Đăng bởi: Alan
Phan Ngày: 13 / 03 / 2014
Theo Tâm An Báo Đất Việt 12 March 2014
Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan cho biết, chính
những chính sách của Chính phủ thay vì hỗ trợ lại làm hại thị trường xuất khẩu
gạo của Việt Nam.
Trước thực tế, thị trường xuất
khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do Thái Lan xả kho tạm trữ lúa
gạo lên đến 20 triệu tấn, có khả năng Thái Lan sẽ bán số lượng gạo này với giá
thành thấp hơn so với gạo Việt Nam và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ
bị thu hẹp, đặc biệt bị thu hẹp tại Trung Quốc, nơi được đánh giá đã “cứu” xuất
khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2013 vừa qua.
Cùng với việc Ấn Độ, Pakistan
đều phát triển mạnh, riêng Ấn Độ trong 2 năm vừa qua đã vươn lên thành nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Myanmar, Campuchia hiện cũng đang trở thành
quốc gia xuất khẩu gạo tiềm năng có khả năng sẽ trở thành đối trọng của xuất
khẩu gạo Việt Nam.
Trao đổi với báo Đất Việt, TS
ALan Phan cho biết, thị trường xuất khẩu gạo hiện nay đang bị nhà nước chi phối
quá nhiều, hết Hiệp hội này đến hiệp hội kia, giấy phép này đến giấy phép khác.
“Thị trường phụ thuộc nhiều vào các chính sách
của nhà nước và cái đó làm hại cho những người sản xuất gạo thay vì giúp”, TS Alan Phan nói.
Theo phân tích của TS Alan
Phan, vì chủ trương xuất khẩu gạo giá rẻ nên tất cả mọi người làm giá rẻ,
những người làm gạo chất lượng cao giá tốt sẽ bị ra rìa hoặc tước đi
quyền nọ, quyền kia. Nhà nước tập trung sản xuất gạo giá rẻ, xuất khẩu sang
Trung Quốc nhưng khi Trung Quốc không mua, xuất khẩu gạo của Việt Nam lại chới
với.
TS Alan Phan cho rằng, nếu
để thị trường tự do, nông dân và doanh nhân Việt Nam vẫn đủ khôn khéo để cạnh
tranh mua bán với các nước khác thay vì phụ thuộc và bị động như hiện nay.
Về dự định tấn công vào thị
trường gạo của Mỹ và Hàn Quốc của Campuchia, TS Alan Phan bày tỏ quan điểm, thị
trường Mỹ, Hàn Quốc là 2 thị trường theo định chế kinh tế tự do. Khi nó là thị
trường tự do thì ai thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thắng.
“Tức là phải có hành động đúng theo quy luật của
thị trường và đúng theo nhu cầu của người tiêu dùng thì bất kỳ gạo từ Việt Nam,
Thái Lan, Campuchia, Myanmar hay Pakistan… đều có thể thành công hoặc thất bại.
Vậy nên không phải là vấn đề tuyên bố hay muốn thế này, thế kia. Khi qua
Hàn Quốc, Mỹ sẽ theo quy luật thị trường, nhà nước không có can thiệp gì trong
quá trình này, vấn đề nhu cầu của người tiêu dùng là vấn đề tối ưu”, TS Alan Phan nói.
TS Alan Phan khẳng định, ông
không quan tâm đến vấn đề Campuchia tuyên bố vì từ việc tuyên bố đến việc tham
gia hay chiếm được thị trường là một việc khó khăn chứ không hề dễ dàng.
“Nếu họ làm thành công, mình muốn thành công như
họ mình phải học hỏi kinh nghiệm đó, và mình làm hoặc đúng như họ hoặc tốt hơn
họ thì mới có thể chiếm được thị trường của họ. Kinh tế thị trường rất uyển
chuyển và cạnh tranh rất sòng phẳng, cũng như giải đá bóng, năm này đội này
thắng, năm khác đội khác sẽ thắng”, TS Alan Phan so sánh.
Vừa qua, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công thương,
trước thông tin Trung Quốc tiến hành mua gom gạo của Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng
đến sản lượng và vấn đề về giá, ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất
nhập khẩu (Bộ Công Thương) lại cho biết, đó là điều đáng mừng bởi hiện nay Việt
Nam vẫn đang phải tìm kiếm thị trường đầu ra.
“Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc đạt 2,1 triệu tấn gạo, tương đương 1 tỷ USD. Trong khi tổng sản
lượng xuất khẩu gạo mới chỉ đạt khoảng 6,59 triệu tấn. Như vậy thị trường Trung
Quốc nhập khẩu gạo chiếm tới 1/3. Sang tháng 1/2014, Việt Nam chỉ xuất khẩu
được 65.000 tấn gạo sang Trung Quốc, trong khi tổng lượng xuất khẩu đạt 370.000
tấn. Điều này cho thấy, việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng không phải là
điều dễ dàng. Do đó, nếu có thông tin Trung Quốc mua gom gạo thì ở một góc độ
nào đó cũng là tích cực”, ông Hải nói.
Năm 2014, Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA) dự báo sản lượng gạo thương mại đạt khoảng 8 triệu tấn, VFA đặt
mục tiêu tối đa để xuất khẩu 7 triệu tấn, số còn lại sẽ phải xem xét xuất khẩu
bằng đường tiểu ngạch và cũng như tiêu thụ bằng các nguồn khác
Các bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment