10/03/2014
HÙNG CA SỬ VIỆT - FULL HD
Hồi còn đi học, tôi rất thích
Vũ Anh Khanh, không phải vì ông là người đồng hương Bình Thuận với tôi, mà vì
kính trọng ông là người yêu nước. Thật vậy Vũ Anh Khanh là một nhà văn đã tham
gia cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp tại Nam Kỳ từ 1945-1954. Ông đã dùng
ngòi bút làm phương tiện tranh đấu để đạt tới mục tiêu “ khiến cho cả nước cảm
thấy yêu mến quê hương mình, nên càng thêm lòng căm thù oán ghét bọn thực dân
đang thống trị đất nước ta“. Nhờ vậy thanh niên nam nữ, ai nấy đều hăng say lên
đường cứu quốc.
Ngoài ra Ông còn là một nhà thơ chiến đấu, trong đó thi phẩm “ Tha La “được xem như tiêu biểu của một hồn thơ mênh mông bát ngát. Bài thơ trên đã được hàng triệu thính giả qua nhiều thế hê yêu thích, sau khi được Dzũng Chinh và Viễn Châu phổ thành ca khúc và tân cổ. Nhưng trên hết “ Tha La “ đã được nhiều nhà phê bình Âm Nhạc VN xếp vào loại “ Hùng Ca Sử Việt “:
“...kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng ?
cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng
nhẹ bảo rằng ‘ em chẳng biết gì ư ? ‘
bao năm qua khói loạn phủ mịt mù !
người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết
thương giống nòi, đau đất nước lầm than !..”
Chắc hẳn đây cũng là mục tiêu mà Nhạc Sĩ Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dzũng và toàn thể anh chị em của Trung Tâm ASIA nhắm tới, khi thực hiện đại tác phẩm mang danh xưng “ Hùng Ca Sử Việt “ với những tuyệt tác phẩm như Bạch Đằng Giang, Hội Nghị Diên Hồng, Xuất Quân, Thề Không Phản Bội Quê Hương..tưởng đâu đã đi vào thiên cổ, giờ như sống lại và đang khích động mọi tâm hồn của người Việt hải ngoại và trong nước, bằng những ca khúc hùng liệt nhắc nhớ cho mọi người không quên và chẳng bao giờ được quên những chiến công hiển hách của cha ông ngày trước, đã ngăn chống và đánh đuổi giặc Tàu xâm lăng đất nước ta. Là con cháu của nòi giống Hồng-Lạc vang danh một cõi trời Nam, chúng ta ngày nay cũng có thể tiếp bước tiền nhân, đánh đuồi được bất cứ kẻ thù nào có dã tâm xâm lăng cướp nước VN như bao đời cha ông ta đã đánh đuổi giặc Tàu khỏi Đại Việt.
Nay trong tuổi lớn ngồi nhớ lại bóng ngày qua, thấy thật là tiếc vì mình đã không được sinh sớm hơn vài năm, để được làm một chứng nhân của thời kỳ thanh niên nam nữ VN yêu nước lên đường chống xâm lăng, khi thực dân Pháp trở lại và gây ra binh lửa khắp ba miền đất nước sau năm 1945. Những bản hùng ca kể cả các bản nhạc tình cảm nhưng có nội dung xây dựng tinh thần yêu nước, đã bắt đầu xuất hiện được thu thanh vào dĩa nhựa và gây nhiều hứng khởi trong tâm lý quần chúng khắp ba miền:
“dừng chèo lại đây cô lái đò ơi
dừng chèo lại đây giây phút ngừng bơi
cho tôi sang đến bến sông xa vắng
rồi đây đôi ngã cách xa mình tôi..”
(Cô Lái Đò Mơ – Dzoãn Mẫn)
“tóc tang còn âm u trong gió
thiết tha chi những nỗi hoài mong
đàn lẽ cung thôi đừng buông tơ
đắm hương tình khi đang giông tố
non nước đang tràn máu anh hùng
đừng mơ ái ân,đàn ơi !..”
Đây cũng là thời gian ra đời của các bản Hùng Ca nổi tiếng như Đàn Chim Việt (Văn Cao) do Mộc Lan và Châu Kỳ hát. Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước) do Văn Thiệt ca. Trên Sông Bạch Đằng do Ngọc Hà và Văn Thiệt ca. Chí Lăng (Lưu Hữu Phước) do Văn Thiệt ca, Xuất Quân (Phạm Duy) do Việt Hùng ca..
Ngoài ra Ông còn là một nhà thơ chiến đấu, trong đó thi phẩm “ Tha La “được xem như tiêu biểu của một hồn thơ mênh mông bát ngát. Bài thơ trên đã được hàng triệu thính giả qua nhiều thế hê yêu thích, sau khi được Dzũng Chinh và Viễn Châu phổ thành ca khúc và tân cổ. Nhưng trên hết “ Tha La “ đã được nhiều nhà phê bình Âm Nhạc VN xếp vào loại “ Hùng Ca Sử Việt “:
“...kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng ?
cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng
nhẹ bảo rằng ‘ em chẳng biết gì ư ? ‘
bao năm qua khói loạn phủ mịt mù !
người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết
thương giống nòi, đau đất nước lầm than !..”
Chắc hẳn đây cũng là mục tiêu mà Nhạc Sĩ Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dzũng và toàn thể anh chị em của Trung Tâm ASIA nhắm tới, khi thực hiện đại tác phẩm mang danh xưng “ Hùng Ca Sử Việt “ với những tuyệt tác phẩm như Bạch Đằng Giang, Hội Nghị Diên Hồng, Xuất Quân, Thề Không Phản Bội Quê Hương..tưởng đâu đã đi vào thiên cổ, giờ như sống lại và đang khích động mọi tâm hồn của người Việt hải ngoại và trong nước, bằng những ca khúc hùng liệt nhắc nhớ cho mọi người không quên và chẳng bao giờ được quên những chiến công hiển hách của cha ông ngày trước, đã ngăn chống và đánh đuổi giặc Tàu xâm lăng đất nước ta. Là con cháu của nòi giống Hồng-Lạc vang danh một cõi trời Nam, chúng ta ngày nay cũng có thể tiếp bước tiền nhân, đánh đuồi được bất cứ kẻ thù nào có dã tâm xâm lăng cướp nước VN như bao đời cha ông ta đã đánh đuổi giặc Tàu khỏi Đại Việt.
Nay trong tuổi lớn ngồi nhớ lại bóng ngày qua, thấy thật là tiếc vì mình đã không được sinh sớm hơn vài năm, để được làm một chứng nhân của thời kỳ thanh niên nam nữ VN yêu nước lên đường chống xâm lăng, khi thực dân Pháp trở lại và gây ra binh lửa khắp ba miền đất nước sau năm 1945. Những bản hùng ca kể cả các bản nhạc tình cảm nhưng có nội dung xây dựng tinh thần yêu nước, đã bắt đầu xuất hiện được thu thanh vào dĩa nhựa và gây nhiều hứng khởi trong tâm lý quần chúng khắp ba miền:
“dừng chèo lại đây cô lái đò ơi
dừng chèo lại đây giây phút ngừng bơi
cho tôi sang đến bến sông xa vắng
rồi đây đôi ngã cách xa mình tôi..”
(Cô Lái Đò Mơ – Dzoãn Mẫn)
“tóc tang còn âm u trong gió
thiết tha chi những nỗi hoài mong
đàn lẽ cung thôi đừng buông tơ
đắm hương tình khi đang giông tố
non nước đang tràn máu anh hùng
đừng mơ ái ân,đàn ơi !..”
Đây cũng là thời gian ra đời của các bản Hùng Ca nổi tiếng như Đàn Chim Việt (Văn Cao) do Mộc Lan và Châu Kỳ hát. Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước) do Văn Thiệt ca. Trên Sông Bạch Đằng do Ngọc Hà và Văn Thiệt ca. Chí Lăng (Lưu Hữu Phước) do Văn Thiệt ca, Xuất Quân (Phạm Duy) do Việt Hùng ca..
Lúc đó tuổi tôi còn nhỏ và dù
giọng hát của các nam nữ ca sĩ tiền phong không được điệu nghệ như sau này
nhưng cũng đã thu hút được trái tím thơ ngây của những thanh thiếu niên nước
Việt và đó chẳng phải là kết quả của tinh thần yêu nước, đã thúc đẩy mọi người
dấn thân vào con đường hy sinh xương máu trong cuộc chiến bảo vệ nữa phần giang
sơn gấm vốc Hồng Lạc vừa qua ?
Đêm nay Honolulu buồn ơi là buồn, chắc không phải vì trời đang đầu xuân, nên có những cơn mưa phùn lành lạnh hay là tại tôi ngồi trên gác vắng, canh khuya, để một mình hồi tưởng lại một thời chinh chiến cũ với cảnh phân ly tan tác, ra đi không có một ngày về.Rồi trong không gian im vắng u hoài và quạnh quẽ kia, bỗng có ai như đang hát và tôi đã thả hồn vào biển âm nhạc đó, nhớ lại biết bao kỷ niệm của người lính trận VNCH.
“..Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng Nam Bắc Trung..” tiếng hát của Diễm Liên, Nguyễn Hồng Nhung và Ban Hợp Ca cùng với giàn nhạc Đại Hòa Tấu..qua âm thanh trầm bổng, làm cho tôi như lạnh xương sống với cảm tưởng đang cùng với đồng đội năm nào trên chiến trường lửa đạn, chờ tiếng kèn xung phong vào vị trí địch. Bản nhạc dường như có đôi cánh bay bổng trong không gian ảm đạm của căn gác vắng giữa đêm khuya.
Và rồi cứ thế tiếp tục, nào “ Thề Không Phản Bội Quê Hương “ qua giọng hát nồng nàn yêu dấu của Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh, Việt Dzũng..tiếp theo “ Hội Nghị Diên Hồng do Nguyễn Khang, Y Phương trình bày, “ Chiến Sĩ Vô Danh “ với Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi và tất cả anh chị em Trung Tâm ASIA. Thú thật tôi chưa từng nghe một DVD nào hay đến thế..nghe hết rồi mà vẫn cứ muốn nghe lại những tiếng hát thân thương của Đạng Thế Luân (Gót Chinh Nhân),Lâm Thúy Vân và Y Phụng (Anh Về Thủ Đo), Y Phương (Con Rồng Cháu Tiên), Quốc Khanh,Đan Nguyên (Trên Đầu Súng), Tâm Đoan, Ngọc Huyền (Cám Ơn Anh), Thiên Kim và Hoàng Yến (Hồn Vọng Phu)..Xin được cám ơn tất cả, cám ơn anh Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dzũng và toàn thể Anh Chị Em Ca Nhạc Sĩ Trung Tâm ASIA,kể cả Người Nhạc trưởng vĩ đại luôn quay lưng về khán giả.. đã cho tôi sống lại một thời đáng sống.
Đã là người Việt, dù có thuộc thế hệ nào chăng nữa, chúng ta cũng đều hãnh diện và hoài bão tinh thần truyền thống đấu tranh anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc, để giữ gìn từng tất đất ngọn rau của quê hương, nòi giống. Đó cũng là lời nhắc nhớ của Đại Đế Lê Thánh Tôn hơn 600 năm về trước “ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của đất nước..”.
Tháng Giêng mùa xuân năm Quý Mão (43 sau TL), hai Bà Trưng bị thua quân nhà Hán, nưóc ta lại trở thành quận huyện của Tàu. Để thực hiện mưu đồ Hán hóa người Việt, Mã Viện thi hành chính sách khủng bố, bắt hơn 3000 thủ lãnh Lạc Việt đem về Tàu hành hạ khổ sai chung thân,mục đích làm cho người Việt khiếp sợ không còn dám đứng dậy chống lại chúng. Mã Viện còn ra lệnh tịch thu tất cả trống đồng, vũ khí, đồ dùng của người Việt, đúc thành “ Cột Đồng “ với lời hăm dọa “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt “ nhưng gần 2000 năm qua, “ cột đồng Mã Viện “ đã không còn dấu tích. Riêng dân tộc Việt vẫn trường tồn với thời gian, để luôn mãi xứng đáng là “ Con Rồng Cháu Tiên “ như bài hát được Y Phương và Đoàn Phi trình bày.
Đêm nay Honolulu buồn ơi là buồn, chắc không phải vì trời đang đầu xuân, nên có những cơn mưa phùn lành lạnh hay là tại tôi ngồi trên gác vắng, canh khuya, để một mình hồi tưởng lại một thời chinh chiến cũ với cảnh phân ly tan tác, ra đi không có một ngày về.Rồi trong không gian im vắng u hoài và quạnh quẽ kia, bỗng có ai như đang hát và tôi đã thả hồn vào biển âm nhạc đó, nhớ lại biết bao kỷ niệm của người lính trận VNCH.
“..Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng Nam Bắc Trung..” tiếng hát của Diễm Liên, Nguyễn Hồng Nhung và Ban Hợp Ca cùng với giàn nhạc Đại Hòa Tấu..qua âm thanh trầm bổng, làm cho tôi như lạnh xương sống với cảm tưởng đang cùng với đồng đội năm nào trên chiến trường lửa đạn, chờ tiếng kèn xung phong vào vị trí địch. Bản nhạc dường như có đôi cánh bay bổng trong không gian ảm đạm của căn gác vắng giữa đêm khuya.
Và rồi cứ thế tiếp tục, nào “ Thề Không Phản Bội Quê Hương “ qua giọng hát nồng nàn yêu dấu của Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh, Việt Dzũng..tiếp theo “ Hội Nghị Diên Hồng do Nguyễn Khang, Y Phương trình bày, “ Chiến Sĩ Vô Danh “ với Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi và tất cả anh chị em Trung Tâm ASIA. Thú thật tôi chưa từng nghe một DVD nào hay đến thế..nghe hết rồi mà vẫn cứ muốn nghe lại những tiếng hát thân thương của Đạng Thế Luân (Gót Chinh Nhân),Lâm Thúy Vân và Y Phụng (Anh Về Thủ Đo), Y Phương (Con Rồng Cháu Tiên), Quốc Khanh,Đan Nguyên (Trên Đầu Súng), Tâm Đoan, Ngọc Huyền (Cám Ơn Anh), Thiên Kim và Hoàng Yến (Hồn Vọng Phu)..Xin được cám ơn tất cả, cám ơn anh Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dzũng và toàn thể Anh Chị Em Ca Nhạc Sĩ Trung Tâm ASIA,kể cả Người Nhạc trưởng vĩ đại luôn quay lưng về khán giả.. đã cho tôi sống lại một thời đáng sống.
Đã là người Việt, dù có thuộc thế hệ nào chăng nữa, chúng ta cũng đều hãnh diện và hoài bão tinh thần truyền thống đấu tranh anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc, để giữ gìn từng tất đất ngọn rau của quê hương, nòi giống. Đó cũng là lời nhắc nhớ của Đại Đế Lê Thánh Tôn hơn 600 năm về trước “ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của đất nước..”.
Tháng Giêng mùa xuân năm Quý Mão (43 sau TL), hai Bà Trưng bị thua quân nhà Hán, nưóc ta lại trở thành quận huyện của Tàu. Để thực hiện mưu đồ Hán hóa người Việt, Mã Viện thi hành chính sách khủng bố, bắt hơn 3000 thủ lãnh Lạc Việt đem về Tàu hành hạ khổ sai chung thân,mục đích làm cho người Việt khiếp sợ không còn dám đứng dậy chống lại chúng. Mã Viện còn ra lệnh tịch thu tất cả trống đồng, vũ khí, đồ dùng của người Việt, đúc thành “ Cột Đồng “ với lời hăm dọa “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt “ nhưng gần 2000 năm qua, “ cột đồng Mã Viện “ đã không còn dấu tích. Riêng dân tộc Việt vẫn trường tồn với thời gian, để luôn mãi xứng đáng là “ Con Rồng Cháu Tiên “ như bài hát được Y Phương và Đoàn Phi trình bày.
Bạch Đằng Giang, Trên Sông Bạch
Đằng, Hội Nghị Diên Hồng..đều là những ca khúc hùng tráng, ngợi ca tinh thần
yêu nước và công cuộc đấu tranh thần thánh của toàn dân Đại Việt trước sự xâm
lăng của giặc Nguyên Mông. Bài hát làm cho chúng ta không thể không nhớ tới đia
danh huyền thoại Vạn Kiếp và con sông Bạch Đằng, đã đồng hành với dân tộc và
non nuớc Việt hơn 700 năm qua, trong hào khí Đông A với những địa danh bất tử
như Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang, bến Bình Than..và người anh hùng dân tộc “ Trần
Hưng Đạo “ mà sử Việt còn truyền lại trong hai câu thơ diễm tuyệt:
“Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”.
Vạn Kiếp nằm giữa hai nhánh của núi Rồng, xưa thuộc Lộ Lang Giang, nay là Huyện Chí Linh tỉnh Hưng Yên, còn đền Kiếp Bạc là đền thờ Đức Trần Hưng Đạo.Theo sử liệu, vào năm 1282 quân Nguyên Mông xâm lăng Đại Việt. Trước thế mạnh như chẽ tre của giặc, vua quan nhà Trần đã tạm thời bỏ Thăng Long, lui về bến Bình Than để mưu toan chống giặc.
Giờ đã 700 năm qua rồi, đêm nay buồn đau trước đại họa mất nước về tay giặc Tàu xâm lăng và cưởng đoạt lần hồi non sông gấm vóc Việt, trước sự hèn hạ đầu hàng giặc của CSVN, bổng dưng nhớ tới thời oanh liệt của giống nòi, nay đã lẫn khuất vào phong ba dâu bễ của cuộc đời. Đâu rồi Lục Đầu Giang mênh mông sóng bạc, khi hồi tưởng đã khiến cho cõi hồn không khỏi dấy lên nổi bi thương.Đây cũng là nơi hội tụ của 6 con sông, trong đó có sông Cầu (Như Nguyệt) là địa danh mà Đại Tướng Lý Thường Kiệt đã viết Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Đại Việt, khi Ông được lệnh vua Lý Nhân Tôn, ngăn chống giặc Tống vào tháng Ba năm Bính Thìn (1076):
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.!.”
Viết về đất Bắc, xưa nay không ai không nhắc tới Bạch Đằng Giang vì nó đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt.Bởi vậy chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi đọc hai câu thơ hào sảng và hùng tráng của Phạm Sư Mạnh đời nhà Trần khi nhắc tới nó “ Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật. Giang san vượng khí Bạch Đằng thu “. Đây cũng là địa danh mà người anh hùng Ngô Quyền, đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938, chém thái tử Hoàng Tháo và đuổi quân Nam Hán chạy về Tàu, cởi ách nô lệ hơn 1000 năm cho dân tộc Việt.
Năm 981 Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn đã tai tạo một trận Bạch Đằng Giang 2, đánh tan thủy quân Tống trên dòng sông thiêng này. 300 năm sau, ngày 9-4-1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với tướng sĩ nhà Trần, cũng đã đạt được một chiến công hiển hách lần thứ 3 trên sông Bạch Đằng. Đại Việt đã làm cho giặc Mông-Nguyên kinh hồn tán đởm, bắt sống đại tướng Ô Mã Nhi, đánh đắm hơn 400 chiến thuyền và tiêu diệt hơn 8 vạn quân giặc, khiến cho Thái tử Thoát Hoan phải trốn trong ống đồng cùng với đám tàn quân chạy về Tàu.
Mấy trăm năm sau, đời vua Lê Thần Tôn sứ ta sang Tàu giao hảo. Vua nhà Minh lại đem chuyện Mã Viện dựng cột đồng để chế giểu “Đồng trụ chi kim đài dĩ lục (cột đồng đến nay rêu phủ xanh) “ nhưng bị sứ thần Giang Văn Ninh đáp lại “ Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ) “. Vua nhà Minh tức giận ra lệnh giết sứ thần VN nhưng vẫn tỏ lòng kính trọng, nên chôn cất và xạy lăng mộ tử tế. Hởi ơi hào khí của người xưa là thế đó, còn đảng CSVN ngày nay thì từ bé tới lớn, ai cũng đều có thái độ hèn hạ trước giặc Tàu. Lãnh đạO đất nước như vậy, VN không bị Tàu đô hộ và cưởng đoạt lãnh thổ mới là chuyện lạ.!
“Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”.
Vạn Kiếp nằm giữa hai nhánh của núi Rồng, xưa thuộc Lộ Lang Giang, nay là Huyện Chí Linh tỉnh Hưng Yên, còn đền Kiếp Bạc là đền thờ Đức Trần Hưng Đạo.Theo sử liệu, vào năm 1282 quân Nguyên Mông xâm lăng Đại Việt. Trước thế mạnh như chẽ tre của giặc, vua quan nhà Trần đã tạm thời bỏ Thăng Long, lui về bến Bình Than để mưu toan chống giặc.
Giờ đã 700 năm qua rồi, đêm nay buồn đau trước đại họa mất nước về tay giặc Tàu xâm lăng và cưởng đoạt lần hồi non sông gấm vóc Việt, trước sự hèn hạ đầu hàng giặc của CSVN, bổng dưng nhớ tới thời oanh liệt của giống nòi, nay đã lẫn khuất vào phong ba dâu bễ của cuộc đời. Đâu rồi Lục Đầu Giang mênh mông sóng bạc, khi hồi tưởng đã khiến cho cõi hồn không khỏi dấy lên nổi bi thương.Đây cũng là nơi hội tụ của 6 con sông, trong đó có sông Cầu (Như Nguyệt) là địa danh mà Đại Tướng Lý Thường Kiệt đã viết Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Đại Việt, khi Ông được lệnh vua Lý Nhân Tôn, ngăn chống giặc Tống vào tháng Ba năm Bính Thìn (1076):
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.!.”
Viết về đất Bắc, xưa nay không ai không nhắc tới Bạch Đằng Giang vì nó đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt.Bởi vậy chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi đọc hai câu thơ hào sảng và hùng tráng của Phạm Sư Mạnh đời nhà Trần khi nhắc tới nó “ Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật. Giang san vượng khí Bạch Đằng thu “. Đây cũng là địa danh mà người anh hùng Ngô Quyền, đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938, chém thái tử Hoàng Tháo và đuổi quân Nam Hán chạy về Tàu, cởi ách nô lệ hơn 1000 năm cho dân tộc Việt.
Năm 981 Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn đã tai tạo một trận Bạch Đằng Giang 2, đánh tan thủy quân Tống trên dòng sông thiêng này. 300 năm sau, ngày 9-4-1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với tướng sĩ nhà Trần, cũng đã đạt được một chiến công hiển hách lần thứ 3 trên sông Bạch Đằng. Đại Việt đã làm cho giặc Mông-Nguyên kinh hồn tán đởm, bắt sống đại tướng Ô Mã Nhi, đánh đắm hơn 400 chiến thuyền và tiêu diệt hơn 8 vạn quân giặc, khiến cho Thái tử Thoát Hoan phải trốn trong ống đồng cùng với đám tàn quân chạy về Tàu.
Mấy trăm năm sau, đời vua Lê Thần Tôn sứ ta sang Tàu giao hảo. Vua nhà Minh lại đem chuyện Mã Viện dựng cột đồng để chế giểu “Đồng trụ chi kim đài dĩ lục (cột đồng đến nay rêu phủ xanh) “ nhưng bị sứ thần Giang Văn Ninh đáp lại “ Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ) “. Vua nhà Minh tức giận ra lệnh giết sứ thần VN nhưng vẫn tỏ lòng kính trọng, nên chôn cất và xạy lăng mộ tử tế. Hởi ơi hào khí của người xưa là thế đó, còn đảng CSVN ngày nay thì từ bé tới lớn, ai cũng đều có thái độ hèn hạ trước giặc Tàu. Lãnh đạO đất nước như vậy, VN không bị Tàu đô hộ và cưởng đoạt lãnh thổ mới là chuyện lạ.!
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 3-2014
MƯỜNG GIANG
Tháng 3-2014
MƯỜNG GIANG
No comments:
Post a Comment