Thursday, 25 April 2013

TỪ VĂN GIANG NHỚ ĐẾN ĐỒNG CHIÊM (Người Buôn Gió)




Wednesday, April 24, 2013 at 2:32pm

Hôm nay hai nhà báo của đài tiếng nói Việt Nam VOV bị công an Hưng Yên đánh ở Văn Giang một năm về trước đã được cơ quan công an chính thức xin lỗi và bồi thường một khoản tiền khá lớn. Lớn đến mức các anh không dám cầm hết mà tự nguyện bớt lại quả một chút cho bên bồi thường. Cách ” lại quả ” này ta có thể gọi là ” chơi đẹp” hay xử đẹp.

Đầu tiên ông chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên lớn tiếng cho rằng không có chuyện đánh đập nhà báo, ông khẳng định các thế lực thù địch ngụy tạo ra clip các nhà báo bị đánh ở Văn Giang, nhằm bôi nhọ chế độ. Lời phát biểu của ông đã được một số kẻ hưởng ứng. Trên diễn đàn, các trang mạng một số kẻ này còn cao hứng ” phát hiện” điểm này, điểm kia ngụy tạo trong clip. Thậm chí có kẻ còn chắc chắn nói rằng đây là một cái bẫy khi một người đứng ra khiêu khích để công an tấn công, trong khi người khác đặt máy quay sẵn.

Có lẽ những người thực hiện đoạn clip không trông chờ gì lời xin lỗi của ông chánh văn phòng tỉnh Hưng Yên, không trông mong gì vào bản quyền hay tác quyền gì của đoạn clip. Việc bồi thường cho hai nhà báo bị đánh, ít nhiều cũng nói nên một điều là clip đánh hai nhà báo đó là sự thực, không phải là ngụy tạo.

Nhìn kết quả có hậu cho hai nhà báo cơ chế VOV, chợt xót xa nghĩ tới thân phận của những nhà báo tự do mà họ chính là những người đưa lên thông tin sự thật, không hề bị cắt xén xuyên tạc như nhà báo cơ chế. Nguyễn Ngọc Năm khi bị đánh, môi sừng vều còn cố gượng đưa tin bịp bợp là Văn Giang cưỡng chế thành công êm ấm, trong khi chính Năm tận mắt ở hiện trường nhìn khói đạn mù trời, quân lính như hùng binh tiến về thành Troa, chính Năm và đồng nghiệp Hán Phi Long ăn trận đòn nhừ tử của liên quân chính quyền là công an và bảo vệ Ecopak.

Cách đây vài năm, tại giáo xứ Đồng Chiêm huyện Mỹ Đức xảy ra một cuộc cưỡng chế, từ lúc trời còn đêm tối hàng ngàn cảnh sát tiến về giáo xứ hẻo lánh, thưa người này để thực hiện cưỡng chế một cây thánh giá. Phóng viên tư do người Công Giáo JB Nguyễn Hữu Vinh đến hiện trường, khi xe của anh đi vào lập tức một đống đất đổ chặn lối ra. Nguyễn Hữu Vinh quay lại tìm hiểu sự việc, lập tức anh bị một đám người có cả sắc phục cảnh sát, dân phòng và thường phục đánh đập túi bụi, cướp máy ảnh.

Đánh Nguyễn Hữu Vinh xong, đám người ấy thậm chí không màng chuyện bỏ đi, họ còn đứng nhìn xem ai đưa nạn nhân đi cứu chữa. Khi hai người bạn đến vực anh dậy đưa về nhà thờ sơ cứu, còn nhìn thấy những kẻ thủ ác nhởn nhơ, hỉ hả đứng nhìn theo.

Một tuần sau tư gia phóng viên tự do Nguyễn Hữu Vinh bị những người lạ mặt theo dõi, anh nhận giấy triệu tập lên công an nhiều ngày để hỏi về việc có liên quan ở Đồng Chiêm.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an xác minh nhanh chóng Jb Nguyễn Hữu Vinh không bị đánh, không bị cướp máy ảnh, mọi việc chỉ là lời đồn.!!! Với những câu hỏi như – anh là giáo dân Làng Tám, anh đến đây làm gì, mang theo máy ảnh làm gì..? Có ai làm chứng không.?? có hình ảnh, clip nào không..? Với những câu hỏi thẩm vấn của công an thường dành cho thủ phạm, thì nạn nhân chỉ biết trông vào trời cao.

Mà trời ở nước Việt cao xa lắm, khó mà nghe hết sự đời dưới trần gian.

Số phận của nhà báo tự do và nhà báo trong cơ chế khác nhau là vậy, có lẽ vì tưởng nhầm Hán Phi Long, Nguyễn Ngọc Năm là nhà báo tự do cho nên ” liên quân” mới đánh cho nhừ tử, vì nếu thế sự điều tra sẽ đi đến kết luận ” không có đánh người ở Văn Giang, clip là thế lực phản động ngụy tạo”.

Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm trong trường hợp này khó mà làm khác được, đòi được chút công bằng, thế là may mắn hơn đồng nghiệp ” lề trái ” của các anh. Vụ bồi thường này chắc chắn không thành nếu không có sự đồng ý của cấp trên VOV cũng như cấp trên của công an tỉnh Hưng Yên. Là những người trong ” biên chế” khó mà làm theo ý mình kể cả bên đánh lẫn bị đánh. Dẫu sao các anh VOV cũng đã được ưu ái hơn người.

Nhưng sự bồi thường này không nói nên điều gì tốt đẹp, chỉ là cách giải quyết để quan hệ nội bộ chính quyền được tốt đẹp hơn. Còn với nhân dân càng khiến họ cảm thấy bất công, khi những trường hợp như JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Chí Đức không được làm sáng tỏ trong công bằng. Nó chỉ cho dư luận thấy rõ cách đối xử không hề theo luật pháp bất vị thân, mà chỉ theo lệ ngầm quy ước giữa những người trong chính quyền với nhau.

Từ Văn Giang đến Đồng Chiêm, có lẽ hiến pháp , luật pháp nên quy định chia ra hai hạng người để ban hành luật cho đầy đủ, bảo đảm quyền lợi của giai cấp lãnh đạo và giai cấp bị lãnh đạo. Như thế cho dư luận hết đường thắc mắc, đào sâu nghiên cứu chủ nghĩa xã hội là đấy chứ hội đồng lý luận trung ương còn phải tìm đâu. ?

--------------------------

Bài trước :





No comments:

Post a Comment

View My Stats