8-4-2013
Quan
tỉnh ở đây là quan thành phố Hải Phòng, đó là các ông
Nguyễn Văn Thành, Dương Anh Điền, Đỗ Trung Thoại, Đỗ Hữu Ca, Bùi Thế Nghĩa… cứ
nói thẳng ra như thế cho nó nhanh.
Hôm nay các quan huyện Tiên Lãng ra tòa rồi, và cũng chỉ ra tòa về cái
tội hủy hoại tài sản thôi, còn một tội to đùng nữa là tội cưỡng chế trái luật
chưa thấy ai nhắc tới. Đây mới
là tội chính, tội gốc, vì tội đó mà cả nhà anh Vươn và các quan huyện Tiên Lãng
phải vào lao lý. Cho nên cần phải làm rất rõ cái tội này.
Kết luận của Thủ tướng ngày
10/2/2012 đã chỉ rõ Chính quyền sai toàn diện
trong vụ Tiên Lãng ( tại đây): Ngày
10/2, sau cuộc họp với các bộ ngành, Thủ tướng kết luận, các quyết định thu
hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang
(Tiên Lãng, Hải Phòng) đều trái luật và yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã
chỉ đạo phá nhà ông Vươn.
Rứa là có hai tội rất rõ ràng. Một là tội các quyết định thu hồi,
cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên
Lãng, Hải Phòng) đều trái luật; hai là tội phá hoại nhà anh Vươn.
Tội thứ nhất có liên quan trực tiếp đến Bí thư thành phố
Nguyễn Văn Thành , Chủ
tịch thành phố Dương Anh Điền, phó chủ tịch thành phố Đỗ Trung Thoại,
Bí thư huyện Tiên Lãng Bùi Thế Nghĩa…tóm lại là cả thường vụ thành ủy
Thành phố Hải Phòng, trong đó có giám đốc công an Đỗ Hữu Ca. Chính họ đã
chủ trương và ra quyết định thu hồi 19.3 ha đầm tôm của gia đình anh Vươn, đồng
thời tổ chức cưỡng chế trái luật.
Đến nay không có ai đả động gì
đến tội này, coi như tội này bị chìm xuồng, mặc dù Thứ trưởng Bộ Công an Phạm
Quý Ngọ khẳng định: ““Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ việc ở Tiên Lãng, và
nhân dân hãy yên tâm, không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng” ( tại đây). Ông Vũ
Đức Đam, người phát ngôn của Thủ tướng, cũng khẳng định: “Việc khiếu nại của
ông Vươn diễn ra mấy năm, nếu thành phố chỉ đạo xử lý tốt, đúng pháp luật thì
không xảy ra sự việc. Tại cuộc họp, Bí thư và Chủ tịch UBND Hải Phòng đã nhận
trách nhiệm, còn việc kỷ luật cán bộ phải được thực hiện theo đúng quy định của
Đảng, nhà nước” ( tại đây)
Khẳng định vẫn cứ
khẳng định chìm xuồng vẫn cứ chìm xuồng. Nếu không quyết để chìm xuồng thì người ta chẳng
giao cho thành phố Hải Phòng xử vụ này rồi, cái này phải hỏi Thủ tướng chứ ông
Ngọ ông Đam không chắc đã biết.
Ok, thôi thì xử tội thứ hai,
tội hủy hoại tài sản cũng không thể chỉ xử các ông quan huyện, rất nhiều ông
quan tỉnh dính líu đến vụ này.
Bí thư Nguyễn Văn Thành liên quan đến về tội bao che. Sau kết luận của Thủ tướng, ông Thành vẫn ra sức
bao che cho việc phá nhà ông Vươn của cấp dưới, ông nói: “Báo chí nói sai,
ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công
an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn
xây nhà không trong quy hoạch – trốn nợ thuế – không có tý công tích gì, trong
khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn…”. ( tại đây)
Ông Đỗ Trung Thoại liên quan đến tội vu cáo ( vu cáo cho dân để bao che cho chính quyền), ông
nói:”Sau vụ nổ súng, chống người thi hành công vụ, lực lượng công an phải rà
phá và tìm được vũ khí, vật liệu nổ trong nhà. Các đồng chí báo cáo không ra
lệnh san phẳng nhà, nhưng do… nhân dân bất bình nên
vào phá. Chứ còn lực lượng cưỡng chế của huyện, lực lượng công an không san
phẳng nhà này” ( tại đây)
Còn ông Đỗ Hữu Ca lại chính là kẻ chỉ huy trực tiếp vụ
cưỡng chế. Chính ông đã “khai” ai đã nổ
súng trước trong vụ cưỡng chế mà tòa thì lờ đi còn mọi người thì không chú ý: “Nhận
định những kẻ trong ngôi nhà 2 tầng chống đối bằng cách trải rơm dọc hai bên đường
rồi tẩm xăng, lãnh đạo công an TP đã lên phương án đốt cháy toàn bộ. Song trên
thực tế chưa dùng đến. Sau hàng loạt lượt nhả
đạn, khói bay mù mịt, lực lượng chức năng đã tiếp cận được ngôi nhà tầng.
Tuy nhiên 3 người đàn ông trong ngôi nhà đã biến mất từ lúc nào (?!)”
Ông Đỗ Hữu Ca trực tiếp chỉ huy
“trận đánh đẹp”, “có thể viết thành sách, quay thành phim”
Trong vụ hủy hoại tài sản này, tội
của ông Ca liên quan đến việc chối tội và báo cáo láo, biến cái nhà thành cái
chòi và đổ tội cho dân: “ … việc cưỡng chế này được sự đồng tình rất cao của người dân trong
khu vực. Hàng trăm người ra đó chứng kiến sự việc này đều rất ủng hộ lực lượng
công an. Cho nên khi khám nghiệm hiện trường xong, giao lại cho địa phương thì chính những người dân xung quanh người ta vào đạp đổ phá
đổ. Cho nên việc phá cái chòi ấy chúng tôi cho kiểm tra lại thì không ai ra
lệnh phá và cũng không biết ai làm bởi nhân dân lúc ấy người ta tràn xuống rất
đông” (theo Petrotime).
Tất cả những điều trên cho thấy nếu chỉ đem đám quan huyện ra xử thì chỉ
xử ngọn, cái gốc không được xử. Cái gốc không
được xử, vụ Tiên Lãng vẫn chưa được xử. Kết luận của Thủ tướng chẳng có ý nghĩa
gì hết. Muốn xử cái gốc, trung ương phải đứng ra xử chứ không thể để Hải Phòng
tự xử lấy. Đấy là chuyện ai ai cũng nhìn thấy rất rõ.
Vì sao cái gốc không được xử?
Mình có gọi điện hỏi một ông quan, ông này chối đây đẩy, nói ôi thôi thôi… em
hỏi Thủ tướng đi nhé, anh không biết đâu. Hi hi, hỏi cho vui thôi chứ đấy là
câu hỏi mà bất kì người dân nào cũng có thể trả lời còn quan lại có cho kẹo
cũng không dám mở miệng. Bởi vì Tổng bí thư đã nói rồi, xử lý cán bộ cũng phải
có tính nhân văn. Nhờ tính nhân văn đó mà Thủ tướng vẫn còn là thủ tướng, vậy
thì hà cớ gì Thủ tướng không sử dụng tính nhân văn đó để bảo vệ cấp dưới của
mình?
Bao giờ quan tỉnh ra tòa? Never and never! Một khi đưa quan tỉnh ra tòa thì việc đưa quan
trung ương ra tòa cùng lắm cũng nửa bước chân. Không được không được! Thủ tướng
đã giương cao ngọn cờ nhân văn, khôn hồn mau mau hạ ngọn cờ chỉnh đốn xuống cho
nó lành, xử thế nào mà xử !
Hu hu…rứa đo rứa đo.
NQL
------------------------------------------
Infonet
- 18 giờ trước
Tại phiên tòa sơ
thẩm sáng nay 8/4 tại Hải Phòng, đa số các bị cáo nguyên là các cựu quan chức
của UBND huyện Tiên Lãng khai không chỉ đạo phá dỡ nhà ông Vươn
9h20’
sáng nay, HĐXX, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đã tiến chuyển sang phần xét hỏi
các bị cáo. Trong phần xét hỏi, đa số các bị cáo đều cho rằng chỉ thực hiện chỉ
đạo anh em tháo dỡ công trình trên đất nhà ông Vươn và Quý chứ không chỉ đạo
phá dỡ.
Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng phòng
TN&MT huyện Tiên Lãng, bị cáo đầu tiên bị tòa xét hỏi.
Tại
tòa bị cáo Hoa khai nhận, sau khi hết thời hạn giao đất cho nhà ông Vươn, hết
14 năm, năm 2008 UBND huyện ra quyết định thu hồi diện tích 21ha và sau đó đến
năm 2009 tiếp tục có quyết định thu hồi diện tích 19,3ha. Mục đích, thẩm quyền,
trình tự giao đất đúng thẩm quyền, thời hạn giao đất và thu hồi là đủ 14 năm.
Nội
dung thu hồi đất nhà ông Vươn theo Quyết định 461, thu hồi toàn bộ diện tích
đất và công trình trên đất không bồi thường. Quyết định thu hồi đối chiếu với
quyết định giao đất là hoàn toàn phù hợp
Tuy
nhiên, ông Vươn không thực hiện bàn giao, nên UBND huyện đã ra Quyết định cưỡng
chế. Và UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 104 giao phòng TN&MT thực hiện
nhiệm vụ thẩm định các văn bản liên quan đến việc cưỡng chế; kiểm tra diện tích
đất và công trình trên đất. Bị cáo Hoa cũng đã đọc kỹ nội dung của kế hoạch 104
và không có việc tháo dỡ.
Để
thực hiện kế hoạch 104, Ban chỉ đạo cưỡng chế đã ra Thông báo số 225 do trưởng
ban chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Khanh ký cuối cùng, trong đó có giao nhiệm vụ cho
bị cáo Hoa là tổ trưởng tổ 2, cụ thể, tháo dỡ hàng rào, vật cản lối đi… Thông
báo số 225 giao nhiệm vụ thực hiện tháo dỡ trên diện tích bị thu hồi là 19,3 ha
của nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Bị
cáo Phạm Xuân Hoa cho rằng thông báo 225 không trái với kế hoạch 104, vì thông
báo này chỉ cụ thể hóa chi tiết của kế hoạch số 104. Căn cứ vào hai văn bản
trên, bị cáo ra thông báo 01 và 02 chỉ đạo phân công và bị cáo cho rằng hoàn
toàn phù hợp.
Ngày
5/1/2012, bị cáo Hoa có mặt tại khu vực cưỡng chế, đôn đốc tổ 2 thực hiện tháo
dỡ các công trình trên diện tích 19,3ha. Dùng một số công cụ thô sơ như: vồ,
búa, xà beng, thang, dụng cụ do UBND xã Vinh Quang chuẩn bị.
Tại
tòa bị cáo Hoa vẫn một mực cho rằng mình không chỉ đạo anh em phá nhà ông Vươn,
một phần mái nhà ông Quý mà chỉ nhận chỉ đạo anh em tháo dỡ các công trình, tài
sản trên đất.
Bị
cáo cũng thừa nhận, trước khi cưỡng chế UBND huyện có họp nhưng không có chỉ
đạo phá dỡ.
“Tôi
không đôn đốc phá dỡ, chỉ đôn đốc tháo dỡ. Về việc anh em dùng vồ xà đập tường
là do đông người bị cáo không kiểm soát nổi. Bị cáo thấy mình có trách nhiệm về
việc này”, bị cáo Hoa trả lời HĐXX.
Khi
tiến hành cưỡng chế, sau khi 7 người bị bắn, tổ 2 mới tiến hành tháo dỡ, lúc đó
bị cáo chưa đến. Đến khoảng 14h30’, đến hơn 15h cùng ngày mới xong. Công trình
tháo dỡ khu vực nhà ông Vươn gồm nhà trông coi và các công trình nhỏ. Lều có bị
phá dỡ không bị cáo không có mặt nên không biết. Các công trình phụ (nhà có mái
tôn) bị phá hôm đó, còn nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý chưa phá được. Sau
cưỡng chế Phòng lập biên bản bàn giao diện tích cho xã Vinh Quang. Bị cáo có ký
biên bản bàn giao, nhưng lại không nắm rõ hiện trạng công trình trên đất.
Tuy
nhiên, bị cáo nhận thấy hành vi của mình có vi phạm nhưng có mức độ, gia đình
đã tự nguyện khắc phục cho gia đình ông Vươn và Quý 70 triệu đồng.
Trả
lời đại diện VKS về lý do nộp 70 triệu đồng, bị cáo Hoa lý giải vì bản thân đã
nhận một phần hành vi của mình. Trách nhiệm bị cáo nhận về phần tháo dỡ công
trình bán mái một tầng của nhà Vươn.
Trả
lời Luật sư Chu Mạnh Cường, bị cáo Hoa khai nhận, trước khi cưỡng chế, phòng
TN&MT có tiến hành đo đạc khu cưỡng chế. Tài liệu đo đạc hiện trạng được
lưu trong hồ sơ của phòng và có cung cấp cho cơ quan điều tra. Luật sư Cường
nêu rõ, hồ sơ ghi của phòng TN&MT chỉ ghi nhà ông Vươn là lều trông đầm,
nhưng trong bản sơ đồ khác có chữ ký của bị cáo Hoa lại ghi đó là “Nhà của ông
Vươn”, bị cáo cho rằng anh em đi làm do nhận thức không chính xác nên dẫn đến
sai sót. Bị cáo Hoa cũng thừa nhận sơ đồ có trước khi cưỡng chế, nhưng sơ đồ
cung cấp cho cơ quan lại có chữ “Đã tiến hành cưỡng chế và bàn giao”.
Trả
lời luật sư Nguyễn Hồng Bách, về việc phải chịu trách nhiệm trong hành vi chỉ
đạo phá dỡ nhà ông Vươn của anh em trong tổ mình phụ trách. Bị cáo Hoa một mực
cho rằng, bị cáo không chỉ đạo phá dỡ nên không chịu trách nhiệm, chỉ chịu về
tháo dỡ.
Bị cáo Phạm Đăng
Hoan,
nguyên bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, khai mình không trực tiếp tham gia, không
được giao bất cứ nhiệm vụ gì, bị cáo cũng không biết họp bao nhiêu cuộc và
không tham gia cuộc họp nào, cũng không được nhận thông báo số 225.
Tại
tòa, bị cáo Hoan khai, sáng 5/1 chỉ có mặt ở vòng ngoài, do không phải thành
viên nhưng có mặt vì với trách nhiệm lãnh đạo địa phương nên xuống, sau khi
nghe tiếng súng nổ. Không tham gia đôn đốc bất cứ việc gì liên quan đến việc
cưỡng chế.
Bị
cáo Hoan khai: :"Đến chiều 5/1, bị cáo có xuống khu vực cưỡng chế và ban
chỉ đạo đã tháo dỡ hết khu vực nhà ông Vươn, bị cáo chỉ đứng đó chứ không chỉ
đạo. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, ông Khanh có hỏi bị cáo là xem có cái máy
xúc nào gọi cho cái để phá nhà. Bị cáo có gọi cho Kết và Kết bảo đi tìm máy
xúc, có nói thuê để phá nhà, sau đó Kết gọi lại máy hỏng, bị cáo đã gọi cho ông
Khanh.
Đến
chiều cuối ngày 5/1, ông Khanh nói với bị cáo là muộn rồi, ngày mai có máy
xuống thì phá nhà của ông Quý. Đến sáng 6/1, khi bị cáo xuống đến nơi thì máy
xúc đã áp sát nhà 2 tầng, bị cáo không chỉ đạo phá chuồng dê để cho xe vào. Bị
cáo đã nhận thức về hành vi của mình là có sai, đã tự nguyện 70 triệu đồng để
khắc phục hậu quả"
Tại tòa, bị cáo Lê
Thanh Liêm,
nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang khai nhận, được giao nhiệm vụ tuyên truyền
vận động để ông Vươn giao lại đầm, nắm chắc tình hình, chuẩn bị kho và phương
tiện, lực lượng, dụng cụ để chứa đồ vật quản lý và trao trả lại. Nhận bàn giao
lại diện tích 19,3ha đất và hiện vật trên đất.
Bị
cáo cũng khai nhận có tham gia các cuộc họp và không có chỉ đạo phá dỡ, có nhận
được thông báo 225 nhưng không tham gia chỉnh sửa. Chiều tối 5/1 có dự cuộc họp
dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Hiền nhưng không thấy ai chỉ đạo phá nhà ông
Quý. Tuy nhiên, bị cáo Liêm cũng thừa nhận mình sai một phần nên đã tự nguyện
nộp 70 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Buổi
chiều nay tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Báo
điện tử Infonet
tiếp tục thông tin về phiên tòa…
Xuân Hải
Tin liên quan bị cáo cưỡng chế tháo dỡ phá
dỡ
No comments:
Post a Comment