Sat, 03/22/2014 - 17:36 — trandongduc
Obamacare Plans đang tới hạn kỳ cuối cùng của ngày
điền đơn là 31-3, 2014. Sẽ có nhiều người ở Mỹ không quan tâm nhưng sẽ có nhiều
người lâm vào cảnh nước đến chân mới nhảy. Đạo luật Affordable Care Act (ACA)
do tổng thống Obama đề xuất lúc tranh cử nay đã trở thành hiện thực có tính bắt
buộc. Người không có bảo hiểm sức khỏe thì sẽ bị phạt chẳng khác gì những chiếc
xe chạy trên xa lộ mà không mua bảo hiểm vậy. Trong tương lai, chuyện này là
không thể đùa.
Ở góc độ của sự công bằng bác ái thì nền tảng xã hội
được thiết lập như thế cũng là điều rất OK. Thực sự hiện nay, người nghèo ở Mỹ
thì thường được hưởng Medicaid, một thứ hệ thống y tế công cộng gần như cho
không. Người giàu thì bảo hiểm sức khỏe là hiển nhiên rồi, họ thiếu gì tiền!.
Do đó, nói rằng ở Hoa Kỳ chỉ có người quá giàu hoặc quá nghèo mới có cuộc sống
an nhiên tự tại nhất là rất hợp lý.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là tầng lớp trung lưu hoặc
lớp người có lợi tức thấp. Nhất là nhóm vừa vượt qua ngưỡng cửa nghèo khó, tài
sản chưa đáng bao nhiêu lại bị bắt buộc phải mua bảo hiểm thì cũng hơi uất ức.
Tuy có vài biệt lệ nhưng tổng thể là con số lợi tức $11,496 mỗi năm là biên
giới giữa nghèo (Medicaid) và thu nhập thấp (Low Income).
Thu Nhập Thấp, vừa trên $11,496 thì buộc lòng phải
mua bảo hiểm thị trường (Insurance Marketplace) - và tuỳ vào gia cảnh, sẽ được
chính phủ trợ giúp một phần chi phí nào đó. Chương trình Obamacare đang được
phát động rầm rộ khắp nơi và thật bất ngờ số người tham gia vượt xa những dự
tính của chính phủ.
Nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ vẫn có tiền trong túi
nhưng lại nằm trong nhóm thu nhập thấp. Cũng như nhiều di dân khác, nhiều người
Việt Nam biết rõ tình huống này nhưng không nói ra được. Đa phần giới kinh
doanh nhỏ thường thu nhập bằng tiền mặt trong các dịch vụ như móng tay, nghề
tóc, nhà hàng… Giới thu nhập này rơi vào "sự quan tâm đặc biệt"
của Obamacare mà không hề biết.
Trước đây, nhiều người trẻ khỏe có đủ tự tin về sức
khỏe - không cần quan tâm đến việc mua bảo hiểm nhưng bây giờ không mua bảo
hiểm thì là không được.
Giá
Trị Phổ Quát
Obamcare cũng
là vấn đề cải tổ quan trọng của xã hội Hoa Kỳ tạo nên giá trị chăm sóc phổ quát
mang tính nhân văn cao độ. Người người đều được chính phủ quan tâm sức khỏe.
Sống được trong một xã hội tươi tốt như thế thì còn gì tốt bằng!.
Tuy nhiên, có nhiều tầng lớp không thích chương
trình Obamcare với nhiều lý do thuộc về phạm vi tư duy rất thời đại. Họ nói
rằng đây là sự trói buộc tự do của con người vào một định chế. Ví dụ những cá
nhân muốn lánh đời hòa nhập vào thiên nhiên, muốn lên rừng ăn trái cây uống
nước suối cũng phải có hồ sơ sức khỏe sao?. Những quyết định riêng tư về lựa
chọn cá nhân và cách điều trị hình như đang bị xâm phạm. Thị trường chăm sóc
sức khỏe xưa nay vốn có sự cạnh tranh sinh lợi. Mua bảo hiểm hay không mua bảo
hiểm là lựa chọn mang tính rủi ro. Bây giờ có Obamacare chế tài, họ không được
quyết định vận mệnh của chính mình khi nói không với chính phủ các công ty bảo
hiểm.
Tuy tranh luận giữa hai trường phái y tế toàn dân và
quyền không mua bảo hiểm này rất kịch liệt nhưng đạo luật ACA này được nước Mỹ
chấp nhận.
Chương trình Obamacare được thực hiện khắp nước Mỹ
tạo nên một sinh hoạt mang tính cộng đồng. Nhưng càng lúc càng cận kề ngày hết
hạn (31-3-2014), nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc không biết đường nào để điền
đơn gia nhập Obamacare.
Nhiều tổ chức phụng sự xã hội đều có chương trình giúp
mọi người điền đơn Obammacare mang sứ mệnh phục vụ tha nhân. Nhưng kỳ hạn đã
tới, lúc nước đến chân chính là động lực mạnh nhất để thúc đẩy người ta nhảy.
Ba giới trong xã hội Hoa Kỳ, nghèo, trung lưu,
và giàu có đều cần phải hiểu biết chương trình Obamacarenày. Nghèo bạt mạng
cũng không được đùa được với Obamacare. Trung lưu là tầng lớp đa dạng giữa biên
giới giàu nghèo càng không được lơ là. Người giàu có thì của cải bao la nhưng
tất cả đều nằm trong chương trình y tế toàn dân do tổng thống Obama đề xướng.
Cho dù gây nhiều tranh cãi lâu dài về chính sách
này, Obamacare đang trở thành thương hiệu quan trọng trong lịch sử an sinh xã
hội của Hoa Kỳ.
Trần
Đông Đức
No comments:
Post a Comment