng cầm quyền là ngay sau khi dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến vào đầu năm 2013, nhóm “Kiến Nghị 72” cũng vụt hình thành, bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức và cả cựu quan chức cao cấp. Trạng thái chủ động tự tin vốn có từ bao nhiêu năm qua của chính thể đã mau chóng bị vùi lấp vào nỗi hoang mang tự ti và lúng túng.
Đã không có gì khó hiểu, bởi trong bối cảnh phong trào “Kiến nghị 72” lan rộng với 15.000 chữ ký ủng hộ đòi cải cách mạnh mẽ về chính trị, đến cuối năm 2013 bản Hiến pháp mới đã được thông qua gấp rút theo một phong thái đột biến hiếm có nơi những người vẫn thường bị chỉ trích là quan liêu mệnh lệnh. Nhưng sự cố khó có thể cảm thông là bản Hiến pháp này đã chứa chấp những nội dung mang tính phủ định toàn bộ những kiến nghị hết sức bức xúc và phẫn nộ của cử tri về sự cần kíp phải chuyển đổi cơ chế sở hữu đất đai từ nhà nước sang quyền sử dụng tư hữu và được mua bán tự do của người dân, về vấn nạn độc quyền kinh tế theo cách “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” mà đã khiến cho gần hết đời sống dân sinh luôn nằm trong tâm điểm của những cơn bão giá.
Như một hiệu ứng có qua có lại giữa các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, ngay khi bản Hiến pháp 2013 còn chưa chạm vào thời hạn hiệu lực, nạn cưỡng chế đất đai vô lối lại đồng loạt phủ trùm lên nhiều địa phương, dẫn đến thảm cảnh tan nát nhà cửa.
Cà Mau - miền tận cùng của Tổ quốc. Khu đất của dân còn chưa kịp cưỡng chế đã bị chủ đầu tư rao bán với giá gấp 50 lần mức bồi thường. Chính sách tận diện dân sinh cũng từ đó mà tuôn sôi như những dòng dung nham thời tận thế.
Ngay sát tết Nguyên đán 2014, một lực lượng hùng hậu và hung hãn của các cấp chính quyền đã san phẳng nhà cửa của hơn 50 hộ dân tại Thạch Thất, một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Cho dù sau đó chính quyền huyện đã phải họp báo “rút kinh nghiệm”, nhưng không có gì có thể bù đắp nỗi đau mất mát quá sức trọn vẹn của người dân.
Trong một góc vườn rau bầm dập, nửa tá người trong một gia đình phải chen chúc cùng những giọt nước mắt chảy dài hớt hải. Ánh mắt thất thần của các em bé đè nặng cả màn trời xám ngắt.
Nhưng tiếng than khóc của dân đen dậy lên vào giá đông rét buốt lại càng sưởi ấm túi tiền của những kẻ giàu có và độc trị. Tình cảm căm thù của dân chúng cũng vì thế chỉ có biến mà không thể lặng.
Cũng sau bản Hiến pháp năm 2013, đời sống của đại đa số tầng lớp nhân dân, công chức và phần lớn lực lượng vũ trang càng khốn quẫn hơn trước đà tăng giá của những tác nhân độc quyền về gas, xăng dầu, điện và sữa. Những cuộc “vi hành” mang danh nghĩa kiểm tra thị trường của đoàn công chức Bộ Công thương đã chỉ mang lại vô số dị nghị về nạn bao thư phong bì sẽ khỏa lấp tất cả.
Và sau thái độ đồng thuận không thể nhất trí hơn trong khán phòng Quốc hội, những người sống bằng lá phiếu của dân vẫn tiếp tục gật gù trong cơn buồn ngủ bất tận cùng một núi văn bản pháp quy - cái đã không làm cho đời sống dân chúng khá lên chút nào. Chìm vào thinh không của nỗi tự ti vô cùng tận, phòng họp Quốc hội như còn ken đặc cơn xấu hổ rùng mình lạnh buốt sống lưng của từng cái ngáp dài.
Làm thế nào để cử tri và nhất là những người ở tầng lớp dưới đáy có thể tin cậy và trông mong vào giới đại biểu quan chức, nếu những người bị xem là “nghị gật” không thể một lần dám ngẩng đầu, với thái độ một lần dũng cảm để phản đối quan điểm “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”? Và làm thế nào để Hiến pháp có thể tồn tại như một thực thể độc lập, cùng vai trò tòa án bảo hiến của nó hoặc hơn nữa là cơ chế tam quyền phân lập trong một nhà nước pháp quyền thực chất chứ không phải mưa móc mị dân?
Dân chủ giả hiệu và trò chơi quyền lực
Trò chơi quyền lực trong Quốc hội đối với người dân thật ra không khác với ngụ ngôn mèo vờn chuột. Vào tháng 6/2013, khi lần đầu tiên cơ quan lập pháp này hô hào về cuộc đổi mới thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, báo chí và người dân đã nhuốm chút khí sắc hồi sinh vào một niềm tin tưởng như đã bị đánh mất. Nhưng sau khi những kết quả đầu tiên lộ diện, công luận mới chợt hiểu cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm rất có thể không còn mang tính phục thiện, mà như rất nhiều tin tức tràn ngập, cơ chế đó chỉ nhằm phục vụ cho ván bài kèn cựa nhân sự và đánh thấp uy tín chính trị của đối phương.
Đến tháng 3/2014, trong một quyết định đột ngột không kém việc phát tác lấy phiếu tín nhiệm vào năm ngoái, Ủy ban thường vụ Quốc hội tuyên bố ngừng công việc vớt vát cơ may lấy lòng dân này. Tuyên bố như thế sau đó đã chuyển thành “tạm ngừng” để bổ sung quy định, do phản ứng “không thể hiểu nổi” của dư luận.
Một lần nữa, trò chơi mèo chuột lại ngẫu hứng tương tác với đầy hàm ý và cả thâm ý của nó. Một lần nữa và vì không có lấy một chỗ ngồi trong phòng họp Quốc hội, khối đại đa số cử tri đành chịu buồn tủi khi danh nghĩa và cả danh dự của họ đã bị lợi dụng cho những câu chuyện không mấy hứa hẹn lương tâm.
Nếu 98% số đại biểu trong Quốc hội đã quá nhẫn tâm bỏ mặc quyền lợi dân sinh về chuyện thu hồi đất đai và cưỡng chế trái phép, trong khi hầu như không quan tâm đến quyền biểu tình và quyền lập hội như một cách thức để người dân tự cất lên tiếng nói của mình, không thể tránh được những thao thức ngồn ngộn và dằn vặt trong não trạng cử tri lớp dưới: Quốc hội Việt Nam là của ai?
Rồi không ít người không thể tìm ra một đáp số nào khác: Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích.
Nếu đó là sự thật, một sự thật sẽ làm câm lặng tất cả những tiếng nói chân thực, tương lai bất hạnh sẽ không thể đảo ngược với dân nghèo Việt Nam. Sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để người dân “điều trần” dù có được hứa hẹn cho công cuộc “hội nhập quốc tế”.
Cũng sẽ chẳng còn bất cứ dịp may nào để những người cùng khổ biểu đạt nỗi đau của họ trong cơn đau đẻ một nền dân chủ giả hiệu.
Đã quá muộn!
Đầu năm 2014, lần đầu tiên thuật ngữ “điều trần” được một số nhà nghiên cứu và quan chức Việt Nam mô tả cho một hoạt động tại Quốc hội và cũng là một cách hiểu biến tấu của từ “giải trình”. Nếu chỉ xét về mặt từ ngữ, có thể ghi nhận đây là một cú nhích nhẹ nhàng về thế giới ngôn ngữ học phương Tây, nhưng lại rất gần với sự kiện Nhà nước Việt Nam vừa tham gia buổi điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) vào đầu tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, nơi mà một số giới quan sát quốc tế đã phải tôn xưng phong cách điều trần của phái đoàn Việt Nam là “nói như vẹt”.
Mới đây, “dân sẽ được tham gia thoải mái” lại là một cách diễn đạt khác thường của giới quan chức và các nhà lập pháp khi diễn tả về không khí bàn tròn của Bộ Xây dựng với một số người dân liên quan đến một quy định về cách tính diện tích căn hộ của ngành này. Tuy thế, sự kiện cần được lịch sử phán xét nghiêm khắc hơn nhiều là từ năm 1975 đến nay mới bắt đầu diễn ra động thái cơ quan lập pháp tạm thời thừa nhận và có thể chấp nhận cho dân chúng tham gia đối thoại trực tiếp. Trong khi đó, lịch sử ở các quốc gia phát triển đã được ấn định như một cơ chế thường xuyên về sự tham gia của dân chúng vào các cuộc họp hội đồng dân biểu từ cấp địa phương đến cấp trung ương.
Thời gian quá dài với gần bốn chục năm, nhưng tiếng nói của người dân lại quá ngắn trong vô số nỗi thất vọng về những gì mà những người nghiễm nhiên được bầu đã mang đến cho họ. Bản Hiến pháp 2013 là một thách thức trực tiếp và biến thành một trái cấm chỉ có nhìn không có ăn đối với đại đa số cử tri thấp cổ bé họng.
Cơn xấu hổ rùng mình
Một phản ứng hoàn toàn bất ngờ đối với đảng cầm quyền là ngay sau khi dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến vào đầu năm 2013, nhóm “Kiến Nghị 72” cũng vụt hình thành, bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức và cả cựu quan chức cao cấp. Trạng thái chủ động tự tin vốn có từ bao nhiêu năm qua của chính thể đã mau chóng bị vùi lấp vào nỗi hoang mang tự ti và lúng túng.
Đã không có gì khó hiểu, bởi trong bối cảnh phong trào “Kiến nghị 72” lan rộng với 15.000 chữ ký ủng hộ đòi cải cách mạnh mẽ về chính trị, đến cuối năm 2013 bản Hiến pháp mới đã được thông qua gấp rút theo một phong thái đột biến hiếm có nơi những người vẫn thường bị chỉ trích là quan liêu mệnh lệnh. Nhưng sự cố khó có thể cảm thông là bản Hiến pháp này đã chứa chấp những nội dung mang tính phủ định toàn bộ những kiến nghị hết sức bức xúc và phẫn nộ của cử tri về sự cần kíp phải chuyển đổi cơ chế sở hữu đất đai từ nhà nước sang quyền sử dụng tư hữu và được mua bán tự do của người dân, về vấn nạn độc quyền kinh tế theo cách “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” mà đã khiến cho gần hết đời sống dân sinh luôn nằm trong tâm điểm của những cơn bão giá.
Như một hiệu ứng có qua có lại giữa các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, ngay khi bản Hiến pháp 2013 còn chưa chạm vào thời hạn hiệu lực, nạn cưỡng chế đất đai vô lối lại đồng loạt phủ trùm lên nhiều địa phương, dẫn đến thảm cảnh tan nát nhà cửa.
Cà Mau - miền tận cùng của Tổ quốc. Khu đất của dân còn chưa kịp cưỡng chế đã bị chủ đầu tư rao bán với giá gấp 50 lần mức bồi thường. Chính sách tận diện dân sinh cũng từ đó mà tuôn sôi như những dòng dung nham thời tận thế.
Ngay sát tết Nguyên đán 2014, một lực lượng hùng hậu và hung hãn của các cấp chính quyền đã san phẳng nhà cửa của hơn 50 hộ dân tại Thạch Thất, một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Cho dù sau đó chính quyền huyện đã phải họp báo “rút kinh nghiệm”, nhưng không có gì có thể bù đắp nỗi đau mất mát quá sức trọn vẹn của người dân.
Trong một góc vườn rau bầm dập, nửa tá người trong một gia đình phải chen chúc cùng những giọt nước mắt chảy dài hớt hải. Ánh mắt thất thần của các em bé đè nặng cả màn trời xám ngắt.
Nhưng tiếng than khóc của dân đen dậy lên vào giá đông rét buốt lại càng sưởi ấm túi tiền của những kẻ giàu có và độc trị. Tình cảm căm thù của dân chúng cũng vì thế chỉ có biến mà không thể lặng.
Cũng sau bản Hiến pháp năm 2013, đời sống của đại đa số tầng lớp nhân dân, công chức và phần lớn lực lượng vũ trang càng khốn quẫn hơn trước đà tăng giá của những tác nhân độc quyền về gas, xăng dầu, điện và sữa. Những cuộc “vi hành” mang danh nghĩa kiểm tra thị trường của đoàn công chức Bộ Công thương đã chỉ mang lại vô số dị nghị về nạn bao thư phong bì sẽ khỏa lấp tất cả.
Và sau thái độ đồng thuận không thể nhất trí hơn trong khán phòng Quốc hội, những người sống bằng lá phiếu của dân vẫn tiếp tục gật gù trong cơn buồn ngủ bất tận cùng một núi văn bản pháp quy - cái đã không làm cho đời sống dân chúng khá lên chút nào. Chìm vào thinh không của nỗi tự ti vô cùng tận, phòng họp Quốc hội như còn ken đặc cơn xấu hổ rùng mình lạnh buốt sống lưng của từng cái ngáp dài.
Làm thế nào để cử tri và nhất là những người ở tầng lớp dưới đáy có thể tin cậy và trông mong vào giới đại biểu quan chức, nếu những người bị xem là “nghị gật” không thể một lần dám ngẩng đầu, với thái độ một lần dũng cảm để phản đối quan điểm “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”? Và làm thế nào để Hiến pháp có thể tồn tại như một thực thể độc lập, cùng vai trò tòa án bảo hiến của nó hoặc hơn nữa là cơ chế tam quyền phân lập trong một nhà nước pháp quyền thực chất chứ không phải mưa móc mị dân?
Dân chủ giả hiệu và trò chơi quyền lực
Trò chơi quyền lực trong Quốc hội đối với người dân thật ra không khác với ngụ ngôn mèo vờn chuột. Vào tháng 6/2013, khi lần đầu tiên cơ quan lập pháp này hô hào về cuộc đổi mới thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, báo chí và người dân đã nhuốm chút khí sắc hồi sinh vào một niềm tin tưởng như đã bị đánh mất. Nhưng sau khi những kết quả đầu tiên lộ diện, công luận mới chợt hiểu cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm rất có thể không còn mang tính phục thiện, mà như rất nhiều tin tức tràn ngập, cơ chế đó chỉ nhằm phục vụ cho ván bài kèn cựa nhân sự và đánh thấp uy tín chính trị của đối phương.
Đến tháng 3/2014, trong một quyết định đột ngột không kém việc phát tác lấy phiếu tín nhiệm vào năm ngoái, Ủy ban thường vụ Quốc hội tuyên bố ngừng công việc vớt vát cơ may lấy lòng dân này. Tuyên bố như thế sau đó đã chuyển thành “tạm ngừng” để bổ sung quy định, do phản ứng “không thể hiểu nổi” của dư luận.
Một lần nữa, trò chơi mèo chuột lại ngẫu hứng tương tác với đầy hàm ý và cả thâm ý của nó. Một lần nữa và vì không có lấy một chỗ ngồi trong phòng họp Quốc hội, khối đại đa số cử tri đành chịu buồn tủi khi danh nghĩa và cả danh dự của họ đã bị lợi dụng cho những câu chuyện không mấy hứa hẹn lương tâm.
Nếu 98% số đại biểu trong Quốc hội đã quá nhẫn tâm bỏ mặc quyền lợi dân sinh về chuyện thu hồi đất đai và cưỡng chế trái phép, trong khi hầu như không quan tâm đến quyền biểu tình và quyền lập hội như một cách thức để người dân tự cất lên tiếng nói của mình, không thể tránh được những thao thức ngồn ngộn và dằn vặt trong não trạng cử tri lớp dưới: Quốc hội Việt Nam là của ai?
Rồi không ít người không thể tìm ra một đáp số nào khác: Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích.
Nếu đó là sự thật, một sự thật sẽ làm câm lặng tất cả những tiếng nói chân thực, tương lai bất hạnh sẽ không thể đảo ngược với dân nghèo Việt Nam. Sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để người dân “điều trần” dù có được hứa hẹn cho công cuộc “hội nhập quốc tế”.
Cũng sẽ chẳng còn bất cứ dịp may nào để những người cùng khổ biểu đạt nỗi đau của họ trong cơn đau đẻ một nền dân chủ giả hiệu.
Các bài viết được đăng tải với
sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính
phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment