Nguyễn
Công Huân chuyển ngữ
Thứ Năm, 27/03/2014
Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản
tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.
GENEVA (26 tháng Ba 2014) – Một nhóm các chuyên gia nhân quyền độc lập của
Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư đã kêu gọi Chính quyền Việt Nam can thiệp ngay lập
tức đối với một trường hợp cưỡng chế đất đai những gia đình còn lại ở Cồn Dầu,
một làng nhỏ nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.
"Trường hợp này rõ ràng là một trường hợp chiếm đoạt đất đai vì lợi
ích các doanh nghiệp tư nhân và với cái giá phải trả là tổn thất của người dân
địa phương", Raquel Rolnik, báo cáo viên đặc biệt của Liên
Hiệp Quốc về quyền có nhà ở, cho biết.
Năm 2007, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết
định chiếm đoạt đất của làng Cồn Dầu, vốn được sử dụng cho nhà ở và nông
nghiệp. Người dân địa phương đã phản đối dự án này, và chỉ được đền bù với giá
thấp và nhà tái định cư ở vị trí xa xôi. Khu vực đất Cồn Dầu được giao cho công
ty tư nhân Sun Land thuê để xây một khu nhà nghỉ sinh thái.
Năm 2013, hàng trăm hộ dân đã chuyển đi sau khi đối
mặt với áp lực và đe dọa, một số người còn phải chứng kiến nhà của họ bị phá
hủy. Quyền sử dụng đất đã được cho là đang được bán theo lô cho các cá nhân.
Vào ngày 7 tháng Ba 2014, chính quyền địa phương Đà Nẵng đã đưa ra thời hạn
cuối cùng là 15 tháng Tư 2014 cho khoảng trên 100 hộ dân còn lại, và họ phải giao
đất và chuyển ra trước ngày này. Trong khi đó, việc phá hủy các khu nhà một
cách bắt buộc vẫn đang diễn ra, và người ta lo ngại rằng thậm chí trước thời
hạn cuối cùng kia, tất cả các căn nhà ở đây đã bị phá hủy.
"Bởi vì hàng trăm gia đình vẫn đang đấu tranh giành quyền giữ lại
ngôi nhà của họ, chúng tôi đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp này tới chính quyền
Trung Ương Việt Nam và đề nghị họ can thiệp vào một cách mạnh mẽ", bà Rolnik bổ sung.
Báo
cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về lĩnh vực văn hóa Farida Shaheed, người vừa mới ghé thăm Việt Nam gần đây, nói rằng khu làng là nhà của
một cộng đồng Công Giáo nhỏ.
"Cồn Dầu được xây dựng bởi công sức của nhiều thế hệ người dân sống
ở đây, những người đã tạo nên một nền văn hóa thông qua việc trồng lúa và các
hoạt động của nhà thờ", bà nói. "Nghĩa trang giáo sứ, một địa điểm di sản văn hóa dân tộc, đã bị
dỡ bỏ và chuyển tới một khu vực hẻo lánh. Những hành động như thế là phá hoại
nghiêm trọng cuộc sống văn hóa và tôn giáo của cộng đồng, và phải được chấm dứt
ngay lập tức".
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do
tôn giáo và niêm tìn Heiner Bielefeldt và chuyên gia độc lập của Liên
Hiệp Quốc về các vấn đề người thiểu số Rita Izsák đã cùng đưa tham gia
vào bản kêu gọi khẩn cấp được gửi cho chính phủ Việt Nam vào đầu tuần trước.
No comments:
Post a Comment