Hà Tường
Cát/Người Việt (tổng hợp)
Tuesday, March 18, 2014 3:01:45 PM
Trên
thế giới, có những địa danh chỉ được mọi người biết đến do xung đột hay đối đầu
quốc tế. Crimea ngày nay là một trường hợp ấy.
Trong lịch sử, Crimea được nhắc đến vì trận chiến
tranh 1853-1856 giữa các đế quốc, một bên là Nga Hoàng và bên kia là Liên
Minh Anh – Pháp -Thổ Nhĩ Kỷ – Sardinia, trong đó có trận chiến nổi danh kéo dài
11 tháng tại cảng và pháo đài Sevastopol. Cơ xưởng của gia đình Alfred Nobel
sản xuất vũ khí cho cuộc chiến tranh Crimea nhưng cá nhân ông chỉ thành công
sau này khi phát minh ra thuốc nổ, trở thành giầu có, rồi sáng lập ra
giải Nobel.
Thành phố nghỉ mát Yalta trên bán đảo Crimea là nơi
ba nhà lãnh đạo đồng minh Anh, Mỹ, Liên Xô – Churchill, Roosevelt, Stalin – họp
hội nghị vào tháng 2 năm 1945, để thỏa thuận về sự phân chia ảnh hưởng tại châu
Âu và thế giới sau khi thắng Đức, được coi như nguồn gốc của cuộc Chiến Tranh
Lạnh trong 40 năm sau đó.
Crimea là một bán đảo diện tích 27,000 km2 ở phía
Bắc Hắc Hải, 4 mặt giáp biển và nối với lục địa Nga qua một eo đất hẹp bề
ngang không quá 7 km. Phía Đông bán đảo chỉ ngăn cách lục địa bởi một eo
biển hẹp dài 13 km ngang 3 km.
Bán đảo Crimea. Cảng Sevastopol ở miền
Tây-Nam, phía dưới bên trái bản đồ.(Bản đổ: Google)
Trong lịch sử từ 700 năm trước công nguyên đến nay,
lãnh thổ Crimea trải qua gần 20 lần đổi chủ dưới quyền cai trị của những
dân tộc địa phương hay sự xâm lăng của các nước lân cận. Nữ hoàng Ekaterina II
(Catherine đại đế) là người đã có công mở rộng đế quốc Nga, đánh thắng Thổ Nhĩ
Kỳ và sáp nhập Crimea vào nước Nga năm 1783.
Trong gần 2 thế kỷ tiếp theo, Crimea là một phần của
lãnh thổ Nga cho tới năm 1954 khi đảng Cộng Sản Liên Xô trao bán đảo này cho
Ukraine quản lý. Tổng Bí Thư Nikita Krushchev lúc đó có thái độ ưu đãi Ukraine
là xứ sở mà ông đã phục vụ và tiến thân trong thời gian chiến
tranh. Vả lại Ukraine cũng chỉ là một nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết.
nên thực tế quyết định ấy không có ý nghĩa gì đáng kể. Nhưng sau này khi Liên
Xô sụp đổ, Crimea chính thức trở thành lãnh thổ thuộc Ukraine với quy chế một
nước cộng hòa tự trị.
Dân Nga chiếm đại đa số ở Crimea, khoảng 60% trong
tổ dân số 2.5 triệu, dân gốc Ukraine chỉ có 24%, còn lại là các dân thiểu số
khác, nhiều nhất là Tatars 12%. Với thành phần dân tộc như vậy cùng với lịch sử
lâu dài đã là một phần lãnh thổ Nga, dân chúng Crimea dễ dàng đồng ý trở lại
với nước Nga.
Tình thế bất ổn vì khủng hoảng chính trị Ukraine là
thời cơ để Tổng Thống Vladimir Putin thực hiện việc này, vừa phù hợp tham vọng
của nhà lãnh đạo một quốc gia muốn trở lại vị trí đại cường đã bị suy giảm từ
hơn một thập niên và vừa đáp ứng nguyện vọng của đa số dân Nga ở chính quốc.
Ông Putin từng bị nhiều phê phán chỉ trích của dân chúng và các phe phái đối
lập nhưng trong đường lối hiện nay hầu như có được sự ủng hộ hoàn toàn ở quốc
nội.
Nhiều quan sát viên cho rằng EU đã có sai lầm chiến
lược trong vụ Ukraine hay ít nhất cũng không đúng lúc về thời điểm thi hành.
Một phần thiếu sót của họ là đã không quan tâm đến lịch sử và tâm lý dân tộc
Nga. Kể từ thời Peter Đại Đế đầu thế kỷ 18 khi nước Nga trở thành một nước hùng
mạnh, các quốc gia Tây Phương vẫn luôn luôn có quan niệm Nga không phải là một
thành phần của Âu Châu. Đế quốc Pháp, Anh, Áo – Hung và Đức luôn luôn tìm cách
ngăn chặn sự ảnh hưởng hay sự hội nhập của Nga về phía Tây. Kết quả là Nga chỉ
có thể bành trướng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng của họ về phía Đông và Nam.
Sự ngăn chặn Nga rõ ràng nhất là về mặt biển và Anh,
Pháp cùng các nước khác có điều kiện dễ dàng để thực hiện chính sách này. Đất
nước Nga rộng lớn nhưng thiếu điều kiện thuận lợi trong giao thương đường biển.
Đường biển phía Bắc quá xa và biển Baltic dễ dàng bị ngăn chặn để ra đến Đại
Tây Dương, Hắc Hải có thể là con đường thuận lợi nhất nhưng cũng có nhiều trở
ngại. Tuy nhiên đây là khu vực để Nga có thể phát triển ảnh hưởng của mình tại
vùng Đông Âu.
Từ 1783 khi Crimea thuộc về lãnh thổ Nga, Sevastopol
đã được tạo lập thành một quân cảng chính cho hạm đội Hắc Hải và trong 2 thế kỷ
tiếp tục là căn cứ hải quân quan trọng bậc nhất của Nga. Sevastopol là một phần
thể hiện của vị trí chiến lược trọng yếu của Crimea đối với Nga và do đó Nga
sẵn sàng bằng mọi giá bảo vệ lợi ích tại bán đảo này. Trong buổi lễ ký kết hiệp định sáp nhập Crimea vào
Nga, Tổng Thống Putin nói rõ là không có ý định can thiệp vào miền Đông Ukraine
nơi dân Nga cũng chiếm một tỷ lệ cao. Trong tình thế đối đầu gay gắt với Tây
Phương hiện nay, điều ấy được hiểu là Nga có thể chấp nhận không can thiệp
nhiều hơn nữa ở Ukraine nhưng cương quyết không có nhượng bộ nào về Crimea.
Xuất hiện trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, ông Putin
nói với đám đông: “Crimea và Sevastopol sẽ trở về bến cảng quê hương, về với
Nga!”. Và ông tuyên bố: “Trong trái tim nhân dân, Crimea đã và luôn luôn là một
phần của Nga”.
Như vậy rõ ràng ông không thể nào lùi bước ở Crimea. Hoa Kỳ và Liên Âu đã đưa ra một số biện pháp trùng phạt và hứa hẹn nếu Nga sáp nhập Crimea, sẽ còn tăng thêm nhiều biện pháp trừng phạt khác nữa, kể cả trừng phạt kinh tế mà Nga sẽ bị tổn hại rất nặng. Nhưng ông Putin không thể có đường nào khác, ông chấp nhận trả giá vì hiểu rằng Tây Phương nhất là Liên Âu cũng phải trả giá không ít. Như thế những thương lượng tương lai cho cuộc đối đầu Đông Tây mà cả hai bên đều có hại, sẽ có thể bắt đầu từ điểm này.
Như vậy rõ ràng ông không thể nào lùi bước ở Crimea. Hoa Kỳ và Liên Âu đã đưa ra một số biện pháp trùng phạt và hứa hẹn nếu Nga sáp nhập Crimea, sẽ còn tăng thêm nhiều biện pháp trừng phạt khác nữa, kể cả trừng phạt kinh tế mà Nga sẽ bị tổn hại rất nặng. Nhưng ông Putin không thể có đường nào khác, ông chấp nhận trả giá vì hiểu rằng Tây Phương nhất là Liên Âu cũng phải trả giá không ít. Như thế những thương lượng tương lai cho cuộc đối đầu Đông Tây mà cả hai bên đều có hại, sẽ có thể bắt đầu từ điểm này.
No comments:
Post a Comment