Thursday 6 March 2014

CÁI GIÁ CỦA PUTIN (Trần Hồng Tâm - danchimviet.info)




03:52:am 03/03/14

Lịch sử có lúc là những trò đùa thật đắng cay.

Ngày 19 tháng 2 năm 1954, đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô đã ký quyết định chuyển giao bán đảo Crimea từ tay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nga cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Ukraine. Chẳng ai phiền lòng vì dù ở tay Nga hay trong tay Ukraine thì nó cũng thuộc về đại gia đình Liên bang Xô viết.

Đúng 60 năm sau, những ngày cuối tháng 2 năm 2014, Crimea đã trở thành nguyên nhân cho một cuộc khủng hoảng mang nặng màu sắc địa chính trị.

Nga đã đưa 6000 thủy quân lục chiến vào bán đảo này, và tước quyền kiểm soát từ chính phủ Ukraine. Những gì sẽ diễn ra vào những ngày sắp tới thì không ai có thể đoán được. Sát nhập bán đảo Crimea về lại lãnh thổ Nga, hay dùng nó như một điều kiện ràng buộc để thương lượng với Ukraine.
Không còn nghi ngờ gì. Nga đã vi phạm thô bạo luật pháp và công ước quốc tế. Nga cũng vi phạm vào điều khoản quan trọng của hiệp định đã đưọc ký giữa hai quốc gia: Nga phải tôn trọng và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine thay bằng Ukraine nhường toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của Liên Xô cũ cho Nga sử dụng.  

Với người Mỹ và với toàn thế giới, đây là một hành vi rất đáng tiếc. Sự cố này lẽ ra có thể giải quyết ôn hòa qua con đường ngoại giao mà không cần phải dùng đến sức mạnh quân sự.

Nếu Nga chiếm một phần lãnh thổ của Ukraine mà không bị trừng phạt, thì những cường quốc khác như Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy.

Cả thế giới đang phải đối mặt với một thử thách. Những thông điệp của cộng đồng quốc tế gởi đến cho Putin hẳn rằng phải mạnh mẽ, cứng rắn và rõ ràng.  

Tổng thống Obama đã tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng Sáu này. Các lãnh đạo của Canada, Anh, Pháp cũng làm như vậy. Có lẽ người ta cũng bàn đến việc khai trừ Nga ra khỏi nhóm G-8. Lưu ý rằng G-8 được sáng tạo ra như một cử chỉ danh dự ưu đãi ban tặng cho cho nước Nga hậu cộng sản.  

Vào thế kỷ này mà ỷ vào sức mạnh quân sự thì khó mà giải quyết được mọi vấn đề. Chi phí quân sự của Nga gấp 18 lần so với Ukraine. Rồi đây, NATO sẽ khởi động lại kế hoạch hệ thống tên lửa đạn đạo dự trù đặt tại Ba Lan đã bị hủy bỏ do tôn trọng ý kiến của Putin cách đây vài năm.

Về măt kinh tế, Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có thể mở một cuộc cấm vận đặc biệt nhằm vào những nhân vật chịu trách nhiệm cho hành động xâm lăng này.   

Mỹ không thể làm được gì để cản ngăn những hành động của Putin, nhưng Mỹ có thể ngồi lại cùng với những đồng minh để đưa ra một thảm họa chiến lược dành cho ông ta.

Rõ ràng, Ukraine đã không còn nằm trong quỹ đạo của Nga. Nhiều thế hệ người Ukraine chưa quên những tháng ngày đen tối thời Liên bang Xô viết. Những quốc gia châu Âu đang có mối quan hệ mật thiết với Nga, nay bỗng phải giật mình nghĩ lại. Đến cả Trung Quốc nước láng giềng có cùng biên giới trên 4000 km cũng phải xem xét lại mối quan hệ ngờ vực này.

Còn những người dân Nga sẽ nhìn Putin như thế nào? Một kẻ độc tài, độc đoán, độc ác. Tất nhiên Putin chẳng bao giờ muốn điều này.  

Bán đảo Crimea có 60% dân số nói tiếng Nga, nhưng 40% còn lại rừng rực trong lòng một mối căm hờn. Hãy nhớ Crimea là một miền đất nối dài của dải Kavkaz. Nơi đây người Nga đã từng vật lộn trong đau thương với những tay súng thiện chiến Hồi giáo. 

Trước mắt Putin đang có vẻ như giành được thế công trên bàn cờ quốc tế. Nhưng về lâu dài thì cái giá mà Putin phải trả sẽ là rất đắt.

 March 3, 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt


LeQuocTrinh says:
Dục Tốc Bất Đạt
Hiện giờ ông Putin coi bộ đang xanh mặt tim đánh trống liên hồi, vì lẽ báo chí ngoại quốc mới đưa tin rằng ngân hàng Nhà Nước Nga đã phải chi 11.3 tỷ US$ trong ngày thứ Hai (03/03/2014) chỉ để cứu nguy khẩn cấp cho đồng Roube (Nga) bị mất giá thê thảm, thị trường chứng khoán Nga tuột dốc sau cú “xâm lăng Ukraina” do ông Putin chỉ đạo .
Báo chí tự do còn cho coi hình một nhóm quân lính Ukraina cầm quốc kỳ đến gặp “quân xâm lược Nga” để đòi chia quyền kiểm soát phi trường quân sự ở Crimea. Chiếc soái hạm Ukraina bị chụp mũ là đầu hàng Nga hôm kia nay đã trở về bến cảng Ukrina bình an, toàn thể tướng tá và lính hải quân kéo cờ Ukraina thề một lòng trung thành với tổ quốc.
Xem ra ông Putin đứng ngồi không yên, giờ ông chỉ có hai lựa chọn:
- Một là hành động chớp nhoáng gửi vài chục sư đoàn hải lục không quân vào chiếm trọn bộ bán đảo Crimea và tuyên bố thuộc lãnh thổ Nga, bất chấp phản ứng Âu Mỹ và thế giới. Lá bài này ông đã từng chơi ở Georgia và Gruzia hồi Olympic Bắc Kinh 2008 rồi. Ông từng là đại tá trùm mật vụ KGB thời CS Liên Xô, ông sợ gì ai ? Dầu sao hàng triệu cựu đảng viên CS hãy còn tin tưởng ông phần nào;
- Hai là chính thức tuyên bố rút quân lính từ Crimea về Nga, dẫn độ ông cựu tt đang bị dân chúng Ukraina truy lùng về tội gây thảm sát giết hơn 80 người biểu tình ôn hoà tại thủ đô Kiev. Và đồng ý đề nghị LHQ gửi người đến giám sát và thương lượng tìm giải pháp ôn hoà với chính quyền mới của Ukraina;
Ông Putin hiện giờ đang bị kẹt ở thế “gân gà” giống như Tào Tháo (Tam Quốc Chí) ngày xưa, “nuốt không trôi, mửa không ra”. Dùng chiến tranh cổ điển (xe tăng, đại bác, máy bay, tàu chiến) chỉ tổ tốn kém nhiều, càng lâu càng bị sa lầy, lại bị thế giới tư bản cấm vận, bao vây kinh tế, nội bộ sẽ bị nhiều nhóm Hồi giáo khủng bố thay phiên đánh phá, gây xáo trộn xã hội thì lòng dân ly tán ngay. Coi chừng dân chúng Nga nổi dậy lật đổ ông thì nguy to đấy !
Lê Quốc Trinh, Canada

tranle52 says:
…Xác xuất chiến tranh giữa Nga và Ukraina rất thấp. Nga không đủ sức và uy tín để duy trì một cuộc chiến tranh toàn diện với Ukraina trong thời gian dài. Ukraina không phải là đối thủ của Nga nhưng cũng không dễ xơi như Grugia năm 2008. Ukraina lớn bằng nước Pháp, gấp đôi Việt Nam, Ukraina là một nước công nghiệp, có thể sản xuất vũ khí, máy bay, xe tăng… Cộng đồng thế giới, nhất là NATO và Mỹ không thể khoanh tay nhìn Nga tấn công Ukraina. Các đòn trừng phạt về kinh tế và ngoại giao cũng đủ làm Nga điêu đứng. Nếu Putin vẫn quyết đánh Ukraina để lập lại trật tự của Nga và Châu Âu thì một cuộc chiến tranh thế giới nhất định sẽ phải đến. Nga không thể một mình chống lại cả thế giới.
Cho dù kịch bản nào xảy ra đi nữa thì đây cũng là một hành động sai lầm của Putin, khi ông ta đem quân chiếm đóng Krime. Điều đầu tiên mà nó gây ra là sự phẫn nộ của người dân Ukraina. Putin đã cắt đứt sợi dây tình cảm cuối cùng mà người dân Ukraina dành cho nước Nga. Cùng với việc Putin hậu thuẫn một nhóm người quá khích tấn công vào các trụ sở chính quyền tại các tỉnh miền Đông Ukraina, hạ cờ của Ukraina xuống và treo cờ Nga lên. Điều này rất phản cảm và vô lý. Ngay cả những người Nga sống tại Ukraina cũng khó lòng chấp nhận chuyện đó. Chủ quyền của quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Hàng động treo cờ Nga tại các tỉnh miền Đông có tác dụng ngược và chỉ làm hình ảnh Nga xấu đi mà thôi.
Chính quyền Ukraina đã phản ứng rất khôn khéo và chừng mực. Kiev đã không dùng vũ lực ngay lập tức mà chỉ lên tiếng kêu gọi thế giới giúp đỡ. Chính quyền non trẻ mới được thành lập quyết định dùng dư luận thế giới thay vì phản công ngay lập tức bằng các lực lượng quân đội chính qui. Họ hiểu họ cũng sẽ mất rất nhiều khi chiến tranh xảy ra trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn. Thậm chí họ còn phải cám ơn Putin vì điều này bởi lẽ không có gì để tạo ra sự đoàn kết mạnh mẽ trong dân chúng bằng việc chống lại kẻ xâm lược. Thứ hai là con đường hội nhập của Ukraina với Châu Âu sẽ suôn sẻ hơn khi người dân Ukraina nhận ra sự độc đoán và hung hăng của Putin. Cái lợi thứ ba là chính quyền sẽ có lý do chính đáng để giảm bớt sự trỗi dậy của các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc tại Ukraina, nhất là sau khi các lực lượng này đã tham gia tích cực lật đổ tổng thống Yanukovich. Cái lợi thứ tư với chính phủ lâm thời đó là Mỹ và EU không thể nào còn có thể do dự trong việc cứu giúp Ukraina vực dậy nền kinh tế trên bờ vực của sự phá sản. Ukraina đã dứt khoát chọn con đường hội nhập Châu Âu. Với sự giúp đỡ này cộng với quyết tâm thay đổi của chính quyền mới hy vọng là Ukraina sẽ bước vào một kỷ nguyên mới: hòa bình và thịnh vượng. Rõ ràng là Ukraina cũng không còn đường rút lui. Cánh cửa hợp tác toàn diện với Nga đã hoàn toàn phá sản. Tình cảm của người dân Ukraina với Putin cũng đã đến hồi kết…
Việt Hoàng.

Nguyen Trong says:
Ukraine 1932-1933: trận đại tàn sát kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại của Staline
Mùa đông năm 1932-33 Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thảm, đây là cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Xô viết. Mặc dù số người thiệt mạng khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Xô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm. Người ta khen Staline đã khéo giấu kín được tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới, cho tới nay trận đại tàn sát này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust, có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Xô Viết.
Tháng 3 năm 2008 nhiều nước trên thế giới đã lên án tội diệt chủng của chính quyền Xô Viết, Liên Hiệp Quốc năm 2003 cũng đã xác nhận nạn đói tại Ukraine và nhiều nơi trong nước Nga do hậu quả của chính sách độc tài tàn bạo. Ngày 28-11-2006 quốc hội Ukraine lên án nạn đói năm 1933 là tội diệt chủng, ngày 23-10-2008 Quốc Hội châu Âu ra quyết nghị coi nạn đói 1933 là tội ác chống nhân loại. Ngày 13-1-2010 tòa Kiev, Ukraine tuyên án nạn đói là diệt chủng, Staline và các lãnh đạo Sô Viết phạm tội diệt chủng Ukraine 1933.
Nay người ta dựng nhiều tượng đài tại Ukraine và nhiều nơi trên thế giới để tưởng niệm các nạn nhân nạn đói 1933.


No comments:

Post a Comment

View My Stats