04/04/2013
Hoa
Thịnh Đốn (ngày 2 tháng 4-2013) -- Cuộc triển lãm tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh
Đốn vào lúc 3 giờ trưa Thứ bảy, ngày 30 tháng 3 vừa qua đã thành công lớn, trái
ngược hẳn với lo ngại của một số người cho rằng sẽ thất bại.
Lo ngại vì triển lãm được tổ chức tại văn phòng của hệ thống đài phát thanh Nationwide Việt Radio (NVR) trong khu Eden Center, một nơi quá chật hẹp. Và những “kỷ lục” bất ngờ được ghi nhận vượt xa mơ ước của ban tổ chức!
“Kỷ lục” thứ nhất là ngay khi những bức tranh vừa được treo lên các bờ tường của NVR và một số tranh được bày ngoài hành lang, ban tổ chức đã phải ghi chữ “Sold” cho 4 bức, gồm 3 bức được mua ngay tại chỗ và một bức được đặt mua từ Texas, bởi cô Elena Trần, Chủ tịch Hội Thiện Nguyện Sunflower Mission. Khi ấy đồng hồ chỉ 11 giờ sáng, tức 4 tiếng trước giời khai mạc.
“Kỷ lục” thứ hai là ngay khi còn nửa tiếng nữa mới tới giờ cắt băng khánh thành, số tân khách tham dự đã chen vai thích cánh chiếm cả một khoảng hành lang dài, vì trong phòng không còn chỗ!
Nếu tính luôn những lượt người xem tranh trước và sau giờ khai mạc thì cuộc triển lãm tranh Du tử Lê do đài NVR cùng một số thân hữu tổ chức đã vượt trên con số 500 khách thưởng ngoạn.
Một nhiếp ảnh gia và một nhà báo địa phương, có mặt từ phút đầu cho hay, chưa bao giờ triển lãm ở Hoa Thịnh Đốn có hiện tượng số người tham dự “khủng khiếp” như thế. Nhất là khi đó chỉ là một cuộc trưng bày tranh chứ không phải đại nhạc hội hay thi hoa hậu…
Họa sĩ Đinh Cường, thành danh từ nhiều chục năm trước tại quê nhà và ông cũng được coi như một tài hoa tiểu biểu cho nghệ thuật tạo hình ở hải ngoại, trong bài viết đề ngày 1 tháng 4-2013, đăng trên web site Sáng Tạo ghi nhận:
“Chúng ta quen nhìn Du Tử Lê như một nhà thơ - nhà thơ vô địch (chữ của Mai Thảo) hay Nguyên Sa Tôi biết thơ Du Tử Lê thật hay, lúc ở Việt Nam, tôi thấy Du Tử Lê làm thơ được những năm đầu ở Mỹ tôi thấy thơ Lê hay hơn trước. Bây giờ tôi nghĩ rằng Du Tử Lê đã đi xa hơn những người làm thơ cùng thời với anh một quãng đường trông như gang tấc mà trong thơ, xa vạn dặm.(Du Tử Lê- Tác Giả & Tác Phẩm, trang 55)
Lo ngại vì triển lãm được tổ chức tại văn phòng của hệ thống đài phát thanh Nationwide Việt Radio (NVR) trong khu Eden Center, một nơi quá chật hẹp. Và những “kỷ lục” bất ngờ được ghi nhận vượt xa mơ ước của ban tổ chức!
“Kỷ lục” thứ nhất là ngay khi những bức tranh vừa được treo lên các bờ tường của NVR và một số tranh được bày ngoài hành lang, ban tổ chức đã phải ghi chữ “Sold” cho 4 bức, gồm 3 bức được mua ngay tại chỗ và một bức được đặt mua từ Texas, bởi cô Elena Trần, Chủ tịch Hội Thiện Nguyện Sunflower Mission. Khi ấy đồng hồ chỉ 11 giờ sáng, tức 4 tiếng trước giời khai mạc.
“Kỷ lục” thứ hai là ngay khi còn nửa tiếng nữa mới tới giờ cắt băng khánh thành, số tân khách tham dự đã chen vai thích cánh chiếm cả một khoảng hành lang dài, vì trong phòng không còn chỗ!
Nếu tính luôn những lượt người xem tranh trước và sau giờ khai mạc thì cuộc triển lãm tranh Du tử Lê do đài NVR cùng một số thân hữu tổ chức đã vượt trên con số 500 khách thưởng ngoạn.
Một nhiếp ảnh gia và một nhà báo địa phương, có mặt từ phút đầu cho hay, chưa bao giờ triển lãm ở Hoa Thịnh Đốn có hiện tượng số người tham dự “khủng khiếp” như thế. Nhất là khi đó chỉ là một cuộc trưng bày tranh chứ không phải đại nhạc hội hay thi hoa hậu…
Họa sĩ Đinh Cường, thành danh từ nhiều chục năm trước tại quê nhà và ông cũng được coi như một tài hoa tiểu biểu cho nghệ thuật tạo hình ở hải ngoại, trong bài viết đề ngày 1 tháng 4-2013, đăng trên web site Sáng Tạo ghi nhận:
“Chúng ta quen nhìn Du Tử Lê như một nhà thơ - nhà thơ vô địch (chữ của Mai Thảo) hay Nguyên Sa Tôi biết thơ Du Tử Lê thật hay, lúc ở Việt Nam, tôi thấy Du Tử Lê làm thơ được những năm đầu ở Mỹ tôi thấy thơ Lê hay hơn trước. Bây giờ tôi nghĩ rằng Du Tử Lê đã đi xa hơn những người làm thơ cùng thời với anh một quãng đường trông như gang tấc mà trong thơ, xa vạn dặm.(Du Tử Lê- Tác Giả & Tác Phẩm, trang 55)
Từ trái: Ông bà Hiệp-Ngọc, Tổng giám đốc đài NVR, Nghệ sĩ Ngụy Vũ,
Nhà thơ Du Tử Lê.
Nhưng:
“…phòng tranh Du Tử Lê khai mạc lúc 3 giờ chiều thứ bảy March 30, 2013 tại NVR Studio trong khu Eden đã cuốn hút người xem thật đông đảo, ngoài những nhà làm văn hóa và văn nghệ sĩ ở vùng Washington DC như ông bà Nguyễn Ngọc Linh, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Trương Vũ (cũng là họa sĩ tài hoa lỗi lạc), nhà văn Nguyễn Tường Giang, nhà văn Sơn Tùng, nhà văn Thanh Thương Hoàng từ San José, nhà thơ Phạm Nhuận, nhà thơ Phan Khâm, họa sĩ quốc tế Vũ Hối, nhà báo Đào Trường Phúc của Phố Nhỏ, nhà báo Phạm Việt Tân của Đời Nay và rất đông những người mến mộ, những khuôn mặt thế hệ trẻ đã đến tràn ngoài hành lang …
“Vẫn trở lại với tranh Lê, với tôi , ông đã tạo được một phong cách mới, một style riêng là Hội -Họa- Thơ (Peinture- Poème) dưới mỗi bức tranh là một câu thơ của chính ông, không ai khác, và tài năng bộc lộ ở chỗ sự ngây ngất hội họa của ông chưa bao giờ đánh mất thực tại. Ông không có cái ổn định trường lớp cổ điển, một trật tự hoàn chỉnh, nhưng chính cái primitif đó tạo nên Du Tử Lê với một thế giới tranh thơ mộng và chân thật…”
Như ghi nhận của họa sĩ Đinh Cường, 3:00PM, sau phần cắt băng khai mặc, thay mặt ban tổ chức, với tư cách Giám Đốc Chương Trình của hệ thống đài NVR, nghệ sĩ Ngụy Vũ mở đầu chương trình, đã nhấn mạnh tới khía cạnh văn học nghệ thuật, nền tảng sinh tồn cũng như thước đo chiều sâu của một dân tộc. Do đấy, việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt ở quê người là một công việc của tất cả những ai còn nghĩ tới đất nước.
“…phòng tranh Du Tử Lê khai mạc lúc 3 giờ chiều thứ bảy March 30, 2013 tại NVR Studio trong khu Eden đã cuốn hút người xem thật đông đảo, ngoài những nhà làm văn hóa và văn nghệ sĩ ở vùng Washington DC như ông bà Nguyễn Ngọc Linh, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Trương Vũ (cũng là họa sĩ tài hoa lỗi lạc), nhà văn Nguyễn Tường Giang, nhà văn Sơn Tùng, nhà văn Thanh Thương Hoàng từ San José, nhà thơ Phạm Nhuận, nhà thơ Phan Khâm, họa sĩ quốc tế Vũ Hối, nhà báo Đào Trường Phúc của Phố Nhỏ, nhà báo Phạm Việt Tân của Đời Nay và rất đông những người mến mộ, những khuôn mặt thế hệ trẻ đã đến tràn ngoài hành lang …
“Vẫn trở lại với tranh Lê, với tôi , ông đã tạo được một phong cách mới, một style riêng là Hội -Họa- Thơ (Peinture- Poème) dưới mỗi bức tranh là một câu thơ của chính ông, không ai khác, và tài năng bộc lộ ở chỗ sự ngây ngất hội họa của ông chưa bao giờ đánh mất thực tại. Ông không có cái ổn định trường lớp cổ điển, một trật tự hoàn chỉnh, nhưng chính cái primitif đó tạo nên Du Tử Lê với một thế giới tranh thơ mộng và chân thật…”
Như ghi nhận của họa sĩ Đinh Cường, 3:00PM, sau phần cắt băng khai mặc, thay mặt ban tổ chức, với tư cách Giám Đốc Chương Trình của hệ thống đài NVR, nghệ sĩ Ngụy Vũ mở đầu chương trình, đã nhấn mạnh tới khía cạnh văn học nghệ thuật, nền tảng sinh tồn cũng như thước đo chiều sâu của một dân tộc. Do đấy, việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt ở quê người là một công việc của tất cả những ai còn nghĩ tới đất nước.
Từ trái MC Bảo Lộc, Họa sĩ Đinh Cường.
Phần
bà Lưu Lệ Ngọc, Tổng giám đốc hệ thống NVR, đã không che dấu xúc động khi ngỏ
lời cảm ơn những ưu ái mà văn giới cũng như truyền thông, báo chí đã dành cho
nhà thơ Du Tử Lê và ban tổ chức. Bà cũng nhấn mạnh, ban tổ chức không dám nghĩ
rằng việc làm của NVR lại nhận được sự ưu ái to lớn đến như thế, và bà xin quý
tân khách thông cảm và tha thứ cho những thiếu sót ngoài ý muốn.
Nhà thơ Du Tử lê, tác giả của 14 bức tranh sơn dầu lớn nhỏ, khi được mời phát biểu, cho biết, đấy là một kỷ niệm lớn, rất lớn trong đời ông, và, đó cũng là một trong những điều ông sẽ mãi nhớ cho tới ngày nhắm mắt.
Nhà báo Phạm Trần, một trong vài tên tuổi lớn của báo chí, truyền thông hải ngoại, khi được phỏng vấn trực tiếp tại chỗ, không quên ghi nhận nỗ lực đáng trân trọng của hệ thống đài NVR, khi đài đã cương quyết vượt qua bao khó khăn, để cuộc triển lãm tranh Du Tử Lê, lần đầu tiên ở vùng Hoa Thịnh Đốn thành công như đã thấy.
Vẫn theo bài viết nhan đề “Triển lãm tranh Du Tử Lê tại Virginia: Phòng tranh nhỏ, kết quả lớn” của họa sĩ Đinh Cường, nơi cuối bài có đoạn nguyên văn như sau:
“Hội họa Du Tử Lê là một biến hóa nghệ thuật có giá trị như một ngọn núi đầy thơ, một biển bao la đầy màu sắc. Một Khúc thụy du ngân vang khi trời vào Xuân …
“Cuối cùng, với 14 tác phẩm trưng bày lần này (sơn dầu, acrylic trên vải bố, kích thước standard 16 x 20 in, 24 x 30 in. Giá mỗi bức từ 500 US đến 1.500 US) tại Virginia đã sold out là một kết quả lớn. Xin chúc mừng bạn tôi”.
Bài tường thuật này của chúng tôi xin được khép lại với lời cảm tạ chân thành mà ban tổ chức đài NVR và một số thân hữu thuộc ban tổ chức, nhờ chúng tôi chuyển tới quý tân khách, giới truyền thông, báo chí khắp nơi.
Riêng cá nhân chúng tôi trộm nghĩ, ngày nào người Việt hải ngoại còn quan tâm và hỗ trợ cho những sinh hoạt văn hóa đứng đắn, đúng nghĩa, ngày đó chúng ta có thể vững tin vào tương lai của dân tộc Việt.
Nguyễn Nguyên
Nhà thơ Du Tử lê, tác giả của 14 bức tranh sơn dầu lớn nhỏ, khi được mời phát biểu, cho biết, đấy là một kỷ niệm lớn, rất lớn trong đời ông, và, đó cũng là một trong những điều ông sẽ mãi nhớ cho tới ngày nhắm mắt.
Nhà báo Phạm Trần, một trong vài tên tuổi lớn của báo chí, truyền thông hải ngoại, khi được phỏng vấn trực tiếp tại chỗ, không quên ghi nhận nỗ lực đáng trân trọng của hệ thống đài NVR, khi đài đã cương quyết vượt qua bao khó khăn, để cuộc triển lãm tranh Du Tử Lê, lần đầu tiên ở vùng Hoa Thịnh Đốn thành công như đã thấy.
Vẫn theo bài viết nhan đề “Triển lãm tranh Du Tử Lê tại Virginia: Phòng tranh nhỏ, kết quả lớn” của họa sĩ Đinh Cường, nơi cuối bài có đoạn nguyên văn như sau:
“Hội họa Du Tử Lê là một biến hóa nghệ thuật có giá trị như một ngọn núi đầy thơ, một biển bao la đầy màu sắc. Một Khúc thụy du ngân vang khi trời vào Xuân …
“Cuối cùng, với 14 tác phẩm trưng bày lần này (sơn dầu, acrylic trên vải bố, kích thước standard 16 x 20 in, 24 x 30 in. Giá mỗi bức từ 500 US đến 1.500 US) tại Virginia đã sold out là một kết quả lớn. Xin chúc mừng bạn tôi”.
Bài tường thuật này của chúng tôi xin được khép lại với lời cảm tạ chân thành mà ban tổ chức đài NVR và một số thân hữu thuộc ban tổ chức, nhờ chúng tôi chuyển tới quý tân khách, giới truyền thông, báo chí khắp nơi.
Riêng cá nhân chúng tôi trộm nghĩ, ngày nào người Việt hải ngoại còn quan tâm và hỗ trợ cho những sinh hoạt văn hóa đứng đắn, đúng nghĩa, ngày đó chúng ta có thể vững tin vào tương lai của dân tộc Việt.
Nguyễn Nguyên
No comments:
Post a Comment