09:39:am
21/04/13
Cả
hai kè “nội thù” và “ngoại thù” ở đây đều được ông Nguyễn Bá Thanh đưa lên
trang mạng của ông ta hôm Thứ Sáu 22-3-2013 dưới dạng một bài viết nói là của
ông Tuyên Trần (GT) một doanh gia Việt kiều trẻ ở Mỹ từng “mỗi năm mấy lần
về quê làm việc, thăm nom họ hàng, bà con lối xóm, làm thiện nguyện.”
Bài
viết có tựa đề “Tâm sự của một Việt kiều về mấy ông ‘Rân Trủ.’” (Những
giòng chữ nghiêng trong ngoặc kép là nguyên văn trích trên mạng của ông Nguyễn
Bá Thanh. Mời độc giả đọc và suy nghĩ về hai chữ “Rân Trủ” trên đây. Người ta
không hiểu vì muốn mỉa mai cao trào đấu tranh cho Dân Chủ, Tự Do, cho Nhân
Quyền, Nhân Phẩm Việt Nam của giới thí thức và giới trẻ trong nước lâu nay hay
chỉ vì thói quen “nói ngọng” của mấy ông “cán ngố” xuất thân hàng ngũ ba đời bần
cố nông mà nhờ ơn mưa móc của Đảng trong sớm chiều trở thành lãnh tụ?)
Dưới
tiểu đề mục: “Nguyễn Đắc Kiên –
Kẻ đốt đền,” tác giả viết:
“Ðọc
trên mạng nhiều nên tôi rút ra một kinh nghiệm là, hễ thấy trang Việt ngữ của
BBC, VOA, RFA,… biến người nào ở trong nước thành “người hùng” rồi liên tục
phỏng vấn, kêu gọi ủng hộ, là y như rằng những người đó có vấn đề đáng ngờ.”
Sau
một hồi bàn loạn, ông Việt kiều từng về nước làm ăn với Hà nội[1] viết tiếp:
“Gần
đây, trên các trang mạng xã hội, báo chí, các đài Việt ngữ ở hải ngoại lại ra
sức cổ súy, đăng tải các bài viết, phỏng vấn mấy nhân vật đã đưa ra ý kiến hết
sức tùy tiện về việc Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nguyễn Ðắc Kiên là một trong mấy người được họ
biểu dương. Tôi rất thất vọng vì trong khi toàn dân rất nhiệt tình ủng hộ kế
hoạch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, một số người đang sống ở trong nước
lại “hòa giọng” với một số cá nhân, tổ chức ở hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ, ra
sức bài bác, đưa ra những đòi hỏi vô lý, thiển cận.”
Người
đọc không thấy tác giả nói rõ về điều ông nói là “hết sức tùy tiện” ám
chỉ Nguyễn Đắc Kiên, nói chung trí giả trong nước và báo đài Việt ngữ ở hải
ngoại đồng loạt lên tiếng phê phán việc lần thứ năm, “ông” Nhà nước và Đảng
CSVN đưa ra bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp nói là để toàn dân góp ý. Cũng không
thấy tác giả đề cập nội dung “góp ý” trong kiến nghị kèm theo dự thảo Hiến pháp
của 72 nhân sĩ, trí thức hàng đầu của VN hiện nay, kể cả nội dung văn kiện liên
quan của HĐGM đại diện cho trên 7 triệu đồng bào Cộng giáo, của Đại lão Hòa
thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống GHPGVNTN, của cụ Lê Quanh Liêm thuộc Giáo hội
Phật giáo Hòa Hảo v.v…
Đối
với nhà báo trẻ 29 tuổi Nguyễn Đắc Kiên, Tuyên Trần phê phán:
“Ðọc
ý kiến của Nguyễn Ðắc Kiên, tôi ngạc nhiên với thái độ và hành văn xấc xược,
ngạo mạn của anh này”.
Tác
giả tỏ ra hiểu rõ tâm trạng của nhà báo trẻ họ Nguyễn. Bởi vì những lời lẽ
cương trực đánh thẳng vào Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của anh nếu đứng về phía
Đảng và Nhà Nước CSVN mà phê phán thì quả đúng là những lời lẽ “xấc xược, ngạo
mạn”. Người viết bài này mong rằng ông doanh gia Việt Kiều Tuyên Trần (và cả
hai ông Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Phú Trọng) có cơ hội đọc những giòng sau đây
của nhà văn Trần Phong Vũ trong bài “Hiện Tượng Nguyện Đắc Kiên” từng được nhà
văn Uyên Thao, người chủ trương tủ sách Tiếng Quê Hương dùng làm Lời Tựa cho
tác phẩm “Hãy Ngẩng Mặt” của nhà báo trẻ này:
“Giới trí thức ở trong nước mệnh danh Nguyễn Đắc Kiên là một
hiện tượng, một mẫu người trẻ hiếm có trong xã hội Việt Nam thời cộng sản.
Người ta coi bài phản biện của anh hôm 26-3-2013 nhắm vào những lời tuyên bố ở
Vĩnh Phúc một ngày trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN như
một trái bom vạn tấn đánh thẳng vào trung tâm cơ chế quyền lực Hà nội.
Khác với tất cả những tiếng nói phản biện trước đây, lần này,
nhà báo 29 tuổi Nguyễn Đắc Kiên đã lột truồng “Ông Vua Đỏ”, buộc ông ta phải
đứng “tô hô” trước bàn dân thiên hạ, trong đó có mấy triệu đảng viên dưới quyền
ông. Vượt trên sự can đảm bình thường, chỉ với tư cách người công dân Việt Nam
Tự Do, anh đã đóng vào trán Nguyễn Phú Trọng, và cả cái đảng do ông ta cầm
quyền sinh sát, dấu ấn của thái độ trâng tráo, xấc xược, tiếm danh, “kiêu ngạo
cộng sản.”
Nguyễn Đắc Kiên đã thay mặt hơn 90 triệu đồng bào cả nước lột bỏ
mọi thứ uy quyền “ảo,” uy quyền “tự phong” của Nguyễn Phú Trọng. Nhân danh công
lý, tự do và lẽ phải, anh đã trả con người thật ông ta về với gian đảng của
ông, nơi mà ngay trong bài phản biện, tác giả khẳng định là không thiếu những
mẫu ngưởi gọi là đảng viên nhưng không ngồi chung xuồng với Tổng Bí Thư họ
Nguyễn.”
Với
mặc cảm quá nặng về trường hợp Nguyễn Đắc Kiên, trang mạng của Nguyễn Bá Thanh
đăng tải bài viết của ông doanh gia Việt Kiều có đoạn sau đây:
“Tôi
còn thấy một điều không bình thường nữa là vào ngày 09-3-2013 tại tòa soạn báo
Người Việt ở California, Trần Phong Vũ khoe “tủ sách Tiếng Quê Hương” đang nỗ
lực in, phát hành một tác phẩm của Nguyễn Ðắc Kiên. Như vậy là chỉ nửa tháng
sau khi Nguyễn Ðắc Kiên đăng bài chỉ trích (26-3-2013) “tủ sách Tiếng Quê
Hương” đã có bản thảo cuốn sách này.”
Tác
giả viết tiếp:
“Tại
sao Nguyễn Ðắc Kiên sớm được “ưu ái” như vậy, hay là bài viết trên blog chỉ là
cú “kích hoạt” cho động thái tiếp theo? Sống ở Mỹ, tôi không lạ gì “tủ sách
Tiếng Quê Hương.” Ðây là cơ sở do Uyên Thao – nhà văn chống cộng, tổ chức. Gần
20 năm qua, Uyên Thao với mấy cây viết ở hải ngoại duy trì “tủ sách Tiếng Quê
Hương” theo tiêu chí: “Nối tiếp dòng văn học Việt Nam đã bị cộng sản hủy hoại ở
trong nước. Ðồng thời để đưa tiếng nói của những người ở trong nước không nói
được cho đồng bào và dư luận thế giới cùng biết về đất nước và con người Việt
Nam dưới chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam!?” Các ấn phẩm do “tủ
sách Tiếng Quê Hương” in ra đều có nội dung nói xấu chế độ chính trị – xã hội ở
trong nước, moi móc quá khứ, xuyên tạc, bịa đặt, kích thích tò mò, đưa ra loại
tin tức không thể kiểm chứng, ra vẻ ta là người “trong cuộc” để bịp bợm người
đọc!! Tiêu chí của họ cụ thể như vậy, liệu “tác phẩm” của Nguyễn Ðắc Kiên có
phải đáp ứng được các tiêu chí ấy hay không? Có lẽ chẳng phải chờ tới khi sách
in ra mới có câu trả lời.”
Đúng
là do mặc cảm mà vô tình Nguyễn Bá Thanh và Tuyên Trần đã quảng bá không công
cho tủ sách Tiếng Quê Hương. Có điều ông doanh gia Việt Kiều không biết
rằng vì thái độ độc ác của đảng và nhà nước, nhà văn Uyên Thao sau hơn 10 năm
bị cầm tù nhưng đến khi mãn hạn vẫn bị cầm chân trong nước thêm nhiều năm, mãi
tới năm 1999 nhờ sự can thiệp rốt ráo của các tổ chức nhân quyền quốc tế, cụ
thể là bà Khúc Minh Thơ, anh mới được qua định cư ở Mỹ, cho nên chỉ trong vòng
chưa đầy 12 năm sau (chứ không phải gần 20 năm) mà TQH đã ấn hành được hơn 60
tác phẩm, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng của giới trí thức và nhà văn
trong nước như Bùi Ngọc Tấn, Vũ Cao Quận, Tạ Duy Anh, Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyễn
Thanh Giang, nhạc sĩ Tô Hải, nữ sĩ Võ Thị Hảo, Vũ Biện Điền[2] v.v… và cuối tháng Tư năm nay
là tác phẩm “Hãy Ngẩng Mặt” của nhà báo trẻ tuổi Nguyễn Đắc Kiên. Dẫu sao ít
nhất tác giả vẫn còn có chút liêm sỉ tối thiểu để lập lại chủ trương bất di
dịch của các nhà văn nhà báo tự do khi quyết định thành lập tủ sách Tiếng Quê
Hương khi viết ra những điều sau đây:
“Gần
20 năm qua, Uyên Thao với mấy cây viết ở hải ngoại duy trì “tủ sách Tiếng quê
hương” theo tiêu chí: ‘Nối tiếp dòng văn học Việt Nam đã bị cộng sản hủy hoại ở
trong nước. Ðồng thời để đưa tiếng nói của những người ở trong nước không nói
được cho đồng bào và dư luận thế giới cùng biết về đất nước và con người Việt
Nam dưới chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam.’
Nhân
đây cũng xin báo trước để ông Nguyễn Bá Thanh và ông doanh gia Việt Kiều trẻ
Tuyên Trần hay là trong thời gian tới, một loạt những buổi Ra Mắt Sách của
Tiếng Quê Hương sẽ rầm rộ được tổ chức khắp nơi từ San José, Sacto-thủ phủ
Cali, tới Seattle bang Washington, Houston, Texas… tới Vancouver, Canada.
©
Trung Ngôn
——————————————————-
[1] Và hẳn đương sự nếu không phải
là bà con, thân nhân thì cũng là tay chân, điếu đóm cho Nguyễn Bá Thanh, một
Trung Ương Ủy Viên Bộ Chính Trị, Đại Biểu Quốc Hội nhiều khóa, người từng là Bí
Thư Thành Ủy Đà Nẵng, Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố Đà Nẵng trước khi được điều
về Trung Ương lãnh chức Trưởng Ban Nội Chính Phòng Chống Tham Nhũng. Nhưng liền
sau đó suýt bay chức vì bị tố tham nhũng, nhận hối lộ 4,4 tỷ trong vụ xây cầu
Sông Hàn thời hét ra lửa ở Đà Nẵng.
[2] Mời độc giả tìm đọc những tác
phẩm “Viết Về Bè Bạn”, “Vũ Trụ Không Cùng” cùa nhà văn Bùi Ngọc Tấn, “Gửi
Lại Trước khi Về Cõi” của Vũ Cao Quận, “Đi Tìm Nhân Vật”, “Sinh Ra Để
Chết” của Tạ Duy Anh, “Nhân Quyền và Dân Chủ tại Việt Nam” của TS
Nguyễn Thanh Giang, “Hồi Ký của Một Thằng Hèn” của nhạc sũ Tô Hải, và
gần đây nhất là “Dạ Tiệc Quỳ” của nhà văn nữ Võ Thị Hảo, trường thiên
tiểu thuyết “Phiên Bản Tình Yêu” của Vũ Biện Điền và “Hãy Ngẩng Mặt”
của Nguyễn Đắc Kiên, những cây bút hiện ở trong nước do tủ sách Tiếng Quê Hương
giới thiệu với độc giả hải ngoại để xem có đúng như cách nói hồ đồ của ông doanh
gia Việt Kiều Tuyên Trần là: “xuyên tạc, bịa đặt, kích thích tò mò, đưa ra
loại tin tức không thể kiểm chứng, ra vẻ ta là người “trong cuộc” để bịp bợm
người đọc???”
No comments:
Post a Comment